Thị trường xáo trộn sau dự báo của FED
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế kém lạc quan của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã khiến chứng khoán nước này xáo trộn
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế kém lạc quan của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chặn đà lên điểm mạnh trong phiên liền trước của chứng khoán Mỹ. Thị trường chốt phiên với kết quả xáo trộn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 3,70 điểm, tương ứng 0,04%, lên 10.366,72 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 7,81 điểm, tương ứng 0,35%, lên 2.249,84 điểm. Trong khi, chỉ số S&P 500 giảm 0,17 điểm, tương ứng 0,02%, xuống 1.095,17 điểm.
Mở đầu phiên, thị trường tăng điểm nhẹ do giới đầu tư lạc quan trước báo cáo lợi nhuận đạt kỷ lục của tập đoàn Intel, bất chấp việc Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 6 giảm 0,5%, cao hơn 2 lần so với mức dự báo 0,2% của giới phân tích kinh tế.
Thị trường tiếp tục đi lên và bứt phá mạnh vào giữa phiên. Các chỉ số chính đạt mức tăng mạnh nhất vào lúc 13h chiều (giờ Mỹ), khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,23%, S&P 500 tăng 0,25% và Nasdaq tăng 0,8%.
Tuy nhiên, thị trường đuối dần. Đến khoảng 14h30, các chỉ số chính chạm mức đáy, khi Dow Jones giảm 0,54%, S&P 500 giảm 0,7% và Nasdaq giảm 0,28%. 3 chỉ số sau đó đã hồi phục trở lại, nhưng chốt phiên chỉ có Dow Jones và Nasdaq tăng nhẹ, còn S&P 500 giảm điểm.
Theo dự báo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 sẽ ở mức 3 – 3,5%, thấp hơn mức 3,2 – 3,7% đưa ra hồi tháng 4. Cơ quan này cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp hiện đứng ở mức 9,5%, sẽ giảm xuống 9,2%, trong khi mức dự báo hồi tháng 4 là 9,1%.
Ngoài ra, FED cũng công bố biên bản cuộc họp của cơ quan này trong 2 ngày 22-23/6, theo đó nêu rõ “tình trạng tăng trưởng kinh tế bên ngoài” có thể làm kinh tế Mỹ bị tổn thương. Nhận định này muốn ám chỉ tới cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng ở châu Âu.
“FED đang nói đến việc sẽ mất 5 – 7 năm nữa, kinh tế Mỹ mới có thể trở lại mô hình trước đây”, Joseph V. Battipaglia, chuyên gia chiến lược thị trường thuộc Private Client Group, nhận xét. “Điều này cho thấy, chính phủ đang thừa nhận mục tiêu ổn định còn xa vời, do triển vọng tăng trưởng chậm trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao”.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,59 tỷ cổ phiếu, sụt gần 1 tỷ so với khối lượng giao dịch hôm 13/7 (8,55 tỷ), và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu đạt được trong năm 2009. Số cổ phiếu giảm điểm cao hơn số tăng điểm theo tỷ lệ 16/13 trên sàn New York và 15/11 trên sàn Nasdaq.
Tình hình xáo trộn cũng xuất hiện trên các thị trường chứng khoán ở châu Âu. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 17,50 điểm, tương ứng 0,33%, xuống còn 5.253,52 điểm. Chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 4,78 điểm, tương ứng 0,13%, xuống 3.632,98 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số DAX của Đức tăng 18,63 điểm, tương ứng 0,3% lên 6.209,76 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á đã lên mức cao nhất trong 3 tuần khi kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, nhờ giá trị nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh sau thông tin Intel công bố lãi kỷ lục trong quý 2. Thị trường càng phấn khởi hơn, khi Singapore công bố quý 2 kinh tế nước này tăng trưởng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước, và nâng dự báo tăng trưởng cả năm nay lên 13-15%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng vọt 2,71%, chỉ số All Ordinaries của Australia tăng 1,76%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,32%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc và Straits Times của Singapore cùng tăng 0.82%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,64%, chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 1,54%.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng gần 3% với khối lượng giao dịch cao, sau khi hãng công nghệ Komatsu nâng dự báo lợi nhuận năm 2010 thêm 14%, do doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm tại châu Á và Mỹ Latinh tăng vượt kỳ vọng, cũng như nhu cầu tại Mỹ và Nhật đang phục hồi.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 3,70 điểm, tương ứng 0,04%, lên 10.366,72 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 7,81 điểm, tương ứng 0,35%, lên 2.249,84 điểm. Trong khi, chỉ số S&P 500 giảm 0,17 điểm, tương ứng 0,02%, xuống 1.095,17 điểm.
Mở đầu phiên, thị trường tăng điểm nhẹ do giới đầu tư lạc quan trước báo cáo lợi nhuận đạt kỷ lục của tập đoàn Intel, bất chấp việc Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 6 giảm 0,5%, cao hơn 2 lần so với mức dự báo 0,2% của giới phân tích kinh tế.
Thị trường tiếp tục đi lên và bứt phá mạnh vào giữa phiên. Các chỉ số chính đạt mức tăng mạnh nhất vào lúc 13h chiều (giờ Mỹ), khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,23%, S&P 500 tăng 0,25% và Nasdaq tăng 0,8%.
Tuy nhiên, thị trường đuối dần. Đến khoảng 14h30, các chỉ số chính chạm mức đáy, khi Dow Jones giảm 0,54%, S&P 500 giảm 0,7% và Nasdaq giảm 0,28%. 3 chỉ số sau đó đã hồi phục trở lại, nhưng chốt phiên chỉ có Dow Jones và Nasdaq tăng nhẹ, còn S&P 500 giảm điểm.
Theo dự báo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 sẽ ở mức 3 – 3,5%, thấp hơn mức 3,2 – 3,7% đưa ra hồi tháng 4. Cơ quan này cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp hiện đứng ở mức 9,5%, sẽ giảm xuống 9,2%, trong khi mức dự báo hồi tháng 4 là 9,1%.
Ngoài ra, FED cũng công bố biên bản cuộc họp của cơ quan này trong 2 ngày 22-23/6, theo đó nêu rõ “tình trạng tăng trưởng kinh tế bên ngoài” có thể làm kinh tế Mỹ bị tổn thương. Nhận định này muốn ám chỉ tới cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng ở châu Âu.
“FED đang nói đến việc sẽ mất 5 – 7 năm nữa, kinh tế Mỹ mới có thể trở lại mô hình trước đây”, Joseph V. Battipaglia, chuyên gia chiến lược thị trường thuộc Private Client Group, nhận xét. “Điều này cho thấy, chính phủ đang thừa nhận mục tiêu ổn định còn xa vời, do triển vọng tăng trưởng chậm trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao”.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,59 tỷ cổ phiếu, sụt gần 1 tỷ so với khối lượng giao dịch hôm 13/7 (8,55 tỷ), và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu đạt được trong năm 2009. Số cổ phiếu giảm điểm cao hơn số tăng điểm theo tỷ lệ 16/13 trên sàn New York và 15/11 trên sàn Nasdaq.
Tình hình xáo trộn cũng xuất hiện trên các thị trường chứng khoán ở châu Âu. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 17,50 điểm, tương ứng 0,33%, xuống còn 5.253,52 điểm. Chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 4,78 điểm, tương ứng 0,13%, xuống 3.632,98 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số DAX của Đức tăng 18,63 điểm, tương ứng 0,3% lên 6.209,76 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á đã lên mức cao nhất trong 3 tuần khi kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, nhờ giá trị nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh sau thông tin Intel công bố lãi kỷ lục trong quý 2. Thị trường càng phấn khởi hơn, khi Singapore công bố quý 2 kinh tế nước này tăng trưởng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước, và nâng dự báo tăng trưởng cả năm nay lên 13-15%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng vọt 2,71%, chỉ số All Ordinaries của Australia tăng 1,76%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,32%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc và Straits Times của Singapore cùng tăng 0.82%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,64%, chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 1,54%.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng gần 3% với khối lượng giao dịch cao, sau khi hãng công nghệ Komatsu nâng dự báo lợi nhuận năm 2010 thêm 14%, do doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm tại châu Á và Mỹ Latinh tăng vượt kỳ vọng, cũng như nhu cầu tại Mỹ và Nhật đang phục hồi.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.363,02 | 10.366,72 | 3,70 | 0,04 |
Nasdaq | 2.242,03 | 2.249,84 | 7,81 | 0,35 | |
S&P 500 | 1.095,34 | 1.095,17 | 0,17 | 0,02 | |
Anh | FTSE 100 | 5.271 | 5.253,52 | 17,50 | 0,33 |
Đức | DAX | 6.191,13 | 6.209,76 | 18,63 | 0,3 |
Pháp | CAC 40 | 3.637,76 | 3.632,98 | 4,78 | 0,13 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.597,42 | 7.714,51 | 117,09 | 1,54 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.537 | 9.795 | 258,01 | 2,71 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.431 | 20.561 | 129,75 | 0,64 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.735,08 | 1.758,01 | 22,93 | 1,32 |
Singapore | Straits Times | 2.928,70 | 2.952,81 | 24,11 | 0,82 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.568 | 2.589 | 21,1 | 0,82 |
Ấn Độ | BSE | 17.985,90 | 17.938,16 | 47,74 | 0,27 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, |