Thống đốc mở thêm cơ hội ưu đãi vì… tình cảm
Mặc dù chương trình cho vay ưu đãi đã đóng lại, nhưng vì tình cảm nên Ngân hàng Nhà nước vẫn sẵn sàng mở ra
Cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có chuyến đi thực tế địa phương. Và thêm một doanh nghiệp có thể được vay vốn ưu đãi trung dài hạn, khi lãnh đạo đầu ngành giao các đầu mối đứng ra xử lý.
Bên lề cuộc hội thảo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc ngày 20/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đến tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường, doanh nghiệp lớn nhất tỉnh.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc công ty Hùng Cường, cho biết: nhờ hơn 114 tỷ đồng vay vốn ngân hàng thời gian qua, công ty đã tổ chức thu gom sản phẩm, đầu tư nhà xưởng, công nghệ, trang thiết bị, kết nối thị trường xuất khẩu…, đến nay đã xây dựng được 5 nhà máy, 2 tổng kho, 1 chi nhánh tại Hà Nội và xuất khẩu hàng đi 21 quốc gia.
Từ doanh thu 5 tỷ đồng/năm, đến nay công ty đã đạt khoảng 150 tỷ đồng/năm và vẫn còn tiềm năng để phát triển đến 300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết, nguyện vọng của công ty hiện nay là có thể nguồn vốn trung dài hạn, được ưu đãi hơn nữa về lãi suất.
Trước nguyện vọng này, Thống đốc Bình lưu ý doanh nghiệp cần chú trọng quy hoạch thị trường, lập đề án để phát triển lâu dài và bền vững, đảm bảo sự ổn định về chất lượng và sản lượng.
Ông cũng giới thiệu, để đáp ứng nhu cầu của những doanh nghiệp như trên, trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu, hơn một năm trước Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ đã phối hợp và lựa chọn 30 dự án trên toàn quốc tham gia chương trình cho vay thí điểm liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, với quy mô vốn trên 4.600 tỷ đồng.
Đến nay, chương trình trên đã tạm đóng lại để tháng 4/2015 tiến hành đánh giá, sơ kết, làm cơ sở để có thể chính thức xây dựng một chính sách cụ thể.
Tuy nhiên, Thống đốc nói: “Mặc dù chương trình đã đóng lại nhưng vì tình cảm yêu thương, quý mến với Hà Giang, nên Ngân hàng Nhà nước vẫn sẵn sàng mở ra để các doanh nghiệp như Hùng Cường tham gia”.
Theo đó, ông giao Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Giang làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp lập đề án, xin thẩm định từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Giang, để nếu được sẽ rót vốn cho vay ưu đãi theo cơ chế đặc thù.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng đưa luôn hướng mở nói trên vào hội thảo diễn ra sau đó. Ông đề nghị, lãnh đạo tỉnh Hà Giang chỉ đạo các doanh nghiệp có các kiến nghị với các bộ trong chương trình thí điểm trên.
“Chúng tôi sẽ tiến hành sơ kết việc cho vay thí điểm này vào tháng 4 tới, rất mong các đồng chí tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có một vài dự án để làm mẫu, từ đó nhân rộng ra để các thế mạnh của tỉnh ta được phát huy”, Thống đốc Bình nói.
Tại Hà Giang, tính đến cuối 2014, tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng chỉ khoảng 10.300 tỷ đồng. Theo Thống đốc, quy mô phát triển kinh tế tại đây còn rất nhỏ bé; con số này thậm chí còn ít hơn quy mô của một chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn lớn.
Bên lề cuộc hội thảo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc ngày 20/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đến tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường, doanh nghiệp lớn nhất tỉnh.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc công ty Hùng Cường, cho biết: nhờ hơn 114 tỷ đồng vay vốn ngân hàng thời gian qua, công ty đã tổ chức thu gom sản phẩm, đầu tư nhà xưởng, công nghệ, trang thiết bị, kết nối thị trường xuất khẩu…, đến nay đã xây dựng được 5 nhà máy, 2 tổng kho, 1 chi nhánh tại Hà Nội và xuất khẩu hàng đi 21 quốc gia.
Từ doanh thu 5 tỷ đồng/năm, đến nay công ty đã đạt khoảng 150 tỷ đồng/năm và vẫn còn tiềm năng để phát triển đến 300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết, nguyện vọng của công ty hiện nay là có thể nguồn vốn trung dài hạn, được ưu đãi hơn nữa về lãi suất.
Trước nguyện vọng này, Thống đốc Bình lưu ý doanh nghiệp cần chú trọng quy hoạch thị trường, lập đề án để phát triển lâu dài và bền vững, đảm bảo sự ổn định về chất lượng và sản lượng.
Ông cũng giới thiệu, để đáp ứng nhu cầu của những doanh nghiệp như trên, trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu, hơn một năm trước Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ đã phối hợp và lựa chọn 30 dự án trên toàn quốc tham gia chương trình cho vay thí điểm liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, với quy mô vốn trên 4.600 tỷ đồng.
Đến nay, chương trình trên đã tạm đóng lại để tháng 4/2015 tiến hành đánh giá, sơ kết, làm cơ sở để có thể chính thức xây dựng một chính sách cụ thể.
Tuy nhiên, Thống đốc nói: “Mặc dù chương trình đã đóng lại nhưng vì tình cảm yêu thương, quý mến với Hà Giang, nên Ngân hàng Nhà nước vẫn sẵn sàng mở ra để các doanh nghiệp như Hùng Cường tham gia”.
Theo đó, ông giao Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Giang làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp lập đề án, xin thẩm định từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Giang, để nếu được sẽ rót vốn cho vay ưu đãi theo cơ chế đặc thù.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng đưa luôn hướng mở nói trên vào hội thảo diễn ra sau đó. Ông đề nghị, lãnh đạo tỉnh Hà Giang chỉ đạo các doanh nghiệp có các kiến nghị với các bộ trong chương trình thí điểm trên.
“Chúng tôi sẽ tiến hành sơ kết việc cho vay thí điểm này vào tháng 4 tới, rất mong các đồng chí tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có một vài dự án để làm mẫu, từ đó nhân rộng ra để các thế mạnh của tỉnh ta được phát huy”, Thống đốc Bình nói.
Tại Hà Giang, tính đến cuối 2014, tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng chỉ khoảng 10.300 tỷ đồng. Theo Thống đốc, quy mô phát triển kinh tế tại đây còn rất nhỏ bé; con số này thậm chí còn ít hơn quy mô của một chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn lớn.