“Thịt rừng” có đảm bảo an toàn, chất lượng
Người tiêu dùng chuộng mua heo rừng
Hiện nay, trước nhu cầu của người dân tăng cao, khiến cho thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ heo khá sôi động. Trong khi heo rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì vậy, việc nuôi heo rừng kinh doanh trở nên phổ biến. Xác định đây là xu hướng để phát triển kinh tế, nhiều gia đình đổ xô nuôi heo rừng.
Theo ông Hồng, một người nuôi heo rừng lai ở xã Suối Kiết (Tánh Linh) thì mấy năm trước, gần tết, gia đình ông phải đi hỏi mối tiêu thụ, nhưng tới nay người ta đến nhà hoặc gọi điện thoại đặt mua thịt, mua nguyên con, cũng như yêu cầu được bắt heo sớm. Hiện nay, heo rừng lai trọng lượng từ 20 - 25 kg/ con, giá hơi là 130.000 đồng/kg, được nhiều người đặt mua cho dù so với thịt heo nhà giá cao hơn 50.000 đồng/ kg.
Còn anh Lê Khánh Văn, cán bộ Ban quản lý Cảng cá La Gi (thị xã La Gi) cho hay: Hiện có hai giá thịt heo rừng. Nếu là heo rừng “rặc” (kết quả sinh sản từ heo rừng bố mẹ, được đồng bào dân tộc, hoặc các trang trại lớn nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên) thì giá khoảng 260.000 đồng/kg, còn heo rừng lai F1 (lai heo rừng và heo thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao và cũng được nuôi trong điều kiện hoang dã) thì giá bằng một nửa heo rừng “rặc”.
Anh Văn cũng cho biết, có những gia đinh từ thành phố Hồ Chí Minh xuống nhờ anh tìm mua thịt heo rừng “rặc”. Sau nhiều ngày dò hỏi, anh mới tìm ra một trang trại ở Tánh Linh được phép của Nhà nước nuôi heo rừng các loại và mua được một con heo rừng rặc 20kg với giá rất cao, thế nhưng, người mua đã không hề đắn đo chi trả với lý do “an toàn sức khỏe cho cả nhà”.
Ngoài ra, cơ sở còn có máy khò tự chế, lọ đựng hóa chất sử dụng gần hết trong khu vực sơ chế.
Bà Thy cho biết, các loại thịt trên chủ yếu được bán vào các nhà hàng, tiệc cưới ở tỉnh, với giá khá mềm, như: thịt nhím 115.000 đồng/kg, đà điểu 95.000 đồng/kg, thịt nai 97.000 đồng/kg. Đối với phần thịt heo, bà trình bày mua ở chợ Bình Điền (quận 8), với giá 85.000 đồng/kg (thịt nạc và thịt bắp đùi) về chia ra khay 1 kg, đông lạnh, hút chân không rồi bán đi các tỉnh.
Sau khi kiểm tra lượng hàng thực tế, ghi nhận có 654 kg thịt các loại, trong đó có 434 kg thịt heo chưa ghi nhãn, 128 kg cánh và bao tử đà điểu trên nhãn ghi của Công ty Khatoco, 92 kg thịt (tương đương 92 khay) được đóng nhãn là thịt nhím, nai, đà điểu, trong khi hình thức tương tự như thịt heo chưa đóng gói.
Đoàn Liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ hàng, và tiến hành niêm phong, tạm giữ lô hàng để lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, chất bảo quản để xử lý tiếp theo.
Những mánh hô biến “ Thịt heo rừng”
Thời gian gần đây, tại nhiều đô thị trong khu vực Tây Nguyên đã xuất hiện các hình thức rao bán thịt heo rừng như, bày bán công khai trên vỉa hè, rao bán tận nhà người dân, hay phát tờ rơi... song về chất lượng heo rừng thật giả thế nào đến lúc mua về ăn mới biết.
Thịt ở đây đều được xẻ thành nhiều miếng nhỏ, nhìn bề ngoài khó phân định là của tự nhiên, nuôi hay thịt giả heo rừng. Kèm theo dẫn chứng cụ thể là những mảnh đạn chì nhỏ còn găm trong thớ thịt heo, da heo rừng khác heo nhà là dày, có 3 sợi lông trên cùng một lỗ chân lông… thì không ít người mua đều chắc mẩm là heo rừng thật, đến lúc đem về chế biến thì mới biết mình bị lừa.
Chị Kiều Lê, ở phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột than thở: “Vừa qua, tôi mua một cân thịt heo rừng của người bán dạo trên đường Lê Duẩn, khi nấu lên thì ăn không được, thịt heo rất dai, cắn mãi không đứt mà còn có mùi khét của nhựa, hóa ra là thịt heo nái già”. Phần da của các miếng thịt heo rừng và thịt heo nái già gần giống nhau, cộng với công nghệ làm giả hiện nay là găm các mảnh đạn chì vào thớ thịt heo, đồng thời dùng máy bắn lông giả bằng sợi cước vào da heo thì dễ dàng đánh lừa được người mua. Ngay cả các cơ quan chức năng cũng khó phân biệt và khi đi kiểm tra với cách đánh giá và nhìn nhận bằng mắt thường thì không thể biết.
Thịt heo rừng rất được người tiêu dùng ưa chuộng
Nhiều lô hàng thịt rừng được sản xuất từ thịt heo đông lạnh
Những năm gần đây, việc nuôi heo rừng để kinh doanh đã bắt đầu phát triển ồ ạt ở một số tỉnh Tây Nguyên. Mặc dù vậy, do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, sự kiểm định về pháp lý còn nhiều kẽ hở, đã tạo cơ hội để thịt heo rừng giả len lỏi khắp nơi. Người tiêu dùng nên chọn mua heo rừng tại những cơ sở đáng tin cậy, có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh do Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp, giấy phép nuôi động vật hoang dã của Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp… |
Người tiêu dùng nên mua thịt tại những nơi uy tín
Vũ Linh