Thị trường vàng chao đảo vì volfram
Cuối tháng 3, thị trường vàng trong nước bắt đầu chao đảo vì sự xuất hiện của vàng trộn volfram
Cuối tháng 3, thị trường vàng trong nước bắt đầu chao đảo vì sự xuất hiện của vàng trộn volfram. Loại vàng này có thể “qua mặt” được những thợ kim hoàn lành nghề cũng như hầu hết các loại máy đo tuổi vàng hiện nay.
Trả lời báo chí, GS. Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý - trang sức cho biết, vàng trộn volfram đã xuất hiện tại thị trường nước ngoài từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Công nghệ trộn volfram được sử dụng trên cơ sở lợi dụng nhược điểm của máy thử vàng bằng phương pháp vật lý là chiếu tia X quang vào bề mặt vàng để xác định vàng thật.
Nhược điểm ở đây là tia X quang chỉ chiếu được sâu xuống dưới bề mặt vàng khoảng 4 phần nghìn mm, nên không thể kiểm tra được lõi vàng có pha trộn các loại hợp kim khác hay không.
Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu than thở: giới doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước xem sự kiện vàng trộn volfram là cuộc “khủng hoảng” lần hai của thị trường vàng trong thời gian gần đây. Lần “khủng hoảng” thứ nhất là do sự kiện đóng cửa các sàn giao dịch vàng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại không lớn bằng lần hai này.
Ông Châu cho biết thêm: “Các doanh nghiệp vàng bạc khác tôi không biết nhưng riêng công ty chúng tôi đã bị giảm sút tới hơn 30% lượng vàng miếng giao dịch trên thị trường từ tháng 3/2011 đến nay. Không ít doanh nghiệp vàng nhỏ khi hứng chịu “khủng hoảng” của thị trường vàng do volfram đã phải dừng kinh doanh hoặc chuyển hướng sang kinh doanh những mặt hàng khác”.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội đã làm phép tính, khi trộn volfram vào vàng, kẻ gian đã rút bớt hàm lượng vàng rồi bán ra thị trường với mục đích trục lợi. Một lọ chứa 100g volfram tinh khiết có giá khoảng 2,4 triệu đồng (tương đương 100 nghìn đồng một chỉ volfram). Khi trộn volfram với vàng kẻ gian có thể lấy cắp được 1- 3 chỉ trong 1 cây vàng.
Với giá vàng ở mốc trên dưới 3,7 triệu/1 chỉ hiện nay thì kẻ gian có thể thu về khoản lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/1 cây vàng. Đó cũng là khoản tiền mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc người mua vàng phải gánh chịu.
Chiều ngày 20/5, đại diện Bảo Tín Minh Châu đã chính thức công bố những cách nhận biết vàng độn để các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nhận biết. Ông Vũ Minh Châu đã chia sẻ với báo chí 6 cách để phân biệt vàng có hàm lượng cao và vàng trộn volfram.
Cách 1 là cán mỏng vàng, sau đó đánh bóng bề mặt thì những hạt kim loại lạ như volfram sẽ nổi lên.
Cách 2 là bẻ cong hoặc bóp méo, nếu thấy cứng và gõ lên vật cứng thấy tiếng kêu ngân là vàng trộn. Ngược lại, bẻ cong thấy mềm và gõ lên vật cứng có tiếng kêu cạch cạch là vàng nguyên chất.
Cách 3 là xì chảy một điểm bất kỳ rồi để nguội, nếu thấy điểm xì bóng lên là vàng nguyên chất.
Cách 4 là cho miếng vàng vào nấu chảy, nếu nhiều váng, váng có nhiều màu, sóng chạy nhanh, mặt đáy có nhiều sạn là vàng độn.
Cách 5 là dùng dung dịch cường tan để thử và volfram không tan trong dung dịch này và sẽ lắng đọng lại.
Cách 6 là đặt phần mềm nhận biết volfram và một số kim loại nặng khác cho máy phổ kế huỳnh quang tia X.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng 6 cách phân biệt mà Bảo Tín Minh Châu đưa ra chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế tác vàng, còn đối với người tiêu dùng thì không thể áp dụng. Ngoài ra, những phép thử này nếu khách hàng có yêu cầu thực hiện cũng chỉ áp dụng cho vàng miếng, còn với vàng trang sức thì không thể, vì hiếm ai lại đem nấu chảy chiếc nhẫn mình mua.
Các chuyên gia khuyên rằng, với doanh nghiệp kinh doanh, chế tác vàng có thể phân biệt được vàng có hàm lượng cao với vàng trộn kim loại khác. Với người dân thì cách bảo vệ mình duy nhất là nên mua vàng có nguồn gốc rõ ràng, tại các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu.
Khi mua vàng có nguồn gốc rõ ràng, khách hàng sẽ nhận được hóa đơn biên nhận, trong đó có ghi số seri miếng vàng, mã hiệu tuổi vàng cũng như logo doanh nghiệp, nên trong trường hợp vàng bị trộn có thể đem đến doanh nghiệp đó để được bảo vệ quyền lợi của mình.
Trả lời báo chí, GS. Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý - trang sức cho biết, vàng trộn volfram đã xuất hiện tại thị trường nước ngoài từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Công nghệ trộn volfram được sử dụng trên cơ sở lợi dụng nhược điểm của máy thử vàng bằng phương pháp vật lý là chiếu tia X quang vào bề mặt vàng để xác định vàng thật.
Nhược điểm ở đây là tia X quang chỉ chiếu được sâu xuống dưới bề mặt vàng khoảng 4 phần nghìn mm, nên không thể kiểm tra được lõi vàng có pha trộn các loại hợp kim khác hay không.
Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu than thở: giới doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước xem sự kiện vàng trộn volfram là cuộc “khủng hoảng” lần hai của thị trường vàng trong thời gian gần đây. Lần “khủng hoảng” thứ nhất là do sự kiện đóng cửa các sàn giao dịch vàng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại không lớn bằng lần hai này.
Ông Châu cho biết thêm: “Các doanh nghiệp vàng bạc khác tôi không biết nhưng riêng công ty chúng tôi đã bị giảm sút tới hơn 30% lượng vàng miếng giao dịch trên thị trường từ tháng 3/2011 đến nay. Không ít doanh nghiệp vàng nhỏ khi hứng chịu “khủng hoảng” của thị trường vàng do volfram đã phải dừng kinh doanh hoặc chuyển hướng sang kinh doanh những mặt hàng khác”.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội đã làm phép tính, khi trộn volfram vào vàng, kẻ gian đã rút bớt hàm lượng vàng rồi bán ra thị trường với mục đích trục lợi. Một lọ chứa 100g volfram tinh khiết có giá khoảng 2,4 triệu đồng (tương đương 100 nghìn đồng một chỉ volfram). Khi trộn volfram với vàng kẻ gian có thể lấy cắp được 1- 3 chỉ trong 1 cây vàng.
Với giá vàng ở mốc trên dưới 3,7 triệu/1 chỉ hiện nay thì kẻ gian có thể thu về khoản lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/1 cây vàng. Đó cũng là khoản tiền mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc người mua vàng phải gánh chịu.
Chiều ngày 20/5, đại diện Bảo Tín Minh Châu đã chính thức công bố những cách nhận biết vàng độn để các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nhận biết. Ông Vũ Minh Châu đã chia sẻ với báo chí 6 cách để phân biệt vàng có hàm lượng cao và vàng trộn volfram.
Cách 1 là cán mỏng vàng, sau đó đánh bóng bề mặt thì những hạt kim loại lạ như volfram sẽ nổi lên.
Cách 2 là bẻ cong hoặc bóp méo, nếu thấy cứng và gõ lên vật cứng thấy tiếng kêu ngân là vàng trộn. Ngược lại, bẻ cong thấy mềm và gõ lên vật cứng có tiếng kêu cạch cạch là vàng nguyên chất.
Cách 3 là xì chảy một điểm bất kỳ rồi để nguội, nếu thấy điểm xì bóng lên là vàng nguyên chất.
Cách 4 là cho miếng vàng vào nấu chảy, nếu nhiều váng, váng có nhiều màu, sóng chạy nhanh, mặt đáy có nhiều sạn là vàng độn.
Cách 5 là dùng dung dịch cường tan để thử và volfram không tan trong dung dịch này và sẽ lắng đọng lại.
Cách 6 là đặt phần mềm nhận biết volfram và một số kim loại nặng khác cho máy phổ kế huỳnh quang tia X.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng 6 cách phân biệt mà Bảo Tín Minh Châu đưa ra chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế tác vàng, còn đối với người tiêu dùng thì không thể áp dụng. Ngoài ra, những phép thử này nếu khách hàng có yêu cầu thực hiện cũng chỉ áp dụng cho vàng miếng, còn với vàng trang sức thì không thể, vì hiếm ai lại đem nấu chảy chiếc nhẫn mình mua.
Các chuyên gia khuyên rằng, với doanh nghiệp kinh doanh, chế tác vàng có thể phân biệt được vàng có hàm lượng cao với vàng trộn kim loại khác. Với người dân thì cách bảo vệ mình duy nhất là nên mua vàng có nguồn gốc rõ ràng, tại các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu.
Khi mua vàng có nguồn gốc rõ ràng, khách hàng sẽ nhận được hóa đơn biên nhận, trong đó có ghi số seri miếng vàng, mã hiệu tuổi vàng cũng như logo doanh nghiệp, nên trong trường hợp vàng bị trộn có thể đem đến doanh nghiệp đó để được bảo vệ quyền lợi của mình.