Thiếu lương thực nghiêm trọng, Triều Tiên có thể phải dừng thử vũ khí
Không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ phải tạm dừng các vụ thử vũ khí để đổi lấy viện trợ từ Trung Quốc và Mỹ
Triều Tiên có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng dù thời tiết ở nước này đã bắt đầu có mưa sau một đợt hạn hán lớn - các quan chức thuộc Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) nhận định trong cuộc trao đổi với hãng tin CNBC.
Hồi tháng 7, báo cáo của FAO cho biết lượng mưa năm nay ở Triều Tiên thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2001 - năm mà sản lượng lương thực ở Triều Tiên giảm xuống mức thấp kỷ lục. Khoảng 20% đàn gia súc ở Triều Tiên cũng bị cho là chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khô hạn.
Theo báo cáo, đợt hạn năm nay có thể đe dọa mùa màng của Triều Tiên và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực. Ngũ cốc, khoai tây và đậu tương là những nguồn dinh dưỡng chính của người Triều Tiên, trong đó có một bộ phận bị cho là thiếu dinh dưỡng.
Chưa tính đến đợt hạn năm nay, Liên hiệp quốc cho rằng trung bình người Triều Tiên tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương khoảng 1.640 calo mỗi ngày, so với mức được khuyến cáo dành cho người Mỹ là 2.000 calo mỗi ngày.
Sau thời gian khô hạn nghiêm trọng từ tháng 4-6, Triều Tiên bắt đầu có mưa ở nhiều vùng từ tháng 8, nhưng lượng mưa không đủ để đảo ngược ảnh hưởng của đợt hạn - theo ông Mario Zappacosta, chuyên gia kinh tế cấp cao của Liên hiệp quốc.
Đến lúc có mưa “thì thời điểm gieo trồng đã trôi qua… và cây trồng được gieo trồng trước đó đã chịu ảnh hưởng của hạn rồi”, ông Zappacosta nói. Vị chuyên gia dự báo năng suất các loại cây trồng của Triều Tiên trong vụ thu hoạch chính của năm 2017 sẽ giảm mạnh so với năm 2016, nhưng khó xác định được con số cụ thể.
Theo bà Cristina Coslet, chuyên gia theo dõi tình hình Triều Tiên của FAO, sản lượng lương thực của Triều Tiên năm nay khó có thể giảm tới mức thấp kỷ lục như hồi năm 2000 và 2001.
Mặc dù vậy, cùng với lệnh trừng phạt tăng cường của Liên hiệp quốc nhằm chặn chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, điều kiện thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế Triều Tiên.
“Họ đang phải đối mặt với một vụ thu hoạch rất tồi tệ. Và với những lệnh trừng phạt mới, Triều Tiên sẽ không có tiền để nhập khẩu dầu”, ông Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á của ngân hàng phục vụ tư nhân Julius Baer, phát biểu.
Theo ông Matthews, không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ phải tạm dừng các vụ thử vũ khí để đổi lấy viện trợ từ Trung Quốc và Mỹ.
Triều Tiên hiện đang bắt đầu vụ thu hoạch chính, dự kiến đến giữa tháng 10 mới hoàn thành. FAO cho biết sẽ đợi tới thời điểm Triều Tiên thu hoạch xong mới đưa ra con số ước tính cuối cùng về sản lượng lương thực năm nay của nước này, bà Coslet cho hay.
Nguồn lương thực-thực phẩm do nhà nước cung cấp bị thiếu, người Triều Tiên phải mua gạo, thức ăn, đồ uống, văn phòng phẩm… trên thị trường “chợ đen”. Xuất khẩu lương thực của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng mạnh trong năm qua, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, cho thấy mức độ phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh đang gia tăng.
Hồi tháng 7, báo cáo của FAO cho biết lượng mưa năm nay ở Triều Tiên thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2001 - năm mà sản lượng lương thực ở Triều Tiên giảm xuống mức thấp kỷ lục. Khoảng 20% đàn gia súc ở Triều Tiên cũng bị cho là chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khô hạn.
Theo báo cáo, đợt hạn năm nay có thể đe dọa mùa màng của Triều Tiên và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực. Ngũ cốc, khoai tây và đậu tương là những nguồn dinh dưỡng chính của người Triều Tiên, trong đó có một bộ phận bị cho là thiếu dinh dưỡng.
Chưa tính đến đợt hạn năm nay, Liên hiệp quốc cho rằng trung bình người Triều Tiên tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương khoảng 1.640 calo mỗi ngày, so với mức được khuyến cáo dành cho người Mỹ là 2.000 calo mỗi ngày.
Sau thời gian khô hạn nghiêm trọng từ tháng 4-6, Triều Tiên bắt đầu có mưa ở nhiều vùng từ tháng 8, nhưng lượng mưa không đủ để đảo ngược ảnh hưởng của đợt hạn - theo ông Mario Zappacosta, chuyên gia kinh tế cấp cao của Liên hiệp quốc.
Đến lúc có mưa “thì thời điểm gieo trồng đã trôi qua… và cây trồng được gieo trồng trước đó đã chịu ảnh hưởng của hạn rồi”, ông Zappacosta nói. Vị chuyên gia dự báo năng suất các loại cây trồng của Triều Tiên trong vụ thu hoạch chính của năm 2017 sẽ giảm mạnh so với năm 2016, nhưng khó xác định được con số cụ thể.
Theo bà Cristina Coslet, chuyên gia theo dõi tình hình Triều Tiên của FAO, sản lượng lương thực của Triều Tiên năm nay khó có thể giảm tới mức thấp kỷ lục như hồi năm 2000 và 2001.
Mặc dù vậy, cùng với lệnh trừng phạt tăng cường của Liên hiệp quốc nhằm chặn chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, điều kiện thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế Triều Tiên.
“Họ đang phải đối mặt với một vụ thu hoạch rất tồi tệ. Và với những lệnh trừng phạt mới, Triều Tiên sẽ không có tiền để nhập khẩu dầu”, ông Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á của ngân hàng phục vụ tư nhân Julius Baer, phát biểu.
Theo ông Matthews, không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ phải tạm dừng các vụ thử vũ khí để đổi lấy viện trợ từ Trung Quốc và Mỹ.
Triều Tiên hiện đang bắt đầu vụ thu hoạch chính, dự kiến đến giữa tháng 10 mới hoàn thành. FAO cho biết sẽ đợi tới thời điểm Triều Tiên thu hoạch xong mới đưa ra con số ước tính cuối cùng về sản lượng lương thực năm nay của nước này, bà Coslet cho hay.
Nguồn lương thực-thực phẩm do nhà nước cung cấp bị thiếu, người Triều Tiên phải mua gạo, thức ăn, đồ uống, văn phòng phẩm… trên thị trường “chợ đen”. Xuất khẩu lương thực của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng mạnh trong năm qua, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, cho thấy mức độ phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh đang gia tăng.