“Thị trường vẫn có thể hấp thụ vốn từ IPO”
“Một trong những lý do các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở thời điểm này là để chờ những đợt phát hành sắp tới”
Số lượng các tài khoản mới mở tại các công ty chứng khoán tăng mạnh, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đang sắp hàng vào Việt Nam...
>>IPO: Đã đến lúc kích cầu?
Thế nhưng, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục sụt giảm. Ông Vũ Thành Tự Anh, Phó giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết nhận định của mình trước những hiện tượng mâu thuẫn trên?
Thực ra những hiện tượng này không mâu thuẫn gì với nhau cả. Người ta có thể đầu tư khi thị trường đang lên và cũng có thể đầu tư khi thị trường đang xuống.
Quan trọng hơn, khi thị trường có sự điều chỉnh hợp lý, có thể nói là về gần với giá trị thực hơn, thì các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược, sẽ tin tưởng hơn ở sự lành mạnh và mức độ trưởng thành của thị trường và do vậy trở nên mặn mà hơn.
Cũng cần thấy rằng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tuy đã vào Việt Nam nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở những bước chuẩn bị ban đầu và làm quen với thị trường chứ chưa hẳn đã đầu tư lớn ngay. Thời điểm họ sẽ thực hiện các hoạt động đầu tư vẫn đang nằm trong cân nhắc của họ.
Theo tôi, một trong những lý do họ vào Việt Nam ở thời điểm này là để chờ những đợt phát hành sắp tới. Như chúng ta đã biết, trong thời gian tới có hàng chục doanh nghiệp rất lớn của Việt Nam sẽ được phát hành IPO; hàng trăm doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cổ phần hóa với số vốn lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng.
Khó có thể ước lượng được số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đang “sắp hàng” để chờ đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhưng chắc chắn là con số này không hề nhỏ.
Các nhà đầu tư có cơ hội và đang tính toán để chớp lấy các cơ hội này. Họ đang hành động một cách duy lý chứ không phải theo cảm tính.
Dư luận đang có 2 luồng ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên giãn các đợt IPO vào cuối năm, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Có quan điểm cho rằng thị trường hiện nay đang “bội thực”. Để biết được thị trường có đang “bội thực” hay không thì phải căn cứ vào khả năng hấp thụ của thị trường.
Với tiềm năng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta vừa nói trên, cộng thêm với tiền của các nhà đầu tư trong nước, tôi nghĩ thị trường vẫn có thể hấp thụ được khối lượng vốn từ các đợt IPO và cổ phần hóa vào cuối năm.
Dấu hiệu hiện tại dường như là một sự chờ đợi nhiều hơn là “bội thực”.
Một vấn đề liên quan ở đây là thị trường sẽ hấp thụ những đợt IPO mới ở mức giá nào? Trong giai đoạn thị trường đang điều chỉnh theo hướng giảm hiện nay, trong khi cung đang có chiều hướng tăng và sẽ có thể tăng đột biến vào quý 3, quý 4 thì nhiều khả năng là thị trường vẫn sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại.
Nếu mục tiêu cổ phần hóa của Nhà nước là tối đa hóa nguồn thu từ cổ phần hóa thì Nhà nước nên cân nhắc lại thời điểm và lộ trình tiến hành cổ phần hóa và IPO.
Tôi nghĩ, việc có thể có những thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường là một điều bình thường vì bản thân việc IPO và cổ phần hóa là những hoạt động thị trường.
Ông có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này?
Cách đây vài tuần, Chính phủ đã có chỉ thị và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có công văn khuyến nghị các công ty nên cân nhắc thời điểm IPO. Tín hiệu này cho thấy Chính phủ đang điều chỉnh chính sách để “điều hòa” lại lộ trình IPO của các doanh nghiệp lớn.
Vậy nếu vẫn giữ đúng lộ trình cổ phần hóa và IPO thì tình hình có thể hình dung như thế này: hiện nhà đầu tư nước ngoài có vẻ như đang chủ động trì hoãn đầu tư để chờ IPO theo lộ trình Nhà nước công bố từ trước. Nếu Nhà nước vẫn thực hiện đúng lộ trình thì có khả năng cung tăng đột biến sẽ khiến giá tiếp tục “down” và các nhà đầu tư, mà chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ mua được cổ phiếu mới phát hành với giá rẻ hơn so với mức giá đáng lẽ nó có thể có.
Khi điều này xảy ra, Nhà nước sẽ thu được ít tiền hơn từ IPO và chịu sức ép phải giãn, thậm chí đình chỉ một số trường hợp IPO và cổ phần hóa. Nếu ngay cả ở mức giá thấp hơn mà thị trường vẫn không hấp thụ hết lượng phát hành mới thì thậm chí Nhà nước còn có thể phải điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty cổ phần - điều mà các nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn và gây sức ép đối với Chính phủ (hiện nay tỷ lệ này là 30% đối với các ngân hàng; 49% đối với các doanh nghiệp niêm yết).
Nói tóm lại, khi vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước không còn dồi dào như trước và khi các nhà đầu tư nước ngoài lại có thế mạnh tài chính và đang trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng, nếu Nhà nước vẫn giữ nguyên lộ trình cổ phần hóa và IPO thì áp lực thị trường sẽ tiếp tục đè nặng lên vai Nhà nước, buộc Nhà nước phải điều chỉnh nếu không muốn thị trường không hấp thụ được hết các đợt phát hành mới và tiếp tục suy giảm.
Như vậy, cho dù Nhà nước không muốn điều chỉnh IPO và cổ phần hóa ở thời điểm hiện tại thì sau này có thể cũng sẽ gặp phải áp lực điều chỉnh này.
Nếu như vậy, thì tốt hơn là nên điều chỉnh ngay ở thời điểm hiện tại như ý đồ hiện nay của Nhà nước.
>>IPO: Đã đến lúc kích cầu?
Thế nhưng, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục sụt giảm. Ông Vũ Thành Tự Anh, Phó giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết nhận định của mình trước những hiện tượng mâu thuẫn trên?
Thực ra những hiện tượng này không mâu thuẫn gì với nhau cả. Người ta có thể đầu tư khi thị trường đang lên và cũng có thể đầu tư khi thị trường đang xuống.
Quan trọng hơn, khi thị trường có sự điều chỉnh hợp lý, có thể nói là về gần với giá trị thực hơn, thì các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược, sẽ tin tưởng hơn ở sự lành mạnh và mức độ trưởng thành của thị trường và do vậy trở nên mặn mà hơn.
Cũng cần thấy rằng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tuy đã vào Việt Nam nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở những bước chuẩn bị ban đầu và làm quen với thị trường chứ chưa hẳn đã đầu tư lớn ngay. Thời điểm họ sẽ thực hiện các hoạt động đầu tư vẫn đang nằm trong cân nhắc của họ.
Theo tôi, một trong những lý do họ vào Việt Nam ở thời điểm này là để chờ những đợt phát hành sắp tới. Như chúng ta đã biết, trong thời gian tới có hàng chục doanh nghiệp rất lớn của Việt Nam sẽ được phát hành IPO; hàng trăm doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cổ phần hóa với số vốn lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng.
Khó có thể ước lượng được số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đang “sắp hàng” để chờ đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhưng chắc chắn là con số này không hề nhỏ.
Các nhà đầu tư có cơ hội và đang tính toán để chớp lấy các cơ hội này. Họ đang hành động một cách duy lý chứ không phải theo cảm tính.
Dư luận đang có 2 luồng ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên giãn các đợt IPO vào cuối năm, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Có quan điểm cho rằng thị trường hiện nay đang “bội thực”. Để biết được thị trường có đang “bội thực” hay không thì phải căn cứ vào khả năng hấp thụ của thị trường.
Với tiềm năng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta vừa nói trên, cộng thêm với tiền của các nhà đầu tư trong nước, tôi nghĩ thị trường vẫn có thể hấp thụ được khối lượng vốn từ các đợt IPO và cổ phần hóa vào cuối năm.
Dấu hiệu hiện tại dường như là một sự chờ đợi nhiều hơn là “bội thực”.
Một vấn đề liên quan ở đây là thị trường sẽ hấp thụ những đợt IPO mới ở mức giá nào? Trong giai đoạn thị trường đang điều chỉnh theo hướng giảm hiện nay, trong khi cung đang có chiều hướng tăng và sẽ có thể tăng đột biến vào quý 3, quý 4 thì nhiều khả năng là thị trường vẫn sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại.
Nếu mục tiêu cổ phần hóa của Nhà nước là tối đa hóa nguồn thu từ cổ phần hóa thì Nhà nước nên cân nhắc lại thời điểm và lộ trình tiến hành cổ phần hóa và IPO.
Tôi nghĩ, việc có thể có những thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường là một điều bình thường vì bản thân việc IPO và cổ phần hóa là những hoạt động thị trường.
Ông có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này?
Cách đây vài tuần, Chính phủ đã có chỉ thị và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có công văn khuyến nghị các công ty nên cân nhắc thời điểm IPO. Tín hiệu này cho thấy Chính phủ đang điều chỉnh chính sách để “điều hòa” lại lộ trình IPO của các doanh nghiệp lớn.
Vậy nếu vẫn giữ đúng lộ trình cổ phần hóa và IPO thì tình hình có thể hình dung như thế này: hiện nhà đầu tư nước ngoài có vẻ như đang chủ động trì hoãn đầu tư để chờ IPO theo lộ trình Nhà nước công bố từ trước. Nếu Nhà nước vẫn thực hiện đúng lộ trình thì có khả năng cung tăng đột biến sẽ khiến giá tiếp tục “down” và các nhà đầu tư, mà chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ mua được cổ phiếu mới phát hành với giá rẻ hơn so với mức giá đáng lẽ nó có thể có.
Khi điều này xảy ra, Nhà nước sẽ thu được ít tiền hơn từ IPO và chịu sức ép phải giãn, thậm chí đình chỉ một số trường hợp IPO và cổ phần hóa. Nếu ngay cả ở mức giá thấp hơn mà thị trường vẫn không hấp thụ hết lượng phát hành mới thì thậm chí Nhà nước còn có thể phải điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty cổ phần - điều mà các nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn và gây sức ép đối với Chính phủ (hiện nay tỷ lệ này là 30% đối với các ngân hàng; 49% đối với các doanh nghiệp niêm yết).
Nói tóm lại, khi vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước không còn dồi dào như trước và khi các nhà đầu tư nước ngoài lại có thế mạnh tài chính và đang trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng, nếu Nhà nước vẫn giữ nguyên lộ trình cổ phần hóa và IPO thì áp lực thị trường sẽ tiếp tục đè nặng lên vai Nhà nước, buộc Nhà nước phải điều chỉnh nếu không muốn thị trường không hấp thụ được hết các đợt phát hành mới và tiếp tục suy giảm.
Như vậy, cho dù Nhà nước không muốn điều chỉnh IPO và cổ phần hóa ở thời điểm hiện tại thì sau này có thể cũng sẽ gặp phải áp lực điều chỉnh này.
Nếu như vậy, thì tốt hơn là nên điều chỉnh ngay ở thời điểm hiện tại như ý đồ hiện nay của Nhà nước.