Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: “Lãi suất sẽ giảm dần theo tốc độ CPI”
Một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra thông điệp về định hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới
Một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra thông điệp về định hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới, trong thông tin do Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay (9/6).
Sau khi Chính phủ điều chỉnh mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 15% và tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết về cơ bản, kịch bản của chính sách tiền tệ không có gì thay đổi nhưng phải rất linh hoạt; Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện bằng được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng tổng phương tiện thanh toán đã được đề ra (tương ứng dưới 20% và từ 15% - 16%).
Về lãi suất, Thống đốc nói rằng: “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011, trong đó nhận định: lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Bởi không có quốc gia nào lạm phát cao mà lãi suất lại thấp. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng”.
Trong Nghị quyết 83, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành phân bổ đều chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán theo các quý, tháng phù hợp với diễn biến thị trường, và mùa vụ sản xuất, kinh doanh… Ngân hàng Nhà nước quán triệt các ngân hàng thương mại tạo sự đồng thuận, tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh; xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn hệ thống…
“Về nguyên tắc chung, khi CPI giảm dần, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các công cụ điều hành để tác động giảm dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc chứ không thể thay đổi ngay về chính sách, về lãi suất”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết định hướng.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nhận định rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm đạt 6,92% là không thấp trong điều kiện GDP 5 tháng đầu năm tăng 5,6%, dự kiến 6 tháng cuối năm tăng 5,6 - 6%. Hơn nữa, ông cho rằng, trong bối cảnh phải ưu tiên kiềm chế lạm phát thì tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy là phù hợp.
Và tổng phương tiện thanh toán tăng thấp là do có biến động tiền gửi nhưng Ngân hàng Trung ương “đã kiểm soát rất chặt chẽ nên không có hiện tượng điều hành giật cục mà rất linh hoạt”.
Liên quan đến việc giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, ông Giàu cho rằng ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp để các ngân hàng thương mại có sự chuẩn bị và liên tục cảnh báo về rủi ro tín dụng phi sản xuất.
“Hiện còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có tỷ lệ dư nợ khu vực phi sản xuất trên 22%, trong đó có hai ngân hàng trên 50%. Để thực hiện yêu cầu đề ra, sẽ có ngân hàng thương mại gặp khó khăn nhưng đã là chính sách chung thì phải công bằng, không thể phân biệt một ngân hàng nào. Nếu ngân hàng thương mại nào vi phạm quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài xử phạt”, ông Giàu nhấn mạnh.
Sau khi Chính phủ điều chỉnh mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 15% và tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết về cơ bản, kịch bản của chính sách tiền tệ không có gì thay đổi nhưng phải rất linh hoạt; Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện bằng được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng tổng phương tiện thanh toán đã được đề ra (tương ứng dưới 20% và từ 15% - 16%).
Về lãi suất, Thống đốc nói rằng: “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011, trong đó nhận định: lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Bởi không có quốc gia nào lạm phát cao mà lãi suất lại thấp. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng”.
Trong Nghị quyết 83, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành phân bổ đều chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán theo các quý, tháng phù hợp với diễn biến thị trường, và mùa vụ sản xuất, kinh doanh… Ngân hàng Nhà nước quán triệt các ngân hàng thương mại tạo sự đồng thuận, tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh; xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn hệ thống…
“Về nguyên tắc chung, khi CPI giảm dần, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các công cụ điều hành để tác động giảm dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc chứ không thể thay đổi ngay về chính sách, về lãi suất”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết định hướng.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nhận định rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm đạt 6,92% là không thấp trong điều kiện GDP 5 tháng đầu năm tăng 5,6%, dự kiến 6 tháng cuối năm tăng 5,6 - 6%. Hơn nữa, ông cho rằng, trong bối cảnh phải ưu tiên kiềm chế lạm phát thì tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy là phù hợp.
Và tổng phương tiện thanh toán tăng thấp là do có biến động tiền gửi nhưng Ngân hàng Trung ương “đã kiểm soát rất chặt chẽ nên không có hiện tượng điều hành giật cục mà rất linh hoạt”.
Liên quan đến việc giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, ông Giàu cho rằng ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp để các ngân hàng thương mại có sự chuẩn bị và liên tục cảnh báo về rủi ro tín dụng phi sản xuất.
“Hiện còn 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có tỷ lệ dư nợ khu vực phi sản xuất trên 22%, trong đó có hai ngân hàng trên 50%. Để thực hiện yêu cầu đề ra, sẽ có ngân hàng thương mại gặp khó khăn nhưng đã là chính sách chung thì phải công bằng, không thể phân biệt một ngân hàng nào. Nếu ngân hàng thương mại nào vi phạm quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài xử phạt”, ông Giàu nhấn mạnh.