Thống đốc: Đã có doanh nghiệp vay với lãi suất dưới 7%
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được vay vốn với lãi suất ở mức thấp, theo thông tin từ người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay, lãi suất cho vay các lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thấp hơn các lĩnh vực sản xuất thông thường khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Huỳnh Thành Lập.
Qua làm việc với doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, toàn hệ thống ngân hàng chưa thực sự có một ngân hàng công nghiệp đúng nghĩa, vị Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đặt vấn đề tại văn bản chất vấn.
Chỉ riêng Ngân hàng Công thương do Nhà nước kiểm soát mới chỉ chú trọng đến “thương” mà chưa quan tâm đến “công”, ít khi doanh nghiệp vay được vốn mua máy móc, thiết bị mà chỉ được tài trợ phần “thương”, tức sản phẩm cuối cùng ra thị trường. Nếu doanh nghiệp có vay được vốn mua máy móc thiết bị với lãi suất trung hạn, dài hạn thì lãi suất cũng rất cao. Điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Lập viết tiếp.
Quan điểm và giải pháp về vấn đề này của Thống đốc là điều đại biểu Lập muốn được biết để trả lời cử tri.
Tại văn bản trả lời, Thống đốc cho biết, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn kế thừa tên gọi do lịch sử để lại, nhưng không chỉ còn phục vụ một số ngành, lĩnh vực nhất định như giai đoạn 1988- 1990.
Trong hơn 100 tổ chức tín dụng, hầu hết đều cho vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh với mức cho vay tối đa 70% chi phí đầu tư và giá trị tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng phân trần với đại biểu là các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với rủi ro kỳ hạn do nhu cầu vay vốn phục vụ đầu tư, phát triển, sản xuất với kỳ hạn trung và dài hạn là rất lớn, trong khi phần lớn vốn huy động là ngắn hạn.
“Bên cạnh đó, với kỳ hạn dài thì rủi ro tín dụng của khách hàng cũng cao hơn. Vì vậy, lãi suất các khoản cho vay trung và dài hạn này thường cao hơn so với các khoản vay khác”, Thống đốc giải thích.
Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Bình thông tin lãi suất cho vay lĩnh vực này đã ở mức thấp 7 - 8%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất thông thường khác từ 1 - 2%/năm.
Thậm chí một số tổ chức tín dụng còn cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, với lãi suất chỉ có 6,5 - 7%/năm.
Cập nhật con số đến 31/3/2014, Thống đốc cho biết dư nợ tín dụng với ngành công nghiệp tăng 2,11% so với cuối năm 2013, chiếm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Còn dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 0,34% so với cuối năm 2013 (thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế 0,5%) chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Qua làm việc với doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, toàn hệ thống ngân hàng chưa thực sự có một ngân hàng công nghiệp đúng nghĩa, vị Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đặt vấn đề tại văn bản chất vấn.
Chỉ riêng Ngân hàng Công thương do Nhà nước kiểm soát mới chỉ chú trọng đến “thương” mà chưa quan tâm đến “công”, ít khi doanh nghiệp vay được vốn mua máy móc, thiết bị mà chỉ được tài trợ phần “thương”, tức sản phẩm cuối cùng ra thị trường. Nếu doanh nghiệp có vay được vốn mua máy móc thiết bị với lãi suất trung hạn, dài hạn thì lãi suất cũng rất cao. Điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Lập viết tiếp.
Quan điểm và giải pháp về vấn đề này của Thống đốc là điều đại biểu Lập muốn được biết để trả lời cử tri.
Tại văn bản trả lời, Thống đốc cho biết, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn kế thừa tên gọi do lịch sử để lại, nhưng không chỉ còn phục vụ một số ngành, lĩnh vực nhất định như giai đoạn 1988- 1990.
Trong hơn 100 tổ chức tín dụng, hầu hết đều cho vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh với mức cho vay tối đa 70% chi phí đầu tư và giá trị tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng phân trần với đại biểu là các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với rủi ro kỳ hạn do nhu cầu vay vốn phục vụ đầu tư, phát triển, sản xuất với kỳ hạn trung và dài hạn là rất lớn, trong khi phần lớn vốn huy động là ngắn hạn.
“Bên cạnh đó, với kỳ hạn dài thì rủi ro tín dụng của khách hàng cũng cao hơn. Vì vậy, lãi suất các khoản cho vay trung và dài hạn này thường cao hơn so với các khoản vay khác”, Thống đốc giải thích.
Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Bình thông tin lãi suất cho vay lĩnh vực này đã ở mức thấp 7 - 8%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất thông thường khác từ 1 - 2%/năm.
Thậm chí một số tổ chức tín dụng còn cho vay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, với lãi suất chỉ có 6,5 - 7%/năm.
Cập nhật con số đến 31/3/2014, Thống đốc cho biết dư nợ tín dụng với ngành công nghiệp tăng 2,11% so với cuối năm 2013, chiếm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Còn dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 0,34% so với cuối năm 2013 (thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế 0,5%) chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.