Thị trường vốn cần những chuyển động mới
Chỉ số VN-Index xuống thấp, CDS với trái phiếu Chính phủ kém hấp dẫn… đang ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư
“Nếu sang năm, tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn nhưng tình hình kinh tế vĩ mô an toàn hơn thì đó là điều rất tốt”, ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, Trưởng nhóm Thị trường vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam phát biểu sáng 2/12.
Chỉ số VN-Index xuống thấp, bảo hiểm rủi ro trái phiếu Chính phủ (CDS) kém hấp dẫn, thanh khoản trái phiếu không cao… đang ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư. Nhìn nhận tiêu chí ổn định và bền vững là quan trọng nhất, Nhóm đưa ra khuyến nghị trên đến Chính phủ Việt Nam.
Quan trọng nhất là ổn định
Ở góc độ tích cực, dù trong điều kiện khá thách thức năm nay, thị trường trái phiếu vẫn huy động được khoảng 100 nghìn tỷ đồng và thị trường cổ phiếu, nếu không có gì trở ngại, sẽ huy động được khoảng 70 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng lại, thị trường vốn đã huy động được nguồn tiền trị giá tương đương 20% tổng đầu tư toàn xã hội năm nay.
Nhưng dù đã phát hành một số khá lớn trái phiếu trong nước nhưng đối tượng phát hành chủ yếu là Kho bạc Nhà nước mà thiếu vắng các doanh nghiệp. Người mua các trái phiếu này lại chủ yếu là các ngân hàng thương mại, để phục vụ cho các bài toán tài chính của họ.
“Nếu họ tham gia mua trái phiếu chính phủ thì không mua trái phiếu doanh nghiệp”, điều này được ông Dominic xác định là bất lợi. Trong khi đó trên thị trường thứ cấp, lâu nay trái phiếu Chính phủ dài hạn rất thiếu thanh khoản. Cụ thể là trái phiếu 10 năm chỉ giao dịch vài tỷ đồng mỗi ngày.
Một “báo động” khác với trái phiếu ngắn hạn là khối lượng giao dịch cũng ngày càng giảm. Trái phiếu 1-2 năm nếu có người bán thì không có người mua và ngược lại, ông Dominic cho biết.
Trưởng nhóm thị trường vốn đặt câu hỏi, với lượng lớn trái phiếu Chính phủ đến hạn phải trả trong vòng 3 năm tới, Bộ Tài chính sẽ cơ cấu lại những khoản nợ này như thế nào, vì nếu không trả được lại phải huy động tiếp, gây thêm gánh nặng.
Nếu nhìn qua thị trường cổ phiếu, với chỉ số VN-Index hơn 400 điểm, ông Dominic đặt câu hỏi và tự trả lời. Tại sao hấp dẫn? Vì nó rẻ. Tại sao nó rẻ? Vì các nhà đầu tư chưa muốn đầu tư nhiều. Chứng minh điều này, ông đưa ra so sánh mặt bằng giá trị doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã thấp hơn giá trị của các doanh nghiệp trong khu vực 40%.
Các nghiên cứu của Nhóm thị trường vốn cho thấy, dù nền kinh tế còn nhiều thách thức, 50 doanh nghiệp đại chúng hàng đầu trên thị trường chứng khoán đang phát triển tốt cả về doanh số và lợi nhuận. 9 tháng năm nay, lợi nhuận sau thuế của số doanh nghiệp này tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ an toàn trong cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp khá bền vững, khoản vay chỉ chiếm 20% tổng vốn doanh nghiệp.
Một nghịch lý khác, nếu nhìn vào thị trường trái phiếu chính phủ ngoại tệ, lãi suất của trái phiếu Chính phủ Việt Nam là khá tốt. Tuy nhiên, ông Dominic lưu ý CDS của Việt Nam năm nay tăng liên tục. Nếu như cách đây 4 năm, trái phiếu Chính phủ Việt Nam được đánh giá an toàn hơn Thái Lan, Indonesia và Philippines, thì hiện Việt Nam được đánh giá rủi ro hơn khá nhiều. Mức độ chênh lệch rủi ro đo bằng CDS vào lúc này cao bằng quý 2/2008, ông cho biết.
“Trong cả 3 thị trường này, thông điệp đưa ra là lòng tin yếu từ nhà đầu tư trong nước tác động đến lòng tin nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm kiến nghị, yếu tố quan trọng nhất lúc này là sự ổn định và bền vững của nền kinh tế”, ông Dominic nói.
Sẽ mua lại nợ và cho phép các giao dịch phái sinh
Trả lời những vấn đề Nhóm thị trường vốn nêu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Bộ rất quan tâm đến tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ và đã ban hành thông tư hướng dẫn về phát hành theo lô lớn. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang có kế hoạch cơ cấu lại các trái phiếu đã phát hành, thậm chí cả các giải pháp mua lại nợ nếu cần thiết để giảm nghĩa vụ nợ và tạo điều kiện cho thị trường này có tính thanh khoản cao hơn.
Liên quan đến đề xuất áp dụng các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán như quỹ mở, quỹ hưu trí, hay một số giao dịch phái sinh khác, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nguyễn Đoan Hùng cho biết, hiện cơ quan này đang xúc tiến để có dự thảo các quy chuẩn, quy định pháp lý trình Bộ Tài chính.
“Hiện chúng tôi đang xúc tiến nghiên cứu một cách khẩn trương thị trường phái sinh, thị trường tạo ra sản phẩm phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm tại thị trường giao ngay. Chúng tôi đang soạn thảo thông tư về quỹ mở, nghiên cứu giao dịch chỉ số các quỹ, hướng tới đưa dần ra các sản phẩm phái sinh, tiến kịp thị trường các nước khu vực và trên thế giới”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán đang chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký, các công ty chứng khoán xúc tiến tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho hoạt động này. Cụ thể là chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin của các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và các công ty chứng khoán để có thể đáp ứng việc đưa ra các sản phẩm mới trong thời gian tới.
Ủy ban Chứng khoán cũng đang phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện một số quy định về an toàn tài chính cho các công ty này để giúp họ có một nền tảng tài chính vững chắc, an toàn cho việc áp dụng các sản phẩm mới sau này.
Một dự thảo quy định về an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán cũng đang được gấp rút soạn thảo. Trong quá trình này, Ủy ban Chứng khoán sẽ kết hợp với các công ty chứng khoán tiến hành rà soát, chỉnh sửa các nội dung quy định cho phù hợp hơn, trước khi ban hành chính thức. Để trên cơ sở đó có thể ứng dụng các sản phẩm mới một cách tốt hơn, an toàn hơn.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà cung cấp thêm thông tin, trong năm qua Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn trình bày báo cáo tài chính liên quan đến sản phẩm phái sinh, đảm bảo minh bạch trong trình bày các báo cáo tài chính. Tại văn bản này, các vấn đề về hạch toán giá trị tài sản, khoản đầu tư theo mức giá hợp lý cũng được đề cập.
“Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường vốn đến 2020 và tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về chứng khoán, cơ cấu lại thị trường, trong đó có thị trường nợ, thị trường vốn, phát triển thêm sản phẩm, hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức và đặc biệt là tiếp tục tăng cường công tác giám sát đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh”, ông Hà cho biết.
Chỉ số VN-Index xuống thấp, bảo hiểm rủi ro trái phiếu Chính phủ (CDS) kém hấp dẫn, thanh khoản trái phiếu không cao… đang ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư. Nhìn nhận tiêu chí ổn định và bền vững là quan trọng nhất, Nhóm đưa ra khuyến nghị trên đến Chính phủ Việt Nam.
Quan trọng nhất là ổn định
Ở góc độ tích cực, dù trong điều kiện khá thách thức năm nay, thị trường trái phiếu vẫn huy động được khoảng 100 nghìn tỷ đồng và thị trường cổ phiếu, nếu không có gì trở ngại, sẽ huy động được khoảng 70 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng lại, thị trường vốn đã huy động được nguồn tiền trị giá tương đương 20% tổng đầu tư toàn xã hội năm nay.
Nhưng dù đã phát hành một số khá lớn trái phiếu trong nước nhưng đối tượng phát hành chủ yếu là Kho bạc Nhà nước mà thiếu vắng các doanh nghiệp. Người mua các trái phiếu này lại chủ yếu là các ngân hàng thương mại, để phục vụ cho các bài toán tài chính của họ.
“Nếu họ tham gia mua trái phiếu chính phủ thì không mua trái phiếu doanh nghiệp”, điều này được ông Dominic xác định là bất lợi. Trong khi đó trên thị trường thứ cấp, lâu nay trái phiếu Chính phủ dài hạn rất thiếu thanh khoản. Cụ thể là trái phiếu 10 năm chỉ giao dịch vài tỷ đồng mỗi ngày.
Một “báo động” khác với trái phiếu ngắn hạn là khối lượng giao dịch cũng ngày càng giảm. Trái phiếu 1-2 năm nếu có người bán thì không có người mua và ngược lại, ông Dominic cho biết.
Trưởng nhóm thị trường vốn đặt câu hỏi, với lượng lớn trái phiếu Chính phủ đến hạn phải trả trong vòng 3 năm tới, Bộ Tài chính sẽ cơ cấu lại những khoản nợ này như thế nào, vì nếu không trả được lại phải huy động tiếp, gây thêm gánh nặng.
Nếu nhìn qua thị trường cổ phiếu, với chỉ số VN-Index hơn 400 điểm, ông Dominic đặt câu hỏi và tự trả lời. Tại sao hấp dẫn? Vì nó rẻ. Tại sao nó rẻ? Vì các nhà đầu tư chưa muốn đầu tư nhiều. Chứng minh điều này, ông đưa ra so sánh mặt bằng giá trị doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã thấp hơn giá trị của các doanh nghiệp trong khu vực 40%.
Các nghiên cứu của Nhóm thị trường vốn cho thấy, dù nền kinh tế còn nhiều thách thức, 50 doanh nghiệp đại chúng hàng đầu trên thị trường chứng khoán đang phát triển tốt cả về doanh số và lợi nhuận. 9 tháng năm nay, lợi nhuận sau thuế của số doanh nghiệp này tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ an toàn trong cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp khá bền vững, khoản vay chỉ chiếm 20% tổng vốn doanh nghiệp.
Một nghịch lý khác, nếu nhìn vào thị trường trái phiếu chính phủ ngoại tệ, lãi suất của trái phiếu Chính phủ Việt Nam là khá tốt. Tuy nhiên, ông Dominic lưu ý CDS của Việt Nam năm nay tăng liên tục. Nếu như cách đây 4 năm, trái phiếu Chính phủ Việt Nam được đánh giá an toàn hơn Thái Lan, Indonesia và Philippines, thì hiện Việt Nam được đánh giá rủi ro hơn khá nhiều. Mức độ chênh lệch rủi ro đo bằng CDS vào lúc này cao bằng quý 2/2008, ông cho biết.
“Trong cả 3 thị trường này, thông điệp đưa ra là lòng tin yếu từ nhà đầu tư trong nước tác động đến lòng tin nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm kiến nghị, yếu tố quan trọng nhất lúc này là sự ổn định và bền vững của nền kinh tế”, ông Dominic nói.
Sẽ mua lại nợ và cho phép các giao dịch phái sinh
Trả lời những vấn đề Nhóm thị trường vốn nêu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Bộ rất quan tâm đến tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ và đã ban hành thông tư hướng dẫn về phát hành theo lô lớn. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang có kế hoạch cơ cấu lại các trái phiếu đã phát hành, thậm chí cả các giải pháp mua lại nợ nếu cần thiết để giảm nghĩa vụ nợ và tạo điều kiện cho thị trường này có tính thanh khoản cao hơn.
Liên quan đến đề xuất áp dụng các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán như quỹ mở, quỹ hưu trí, hay một số giao dịch phái sinh khác, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nguyễn Đoan Hùng cho biết, hiện cơ quan này đang xúc tiến để có dự thảo các quy chuẩn, quy định pháp lý trình Bộ Tài chính.
“Hiện chúng tôi đang xúc tiến nghiên cứu một cách khẩn trương thị trường phái sinh, thị trường tạo ra sản phẩm phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm tại thị trường giao ngay. Chúng tôi đang soạn thảo thông tư về quỹ mở, nghiên cứu giao dịch chỉ số các quỹ, hướng tới đưa dần ra các sản phẩm phái sinh, tiến kịp thị trường các nước khu vực và trên thế giới”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán đang chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký, các công ty chứng khoán xúc tiến tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho hoạt động này. Cụ thể là chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin của các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và các công ty chứng khoán để có thể đáp ứng việc đưa ra các sản phẩm mới trong thời gian tới.
Ủy ban Chứng khoán cũng đang phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện một số quy định về an toàn tài chính cho các công ty này để giúp họ có một nền tảng tài chính vững chắc, an toàn cho việc áp dụng các sản phẩm mới sau này.
Một dự thảo quy định về an toàn tài chính đối với công ty chứng khoán cũng đang được gấp rút soạn thảo. Trong quá trình này, Ủy ban Chứng khoán sẽ kết hợp với các công ty chứng khoán tiến hành rà soát, chỉnh sửa các nội dung quy định cho phù hợp hơn, trước khi ban hành chính thức. Để trên cơ sở đó có thể ứng dụng các sản phẩm mới một cách tốt hơn, an toàn hơn.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà cung cấp thêm thông tin, trong năm qua Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn trình bày báo cáo tài chính liên quan đến sản phẩm phái sinh, đảm bảo minh bạch trong trình bày các báo cáo tài chính. Tại văn bản này, các vấn đề về hạch toán giá trị tài sản, khoản đầu tư theo mức giá hợp lý cũng được đề cập.
“Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường vốn đến 2020 và tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về chứng khoán, cơ cấu lại thị trường, trong đó có thị trường nợ, thị trường vốn, phát triển thêm sản phẩm, hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức và đặc biệt là tiếp tục tăng cường công tác giám sát đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh”, ông Hà cho biết.