Thử chấm điểm các “thí sinh” 3G
Có thể chấm điểm các hồ sơ thi tuyển 3G nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Hồ sơ thi tuyển 3G đã được 6 “thí sinh” nộp cho Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có một hồ sơ liên danh giữa EVN Telecom và Hanoi Telecom. Các hồ sơ này được xếp hạng ra sao?
Mặc dù thông tin chính thức chưa được tiết lộ cụ thể nhưng theo các thông tin ban đầu từ chính các “thí sinh” tham dự, 2 tiêu chí quan trọng nhất là cam kết đầu tư trong 3 năm đầu (kể từ khi có giấy phép 3G) và số tiền đặt cọc, đã ngã ngũ. Bốn “thí sinh” chiếm ưu thế ở 2 tiêu chí này là MobiFone, Viettel, VinaPhone và liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom.
Trong số 4 thí sinh chiếm ưu thế ở hai chỉ tiêu quan trọng này, có thể thấy 2 thí sinh chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với so với các thí sinh khác là MobiFone và Viettel. Đây là hai mạng di động chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hiện nay (đều có trên 30 triệu thuê bao tính đến cuối năm 2008), đồng thời có hạ tầng rộng và mạnh nhất, phủ sóng GPRS toàn quốc, và đồng thời cũng là 2 mạng di động có chất lượng tốt nhất (theo đánh giá của cơ quan chuyên môn) trong số các mạng di động.
Xét về mặt chất lượng, MobiFone dẫn điểm so với Viettel khi 2 năm liên tục có kết quả đo kiểm chất lượng di động hơn hẳn (do Cục quản lý Chất lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông đo kiểm và công bố công khai).
Thêm vào đó, MobiFone cũng là mạng di động 4 năm liên tục (từ 2005 - 2008) được trao giải thưởng quan trọng nhất của hệ thống giải thưởng Vietnam Mobile Awards: “Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm” và 3 năm liên tục được trao giải “Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất”.
Tuy nhiên, Viettel lại nhỉnh hơn MobiFone vùng phủ sóng và tốc độ phát triển thuê bao vào thời điểm giữa năm 2008.
Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, MobiFone và Viettel là hai mạng di động không thể lỡ “vé 3G” trong lần cấp phép này bởi ưu thế tuyệt đối của họ trên các tiêu chí chủ chốt mà “đề thi” 3G yêu cầu. Việc “lỡ tàu” của hai mạng này là khó có thể xảy ra, bởi đó sẽ là một thiệt hại lớn cho hàng chục triệu khách hàng.
Đối với VinaPhone, mạng di động này đã mất vị trí số 1 về vùng phủ sóng, đồng thời cũng không còn vị trí số 1 về thuê bao, nhưng lại vượt trội hơn hẳn 4 mạng di động đứng kế tiếp (S-Fone, EVN Telecom, Vietnam Mobile, G-Tel) về hạ tầng, thuê bao, doanh thu… Chính vì lý do này, cộng với việc có cam kết đầu tư và tiền đặt cọc tốt hơn, VinaPhone cũng là ứng cử viên khó có thể “lỡ tàu” trong lần cấp phép này.
Cũng vì thế, tấm vé 3G còn lại sẽ là cơ hội của 3 “thí sinh”: liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom; Saigon Postel (với mạng S-Fone) và G-Tel. Trong số 3 thí sinh này, S-Fone có lợi thế về thuê bao, hạ tầng về 2G cũng đã được đầu tư khá bài bản… nhưng lại có điểm yếu là kém điểm liên danh EVN Telecom, Hanoi Telecom về cam kết đầu tư và tiền đặt cọc.
Nhưng liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom cũng có yếu điểm. Đó là về chất lượng mạng lưới của EVN Telecom không tốt bằng S-Fone, còn Hanoi Telecom thì có một kinh nghiệm không mấy tốt đẹp khi triển khai mạng CDMA với thương hiệu HT Mobile (giờ đã chuyển sang mạng GSM và đổi tên thành Vietnam Mobile).
Riêng G-Tel thì chưa thể hiện ra bên ngoài bất cứ một ưu thế nào rõ rệt và được coi là “thí sinh” ít khả năng nhận được “vé 3G” nhất trong số 6 thí sinh. Tuy nhiên, G-Tel lại được coi là một ẩn số có thể gây bất ngờ theo như đánh giá của một số chuyên gia viễn thông.
Theo nguồn tin từ 3 mạng di động GSM lớn nhất là MobiFone, Viettel, VinaPhone, các mạng di động này cần giấy phép 3G chưa phải để phát triển ngay các dịch vụ 3G cho người dùng. Nhu cầu cấp bách nhất với giấy phép 3G là để chống nghẽn cho cho các thuê bao 2G hiện tại ở các khu vực thành phố lớn có mật độ sử dụng di động quá dày. Cả 3 mạng di động này đều nhận định rằng nhu cầu nóng nhất vẫn là thoại và SMS chứ không phải là dịch vụ 3G.
Mặc dù thông tin chính thức chưa được tiết lộ cụ thể nhưng theo các thông tin ban đầu từ chính các “thí sinh” tham dự, 2 tiêu chí quan trọng nhất là cam kết đầu tư trong 3 năm đầu (kể từ khi có giấy phép 3G) và số tiền đặt cọc, đã ngã ngũ. Bốn “thí sinh” chiếm ưu thế ở 2 tiêu chí này là MobiFone, Viettel, VinaPhone và liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom.
Trong số 4 thí sinh chiếm ưu thế ở hai chỉ tiêu quan trọng này, có thể thấy 2 thí sinh chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với so với các thí sinh khác là MobiFone và Viettel. Đây là hai mạng di động chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường hiện nay (đều có trên 30 triệu thuê bao tính đến cuối năm 2008), đồng thời có hạ tầng rộng và mạnh nhất, phủ sóng GPRS toàn quốc, và đồng thời cũng là 2 mạng di động có chất lượng tốt nhất (theo đánh giá của cơ quan chuyên môn) trong số các mạng di động.
Xét về mặt chất lượng, MobiFone dẫn điểm so với Viettel khi 2 năm liên tục có kết quả đo kiểm chất lượng di động hơn hẳn (do Cục quản lý Chất lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông đo kiểm và công bố công khai).
Thêm vào đó, MobiFone cũng là mạng di động 4 năm liên tục (từ 2005 - 2008) được trao giải thưởng quan trọng nhất của hệ thống giải thưởng Vietnam Mobile Awards: “Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm” và 3 năm liên tục được trao giải “Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất”.
Tuy nhiên, Viettel lại nhỉnh hơn MobiFone vùng phủ sóng và tốc độ phát triển thuê bao vào thời điểm giữa năm 2008.
Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, MobiFone và Viettel là hai mạng di động không thể lỡ “vé 3G” trong lần cấp phép này bởi ưu thế tuyệt đối của họ trên các tiêu chí chủ chốt mà “đề thi” 3G yêu cầu. Việc “lỡ tàu” của hai mạng này là khó có thể xảy ra, bởi đó sẽ là một thiệt hại lớn cho hàng chục triệu khách hàng.
Đối với VinaPhone, mạng di động này đã mất vị trí số 1 về vùng phủ sóng, đồng thời cũng không còn vị trí số 1 về thuê bao, nhưng lại vượt trội hơn hẳn 4 mạng di động đứng kế tiếp (S-Fone, EVN Telecom, Vietnam Mobile, G-Tel) về hạ tầng, thuê bao, doanh thu… Chính vì lý do này, cộng với việc có cam kết đầu tư và tiền đặt cọc tốt hơn, VinaPhone cũng là ứng cử viên khó có thể “lỡ tàu” trong lần cấp phép này.
Cũng vì thế, tấm vé 3G còn lại sẽ là cơ hội của 3 “thí sinh”: liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom; Saigon Postel (với mạng S-Fone) và G-Tel. Trong số 3 thí sinh này, S-Fone có lợi thế về thuê bao, hạ tầng về 2G cũng đã được đầu tư khá bài bản… nhưng lại có điểm yếu là kém điểm liên danh EVN Telecom, Hanoi Telecom về cam kết đầu tư và tiền đặt cọc.
Nhưng liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom cũng có yếu điểm. Đó là về chất lượng mạng lưới của EVN Telecom không tốt bằng S-Fone, còn Hanoi Telecom thì có một kinh nghiệm không mấy tốt đẹp khi triển khai mạng CDMA với thương hiệu HT Mobile (giờ đã chuyển sang mạng GSM và đổi tên thành Vietnam Mobile).
Riêng G-Tel thì chưa thể hiện ra bên ngoài bất cứ một ưu thế nào rõ rệt và được coi là “thí sinh” ít khả năng nhận được “vé 3G” nhất trong số 6 thí sinh. Tuy nhiên, G-Tel lại được coi là một ẩn số có thể gây bất ngờ theo như đánh giá của một số chuyên gia viễn thông.
Theo nguồn tin từ 3 mạng di động GSM lớn nhất là MobiFone, Viettel, VinaPhone, các mạng di động này cần giấy phép 3G chưa phải để phát triển ngay các dịch vụ 3G cho người dùng. Nhu cầu cấp bách nhất với giấy phép 3G là để chống nghẽn cho cho các thuê bao 2G hiện tại ở các khu vực thành phố lớn có mật độ sử dụng di động quá dày. Cả 3 mạng di động này đều nhận định rằng nhu cầu nóng nhất vẫn là thoại và SMS chứ không phải là dịch vụ 3G.