16:34 08/07/2016

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”?

PV

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”? - Ảnh 1

Michael Kors cũng là một thương hiệu ủng hộ nhiệt thành xu hướng “see now buy now” Nhiều chuyên gia cũng cho rằng “see now buy now” chính là một giải pháp hiệu quả để đối phó lại làn sóng bùng nổ của dòng “fast fashion” – tức thời trang nhanh, hoặc thời trang ăn liền. Bởi giờ đây, các show diễn đều đã có thể được truyền trực tiếp trên truyền hình, internet, mạng xã hội, tức là công chúng đã có thể xem ngay, thích ngay nhưng lại không thể “xuống tiền” liền tay. Nên biết, những thương hiệu bình dân như Zara, H&M, Mango có thể chỉ mất vài tuần để đưa những sản phẩm theo xu hướng mới nhất lên kệ, trong khi đó, với các thương hiệu cao cấp, thời gian từ sàn catwalk ra đến showroom vẫn mất chừng vài tháng.  Tom Ford, người từng tổ chức những show diễn cấm toàn bộ máy quay, máy ảnh hay smartphone cho biết, “trong một thế giới nhanh và phẳng như hiện nay, trưng bày một bộ sưu tập và bốn tháng sau mới bán cho khách hàng là phương thức kinh doanh cũ kỹ và lạc hậu. Khách hàng luôn yêu cầu những gì họ thích phải có ngay lập tức. Mà bốn tháng là quãng thời gian đủ dài để họ quên đi mình đã từng thích thứ gì”. Còn Christopher Bailey, CEO kiêm Giám đốc sáng tạo của Burberry chỉ nói đơn giản, “sự thay đổi này cho phép xây dựng mối liên hệ gần gũi hơn giữa những trải nghiệm chúng tôi tạo ra trên sàn catwalk với khách hàng”.

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”? - Ảnh 2

Burberry Prorsum là nhà tiên phong trong phương thức kinh doanh “see now buy now”

Vậy những người phản đối sẽ đưa ra ý kiến gì? Thời trang cao cấp thực chất là một ngành dịch vụ thượng tầng, và các nhà cung cấp luôn muốn khách hàng được phục vụ tốt nhất có thể. Sidney Toledano, CEO của Christian Dior phản biện: “Làm sao mà một bộ sưu tập bạn vừa xem xong đã có thể lên kệ ngay hôm sau? Như vậy là nó đã được làm ra từ sáu tháng trước và giấu kỹ ở một nơi nào đó”. Chanel, Saint Laurent và Hermès là những nhà mốt hoàn toàn tán đồng với nhận định của Sidney Toledano và cho rằng khách hàng thượng lưu không ngại chờ đợi bốn đến sáu tháng để nhận được những sản phẩm ưng ý bởi vì “họ hoàn toàn hiểu rõ hệ thống hi-fashion vận hành ra làm sao”. Hiệp hội thiết kế thời trang Mỹ (Council Of Fashion Designers of America – CFDA) cũng đã có kế hoạch thay đổi cơ cấu của Tuần lễ thời trang New York để giúp “các nhà mốt đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho mình”. Tức là sẽ dung hòa giữa hai xu hướng cũ và mới, bởi trên thực tế, bất kể nhà mốt cao cấp nào cũng ý thức được rất rõ sự đe dọa của dòng thời trang ăn liền, việc tung ra sản phẩm sớm sẽ giúp khách hàng không đánh mất sự hứng thú từ lúc xem đến lúc mua sản phẩm. Với ba đầu tầu quan trọng nhất bao gồm Burberry Prorsum, Tom Ford và Tommy Hilfiger, những cái tên ủng hộ trào lưu :see now buy now” ngày càng đông đảo, như Michael Kors, Proenza Schouler, Theory, Tory Burch, Alice + Olivia… 

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”? - Ảnh 3

Gucci trung thành với phương thức kinh doanh cũ vì không muốn tách rời khái niệm “xa xỉ”
khỏi các sản phẩm của mình

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”? - Ảnh 4

 Chủ quản của Tuần lễ thời trang New York sẽ tiến hành một số thay đổi
cho phù hợp lợi ích của tất cả các nhà mốt

Thời trang cao cấp bắt đầu kinh doanh kiểu “ăn liền”? - Ảnh 5

Một thương hiệu rất được ưa thích là Balmain cũng lựa chọn ngả theo “see now buy now”

Balmain, một cái tên rất được ưa thích trong vài năm trở lại đây cũng đã chính thức tuyên bố sẽ có cả những show diễn “see now buy now” bên cạnh kiểu truyền thống, nhờ vào việc nhận thức được tầm quan trọng của truyền thông trên mạng xã hội cũng như mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chuỗi phân phối và bán lẻ danh tiếng. Với “see now buy now”, các nhà mốt xa xỉ sẽ có mối liên kết chặt chẽ hơn với khách hàng, qua đó giúp phát triển thị trường tốt hơn, đó là một nhận định chính xác và rất khó phản biện. Riêng với Gucci, những thành công bền vững qua nhiều thập kỷ cho phép nhà mốt này nói “không” với trào lưu mới, và theo Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele, “see now buy now” vô tình đã tách khái niệm “cao cấp” ra khỏi thời trang, biến các show diễn đắt giá thành những hội chợ mua bán tầm thường.  Burberry Prorsum sẽ tổ chức đêm diễn “see now buy now” đầu tiên vào tháng 9 tới, chắc chắn cả làng thời trang cao cấp và người quan tâm sẽ nín thở chờ xem mức độ thành công để đưa ra những bước đi cụ thể tiếp theo. Versace và Moschinom những nhà mốt còn đang giữ thái độ trung dung thực ra cũng bắt đầu có xu hướng ngả theo trào lưu mới vì những lợi ích trước mắt không thể chối bỏ của nó. 
Burberry Prorsum cũng cho biết sẽ tiếp tục coi “see now buy now” là phương hướng kinh doanh chính trong vài năm tới, một lời cảnh báo nặng ký tới các thương hiệu thời trang bình dân mà đại diện tiêu biểu là Zara. Bởi kể cả khi chuyển sang kiểu “ăn liền” thì đẳng cấp của các nhà mốt xa xỉ là điều không thể phủ nhận, duy trì được niềm hứng thú của khách hàng với sản phẩm trong quãng thời gian vừa đủ để họ kịp móc ví chi trả và có thể sản xuất với số lượng lớn chính là những yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Làng thời trang cao cấp sẽ chính thức thay đổi vào tháng 9 này.


Thu Ngọc