Thời “vàng son” iPhone xách tay về dĩ vãng!
Mỗi lần đi buôn “điện thoại quả táo” xách tay mới ra “lò”, kiếm vài chục triệu, ngon ơ, nhưng
Vài năm trước, mỗi chiếc iPhone xách tay bán ra kiếm lãi 6 - 8 triệu đồng, có khi lên tới 10 triệu. Mỗi lần đi buôn “điện thoại quả táo” xách tay mới ra “lò”, kiếm vài chục triệu, ngon ơ!
Nhưng, trong mắt anh Nguyễn Hưng, chủ một đại lý kinh doanh iPhone xách tay trên phố Thái Hà, Hà Nội, với hơn 6 năm kinh nghiệm, cái thời “ngon ăn” và “phất lên” nhờ iPhone, giờ đã là dĩ vãng...
Hàng trăm người buôn
Hồi trước, lượng người Việt sang Singapore buôn iPhone còn ít nên iPhone xách tay khi về Việt Nam giá được đẩy lên khá cao, ít nhất là 40% và trung bình là từ 70-80% và nhiều là 100% so với giá gốc.
Trừ tất cả các chi phí, mỗi chiếc iPhone bán ra lãi cũng 7-8 triệu đồng, thậm chí một hai ngày đầu tiên, lãi còn lên tới 10 hoặc trên 10 triệu đồng/sản phẩm, chỉ trong một tuần đầu đi buôn iPhone là có thể kiếm được vài chục triệu - đó là thời “vàng son” của iPhone xách tay, Hưng nói.
Cái thời “ngon ăn” ấy, tuy vậy, chỉ được tính từ thế hệ iPhone 5S đổ về trước, còn từ iPhone 6, từ tháng 9/2014 về sau này, kinh doanh iPhone xách tay trở lên khó khăn hơn.
Khi iPhone 6 được bán ra thị trường cũng là lúc có hàng trăm người Việt sang Singapore “đánh hàng”, anh Nguyễn Hưng nhớ lại. Trong đó, có nhiều đoàn tổ chức theo nhóm 5-7 người, rồi cả dân du học sinh, làm ăn tại Singapore cũng tham gia vào “mạng lưới” buôn iPhone kiếm lời.
Sản phẩm iPhone đưa về Việt Nam nhiều, kéo theo đó lợi nhuận mỗi chiếc iPhone cũng ít đi, trung bình chỉ còn được từ 2-3 triệu đồng.
Như trong lần bán ra iPhone 7 tại đảo quốc sư tử cách đây ít hôm, số người Việt đến túc trực tại trung tâm mua sắm Somerset trên đường Orchard (Singapore), theo anh Hưng, con số ước tính cũng khoảng trên dưới 300 người, trong đó, số đông là đi buôn. Anh T.N, chủ một cửa hàng iPhone xách tay trên đường Cầu Giấy, cho biết, anh cũng như nhiều người Việt sang Singapore “đánh” iPhone 7 trung bình mang về được khoảng 4-5 máy, người nào mua giỏi thì được khoảng 9-10 máy.
Do lượng hàng iPhone 7 nhiều nên giá bán cũng không được như dự kiến của giới kinh doanh. iPhone 7 xách tay ngày đầu về Việt Nam có giá là 23,99 triệu và 26,99 triệu đồng cho bản 32GB và 128GB, trong khi giá dự kiến trước đó là 24,99 và 27,99 triệu đồng.
Thậm chí chỉ sau hai ngày, mức giá tiếp tục giảm từ 4-5 triệu đồng, như iPhone 7 32GB giảm xuống còn 19,5 triệu đồng, bản 128GB còn 22 triệu đồng và bản 256GB giá 23,6 triệu đồng.
Đến thời điểm hiện tại (25/9), sau khoảng 10 ngày, iPhone 7 xách tay về thị trường Việt tại phần lớn các điểm bán, giá giảm trung từ 5-7 triệu đồng, còn iPhone 7 Plus, mức giảm chậm hơn, từ 3-5 triệu đồng.
“Khi trước, iPhone xách tay giữ giá khá tốt, khoảng cách giá mỗi lần giảm cũng ít hơn. Nhưng nay, giá giảm theo ngày, theo buổi và theo từng giờ, mức giảm cũng khá lớn, có khi lên tới hàng triệu đồng”, đại diện nhiều cửa hàng bán iPhone xách tay, thừa nhận.
Khi nào không còn “đất” cho iPhone xách tay?
Lợi nhuận mỗi chiếc iPhone xách tay bán ra ngày giảm nhanh, thế nhưng, không vì thế mà giới đi buôn giảm đi, ngược lại, số lượng vẫn tiếp tục tăng lên.
Đại diện một hệ thống bán lẻ điện thoại, trong đó có hàng xách tay, giải thích, đi buôn iPhone xách tay mới ra mắt, nếu bán được 5 - 6 chiếc là đã kiếm được 10-15 triệu đồng. Làm gì trong vài ngày mà kiếm được cả chục triệu đồng như vậy.
Trong khi, đối với giới du học sinh, lao động tại Singapore cũng tranh thủ ngày đầu tiên iPhone mới được mở bán đến đặt mua sau đó “sang tay” ngay cho giới buôn, lãi cũng được từ 100 - dưới 150 USD.
Giới buôn iPhone được chia làm hai nhóm, gồm những cá nhân đơn lẻ đi buôn, theo đó số lượng iPhone gom được ít, trung bình từ 5 - 10 máy, đủ đảm bảo mức lợi nhuận hấp dẫn kiếm trong vài ngày, và thứ hai là nhóm với những tổ chức, công ty chuyên buôn bán iPhone, nhóm này thì có thể gom được vài chục, vài trăm chiếc rồi về “đổ” lại cho các đại lý bán lẻ trong nước.
Anh Nguyễn Lạc Huy, đại diện của hệ thống bán lẻ CellphoneS với gần 20 cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM, cho biết, CellphoneS thường phải nhập lại của các đơn vị chuyên buôn iPhone xách tay. Trong thời gian iPhone xách tay bị đẩy giá (những ngày đầu bán ra thị trường), mỗi chiếc lãi trung bình được 2-3 triệu đồng, nhưng sau, khi mức giá đi vào ổn định thì chỉ lãi được khoảng 500 nghìn/sản phẩm.
Theo anh Huy, cho dù iPhone xách tay lãi ngày càng ít, và đặc biệt, khi sản phẩm cao cấp của Apple này đã được phân phối bởi hai hệ thống bán lẻ chính thức là Thế Giới Di Động và FPT Shop thì iPhone xách tay ở Việt Nam vẫn cứ tồn tại và phát triển.
Sở dĩ, theo anh Huy, vì iPhone xách tay luôn có trên thị trường sớm hơn hàng nhập khẩu chính hãng trước hơn một tháng, thứ hai giá cũng rẻ hơn hàng chính hãng và thứ ba là iPhone xách tay giờ cũng được bảo hành tại các trung tâm bảo hành của hãng Apple như với hàng chính hãng.
“iPhone xách tay sẽ ít hoặc không còn được bán ở Việt Nam chỉ khi nào Apple cho Việt Nam được bán iPhone như các thị trường bán ra sớm nhất, như Mỹ, Singapore, Đức… Nhưng ngày đó thì chưa biết đến bao giờ”, chủ nhiều cửa hàng iPhone xách tay nói.
Nhưng, trong mắt anh Nguyễn Hưng, chủ một đại lý kinh doanh iPhone xách tay trên phố Thái Hà, Hà Nội, với hơn 6 năm kinh nghiệm, cái thời “ngon ăn” và “phất lên” nhờ iPhone, giờ đã là dĩ vãng...
Hàng trăm người buôn
Hồi trước, lượng người Việt sang Singapore buôn iPhone còn ít nên iPhone xách tay khi về Việt Nam giá được đẩy lên khá cao, ít nhất là 40% và trung bình là từ 70-80% và nhiều là 100% so với giá gốc.
Trừ tất cả các chi phí, mỗi chiếc iPhone bán ra lãi cũng 7-8 triệu đồng, thậm chí một hai ngày đầu tiên, lãi còn lên tới 10 hoặc trên 10 triệu đồng/sản phẩm, chỉ trong một tuần đầu đi buôn iPhone là có thể kiếm được vài chục triệu - đó là thời “vàng son” của iPhone xách tay, Hưng nói.
Cái thời “ngon ăn” ấy, tuy vậy, chỉ được tính từ thế hệ iPhone 5S đổ về trước, còn từ iPhone 6, từ tháng 9/2014 về sau này, kinh doanh iPhone xách tay trở lên khó khăn hơn.
Khi iPhone 6 được bán ra thị trường cũng là lúc có hàng trăm người Việt sang Singapore “đánh hàng”, anh Nguyễn Hưng nhớ lại. Trong đó, có nhiều đoàn tổ chức theo nhóm 5-7 người, rồi cả dân du học sinh, làm ăn tại Singapore cũng tham gia vào “mạng lưới” buôn iPhone kiếm lời.
Sản phẩm iPhone đưa về Việt Nam nhiều, kéo theo đó lợi nhuận mỗi chiếc iPhone cũng ít đi, trung bình chỉ còn được từ 2-3 triệu đồng.
Như trong lần bán ra iPhone 7 tại đảo quốc sư tử cách đây ít hôm, số người Việt đến túc trực tại trung tâm mua sắm Somerset trên đường Orchard (Singapore), theo anh Hưng, con số ước tính cũng khoảng trên dưới 300 người, trong đó, số đông là đi buôn. Anh T.N, chủ một cửa hàng iPhone xách tay trên đường Cầu Giấy, cho biết, anh cũng như nhiều người Việt sang Singapore “đánh” iPhone 7 trung bình mang về được khoảng 4-5 máy, người nào mua giỏi thì được khoảng 9-10 máy.
Do lượng hàng iPhone 7 nhiều nên giá bán cũng không được như dự kiến của giới kinh doanh. iPhone 7 xách tay ngày đầu về Việt Nam có giá là 23,99 triệu và 26,99 triệu đồng cho bản 32GB và 128GB, trong khi giá dự kiến trước đó là 24,99 và 27,99 triệu đồng.
Thậm chí chỉ sau hai ngày, mức giá tiếp tục giảm từ 4-5 triệu đồng, như iPhone 7 32GB giảm xuống còn 19,5 triệu đồng, bản 128GB còn 22 triệu đồng và bản 256GB giá 23,6 triệu đồng.
Đến thời điểm hiện tại (25/9), sau khoảng 10 ngày, iPhone 7 xách tay về thị trường Việt tại phần lớn các điểm bán, giá giảm trung từ 5-7 triệu đồng, còn iPhone 7 Plus, mức giảm chậm hơn, từ 3-5 triệu đồng.
“Khi trước, iPhone xách tay giữ giá khá tốt, khoảng cách giá mỗi lần giảm cũng ít hơn. Nhưng nay, giá giảm theo ngày, theo buổi và theo từng giờ, mức giảm cũng khá lớn, có khi lên tới hàng triệu đồng”, đại diện nhiều cửa hàng bán iPhone xách tay, thừa nhận.
Khi nào không còn “đất” cho iPhone xách tay?
Lợi nhuận mỗi chiếc iPhone xách tay bán ra ngày giảm nhanh, thế nhưng, không vì thế mà giới đi buôn giảm đi, ngược lại, số lượng vẫn tiếp tục tăng lên.
Đại diện một hệ thống bán lẻ điện thoại, trong đó có hàng xách tay, giải thích, đi buôn iPhone xách tay mới ra mắt, nếu bán được 5 - 6 chiếc là đã kiếm được 10-15 triệu đồng. Làm gì trong vài ngày mà kiếm được cả chục triệu đồng như vậy.
Trong khi, đối với giới du học sinh, lao động tại Singapore cũng tranh thủ ngày đầu tiên iPhone mới được mở bán đến đặt mua sau đó “sang tay” ngay cho giới buôn, lãi cũng được từ 100 - dưới 150 USD.
Giới buôn iPhone được chia làm hai nhóm, gồm những cá nhân đơn lẻ đi buôn, theo đó số lượng iPhone gom được ít, trung bình từ 5 - 10 máy, đủ đảm bảo mức lợi nhuận hấp dẫn kiếm trong vài ngày, và thứ hai là nhóm với những tổ chức, công ty chuyên buôn bán iPhone, nhóm này thì có thể gom được vài chục, vài trăm chiếc rồi về “đổ” lại cho các đại lý bán lẻ trong nước.
Anh Nguyễn Lạc Huy, đại diện của hệ thống bán lẻ CellphoneS với gần 20 cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM, cho biết, CellphoneS thường phải nhập lại của các đơn vị chuyên buôn iPhone xách tay. Trong thời gian iPhone xách tay bị đẩy giá (những ngày đầu bán ra thị trường), mỗi chiếc lãi trung bình được 2-3 triệu đồng, nhưng sau, khi mức giá đi vào ổn định thì chỉ lãi được khoảng 500 nghìn/sản phẩm.
Theo anh Huy, cho dù iPhone xách tay lãi ngày càng ít, và đặc biệt, khi sản phẩm cao cấp của Apple này đã được phân phối bởi hai hệ thống bán lẻ chính thức là Thế Giới Di Động và FPT Shop thì iPhone xách tay ở Việt Nam vẫn cứ tồn tại và phát triển.
Sở dĩ, theo anh Huy, vì iPhone xách tay luôn có trên thị trường sớm hơn hàng nhập khẩu chính hãng trước hơn một tháng, thứ hai giá cũng rẻ hơn hàng chính hãng và thứ ba là iPhone xách tay giờ cũng được bảo hành tại các trung tâm bảo hành của hãng Apple như với hàng chính hãng.
“iPhone xách tay sẽ ít hoặc không còn được bán ở Việt Nam chỉ khi nào Apple cho Việt Nam được bán iPhone như các thị trường bán ra sớm nhất, như Mỹ, Singapore, Đức… Nhưng ngày đó thì chưa biết đến bao giờ”, chủ nhiều cửa hàng iPhone xách tay nói.