Thời điểm tốt nào cho chứng khoán?
Số công ty niêm yết bị đưa vào dạng kiểm soát ngày càng nhiều. khiến niềm tin của nhà đầu tư đang bị thử thách
Liên tục trong những ngày gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp đón nhận những thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Các báo cáo tài chính cho thấy nhiều công ty thua lỗ nặng, trong đó có các cổ phiếu tên tuổi như REE, SAM, TRI...
Số công ty bị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đưa vào dạng kiểm soát ngày càng nhiều. Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường đang bị thử thách.
Dồn dập tin xấu
Năm 2008 là năm khó quên đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nhiều bất ổn và biến động không thể ngờ đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài vùng dư chấn khủng hoảng này. Bên cạnh những công ty làm ăn thua lỗ do ảnh hưởng của khủng hoảng, vẫn còn nhiều công ty công bố lãi.
Tuy nhiên, trước những thông tin thua lỗ quá đột ngột được công bố từ một vài công ty niêm yết đã gây hoang mang cho không ít nhà đầu tư, khiến họ cẩn trọng hơn trước cả những con số đẹp.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đang tạo ra một thử thách mới cho Việt Nam. Bên cạnh những chuyển biến vĩ mô tích cực như Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ; giá lương thực và dầu mỏ sẽ tiếp tục giảm; lạm phát đang giảm, từ 27% xuống dưới 10% trong thời gian tới; thâm hụt cán cân thương mại được dự báo thu hẹp trở lại do nhập khẩu giảm...
Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế vẫn đang được thể hiện rõ nét.
Kim ngạch xuất khẩu đã có dấu hiệu giảm trong tháng 1/2009 và dự báo xuất khẩu 2009 sẽ đối diện với áp lực nặng nề khi đơn hàng của nhiều ngành đã bị cắt giảm do nhu cầu của thế giới giảm mạnh.
Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về tăng trưởng GDP (dự kiến sẽ giảm 6% trong năm 2009). Thu nhập ròng của khu vực hộ gia đình đang bị xói mòn dần, và tốc độ tăng chi tiêu của của khu vực tư nhân sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009 khi thất nghiệp gia tăng. Không những thế, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng dự báo giảm.
Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổng quan trên, ông Ken Tai Chee Ming, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Công ty Chứng khoán Kim Eng Singapore cho rằng: “Mặc dù không chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động từ sự suy giảm trong tăng trưởng và thiếu vắng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, VND được dự báo sẽ tiếp tục mất giá vì những nỗ lực hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn và trung hạn. Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Gói kích cầu của chính phủ thông qua việc bù lãi suất chưa thực sự mang lại hiệu quả vì cho đến thời điểm này, những doanh nghiệp không có đơn hàng xuất khẩu vẫn không có nhu cầu vay. Do đó, tình hình các doanh nghiệp niêm yết trên sàn sẽ gặp khó khăn chồng chất trong năm nay là tất yếu.
Tình hình kinh tế vĩ mô sẽ chưa có gì khởi sắc và có thể kéo dài trong suốt cả năm 2009, thậm chí đến 2010, báo trước viễn cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
VN-Index có thể xuống dưới 200 điểm?
Theo ông Ken Tai, “châu Á sẽ không tách khỏi sự đi xuống của Mỹ và VN-Index nhiều khả năng sẽ đi xuống trong thời gian tới”. Mức hỗ trợ trong dài hạn được chuyên gia này đưa ra là 221 điểm và thị trường có thể đi lên tại mức hỗ trợ này.
Tại buổi hội thảo mang tên: “2009 - Khi niềm tin bị thử thách” do Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) tổ chức mới đây tại Tp.HCM, vị chuyên gia này cho rằng: “Chưa thể khẳng định được là thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn hơn những thị trường khác hay không bởi chỉ số P/E (giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) của Việt Nam hiện nay đang ở mức trung bình, rẻ hơn Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; tuy nhiên vẫn cao hơn Hồng Kông, Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Khi tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có thể hồi phục vào đầu năm 2010 thì thị trường chứng khoán là công cụ chỉ báo đi trước nên có thể sẽ phục hồi vào đầu quý 4/2009. Mức hỗ trợ gần nhất theo phân tích kỹ thuật được ông Ken Tai chỉ ra là mức 221 điểm. Nếu mức này bị phá thì VN-Index sẽ giảm xuống mức 213 điểm, và sau đó sẽ là 176 điểm”.
Tuy vậy, theo quan điểm phân tích kỹ thuật, ông Ken Tai nhận định: VN-Index sẽ không tạo đáy trong vòng 3 đến 6 tháng tới và chu kỳ của cuộc khủng hoảng trung bình kéo dài 1 năm 11 tháng. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tạo đáy vào cuối năm 2009.
Chờ thời điểm tốt
Trước bối cảnh này, ông Ken Tai khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong các quyết định mua cổ phiếu. “Chưa nên đầu tư cổ phiếu vào thời điểm này. Nên ngồi im theo dõi diễn biến của thị trường và chờ đợi cơ hội tốt hơn”.
Dấu hiệu để nhận biết thị trường có khả năng bật dậy, theo vị chuyên gia này, là khi thị trường đã bão hòa với các tin xấu. Các thông tin xấu này dồn dập được công bố mà VN-Index vẫn không giảm thêm nữa.
Mặt khác, tín hiệu mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố nên xem xét vì khi dự đoán tình hình đã tốt hơn họ mới quay lại thị trường.
Theo lời khuyên của ông Ken Tai, nhà đầu tư nên bắt đầu mua vào thời điểm cuối quý 3/2009. Nếu có quyết định mua, nên chọn những công ty có mức P/E và P/B thấp hơn mức thị trường vì những công ty này là những công ty đầu tiên hồi phục về giá khi thị trường đi lên.
Bên cạnh đó, chọn công ty có luân chuyển tiền mặt tốt, công ty ít liên quan đến hoạt động xuất khẩu, không chọn các công ty bán các mặt hàng xa xỉ phẩm...; xem xét các công ty có khả năng trả được nợ vay, được hưởng lợi từ gói cứu trợ của Chính phủ như xây dựng và chăm sóc sức khỏe; cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp, không liên quan nhiều đến lĩnh vực đầu tư tài chính.
Năm 2009 chắc chắn sẽ là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Tuy nhiên, với những quyết tâm của Chính phủ và những động thái tích cực từ phía cơ quan chức năng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Niềm tin có thể bị thử thách, nhưng khó khăn và thách thức luôn đi đôi với cơ hội. Và cơ hội sẽ đến với những ai biết kiên nhẫn, không rời bỏ thị trường.
Các báo cáo tài chính cho thấy nhiều công ty thua lỗ nặng, trong đó có các cổ phiếu tên tuổi như REE, SAM, TRI...
Số công ty bị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đưa vào dạng kiểm soát ngày càng nhiều. Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường đang bị thử thách.
Dồn dập tin xấu
Năm 2008 là năm khó quên đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nhiều bất ổn và biến động không thể ngờ đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài vùng dư chấn khủng hoảng này. Bên cạnh những công ty làm ăn thua lỗ do ảnh hưởng của khủng hoảng, vẫn còn nhiều công ty công bố lãi.
Tuy nhiên, trước những thông tin thua lỗ quá đột ngột được công bố từ một vài công ty niêm yết đã gây hoang mang cho không ít nhà đầu tư, khiến họ cẩn trọng hơn trước cả những con số đẹp.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đang tạo ra một thử thách mới cho Việt Nam. Bên cạnh những chuyển biến vĩ mô tích cực như Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ; giá lương thực và dầu mỏ sẽ tiếp tục giảm; lạm phát đang giảm, từ 27% xuống dưới 10% trong thời gian tới; thâm hụt cán cân thương mại được dự báo thu hẹp trở lại do nhập khẩu giảm...
Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức của nền kinh tế vẫn đang được thể hiện rõ nét.
Kim ngạch xuất khẩu đã có dấu hiệu giảm trong tháng 1/2009 và dự báo xuất khẩu 2009 sẽ đối diện với áp lực nặng nề khi đơn hàng của nhiều ngành đã bị cắt giảm do nhu cầu của thế giới giảm mạnh.
Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về tăng trưởng GDP (dự kiến sẽ giảm 6% trong năm 2009). Thu nhập ròng của khu vực hộ gia đình đang bị xói mòn dần, và tốc độ tăng chi tiêu của của khu vực tư nhân sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009 khi thất nghiệp gia tăng. Không những thế, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng dự báo giảm.
Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổng quan trên, ông Ken Tai Chee Ming, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Công ty Chứng khoán Kim Eng Singapore cho rằng: “Mặc dù không chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động từ sự suy giảm trong tăng trưởng và thiếu vắng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, VND được dự báo sẽ tiếp tục mất giá vì những nỗ lực hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn và trung hạn. Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Gói kích cầu của chính phủ thông qua việc bù lãi suất chưa thực sự mang lại hiệu quả vì cho đến thời điểm này, những doanh nghiệp không có đơn hàng xuất khẩu vẫn không có nhu cầu vay. Do đó, tình hình các doanh nghiệp niêm yết trên sàn sẽ gặp khó khăn chồng chất trong năm nay là tất yếu.
Tình hình kinh tế vĩ mô sẽ chưa có gì khởi sắc và có thể kéo dài trong suốt cả năm 2009, thậm chí đến 2010, báo trước viễn cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
VN-Index có thể xuống dưới 200 điểm?
Theo ông Ken Tai, “châu Á sẽ không tách khỏi sự đi xuống của Mỹ và VN-Index nhiều khả năng sẽ đi xuống trong thời gian tới”. Mức hỗ trợ trong dài hạn được chuyên gia này đưa ra là 221 điểm và thị trường có thể đi lên tại mức hỗ trợ này.
Tại buổi hội thảo mang tên: “2009 - Khi niềm tin bị thử thách” do Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) tổ chức mới đây tại Tp.HCM, vị chuyên gia này cho rằng: “Chưa thể khẳng định được là thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn hơn những thị trường khác hay không bởi chỉ số P/E (giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) của Việt Nam hiện nay đang ở mức trung bình, rẻ hơn Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; tuy nhiên vẫn cao hơn Hồng Kông, Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Khi tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có thể hồi phục vào đầu năm 2010 thì thị trường chứng khoán là công cụ chỉ báo đi trước nên có thể sẽ phục hồi vào đầu quý 4/2009. Mức hỗ trợ gần nhất theo phân tích kỹ thuật được ông Ken Tai chỉ ra là mức 221 điểm. Nếu mức này bị phá thì VN-Index sẽ giảm xuống mức 213 điểm, và sau đó sẽ là 176 điểm”.
Tuy vậy, theo quan điểm phân tích kỹ thuật, ông Ken Tai nhận định: VN-Index sẽ không tạo đáy trong vòng 3 đến 6 tháng tới và chu kỳ của cuộc khủng hoảng trung bình kéo dài 1 năm 11 tháng. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tạo đáy vào cuối năm 2009.
Chờ thời điểm tốt
Trước bối cảnh này, ông Ken Tai khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong các quyết định mua cổ phiếu. “Chưa nên đầu tư cổ phiếu vào thời điểm này. Nên ngồi im theo dõi diễn biến của thị trường và chờ đợi cơ hội tốt hơn”.
Dấu hiệu để nhận biết thị trường có khả năng bật dậy, theo vị chuyên gia này, là khi thị trường đã bão hòa với các tin xấu. Các thông tin xấu này dồn dập được công bố mà VN-Index vẫn không giảm thêm nữa.
Mặt khác, tín hiệu mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố nên xem xét vì khi dự đoán tình hình đã tốt hơn họ mới quay lại thị trường.
Theo lời khuyên của ông Ken Tai, nhà đầu tư nên bắt đầu mua vào thời điểm cuối quý 3/2009. Nếu có quyết định mua, nên chọn những công ty có mức P/E và P/B thấp hơn mức thị trường vì những công ty này là những công ty đầu tiên hồi phục về giá khi thị trường đi lên.
Bên cạnh đó, chọn công ty có luân chuyển tiền mặt tốt, công ty ít liên quan đến hoạt động xuất khẩu, không chọn các công ty bán các mặt hàng xa xỉ phẩm...; xem xét các công ty có khả năng trả được nợ vay, được hưởng lợi từ gói cứu trợ của Chính phủ như xây dựng và chăm sóc sức khỏe; cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp, không liên quan nhiều đến lĩnh vực đầu tư tài chính.
Năm 2009 chắc chắn sẽ là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Tuy nhiên, với những quyết tâm của Chính phủ và những động thái tích cực từ phía cơ quan chức năng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Niềm tin có thể bị thử thách, nhưng khó khăn và thách thức luôn đi đôi với cơ hội. Và cơ hội sẽ đến với những ai biết kiên nhẫn, không rời bỏ thị trường.