Thu được trên 246 tỷ từ IPO Vinafor
100% số cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết cho 29 nhà đầu tư với giá đấu thành công là 10.114 đồng/cổ phần
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã tổ chức thành cong phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam với hơn 24,3 triệu cổ phần đưa ra đấu giá, mức giá khởi điểm là 10.100 đồng/cổ phần.
Cụ thể, phiên đấu giá đã thu hút sự quan tâm của 29 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 29,5 triệu cổ phần, cao gấp 1,2 lần số cổ phần đưa ra chào bán. Khối lượng đặt mua cao nhất là hơn 12,2 triệu cổ phần. Giá đặt mua cao nhất là 17.200 đồng/cổ phần, cao gấp 1,7 lần so với giá khởi điểm.
Kết quả, 100% số cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết cho 29 nhà đầu tư với giá đấu thành công là 10.114 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt gần 246,2 tỷ đồng, cao hơn 329 triệu đồng so với mức giá khởi điểm.
Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Vinafor sau cổ phần hóa dự kiến là 3.500 tỷ đồng. Vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm đại diện chủ sở hữu tiếp tục nắm giữ 178,5 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ. Nhà đầu tư chiến lược được mua 140 triệu cổ phần. Người lao động thường xuyên, tổ chức công đoàn... sẽ nắm lượng cổ phầng còn lại/
Báo cáo tài chính của công ty mẹ Vinafor cho thấy, trong 3 năm gần đây, doanh thu của Tổng công ty năm 2013 đạt 866 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.046 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1.203 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2013-2015 đạt từ 155 tỷ đồng đến 170 tỷ đồng.
Trước khi cổ phần hóa, Vinafor quản lý khoảng 923.835.169 m2 đất tại 12 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, đất phi nông nghiệp là 1.916.124 m2.
Trong nhiều năm qua, Vinafor đã thành công trong các lĩnh vực lâm nghiệp, sản xuất và chế biến gỗ, hợp tác quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ - du lịch và đang đầu tư vào lĩnh vực xây dựng.
Sau 2 năm thành lập, năm 1997 Vinafor đã được Chính phủ xếp hạng là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển với thế mạnh về quản trị doanh nghiệp, thương hiệu và tiềm lực tài chính… đến cuối năm 2015, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có quy mô tổng tài sản trên 4.000 tỷ đồng.
Cụ thể, phiên đấu giá đã thu hút sự quan tâm của 29 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 29,5 triệu cổ phần, cao gấp 1,2 lần số cổ phần đưa ra chào bán. Khối lượng đặt mua cao nhất là hơn 12,2 triệu cổ phần. Giá đặt mua cao nhất là 17.200 đồng/cổ phần, cao gấp 1,7 lần so với giá khởi điểm.
Kết quả, 100% số cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết cho 29 nhà đầu tư với giá đấu thành công là 10.114 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt gần 246,2 tỷ đồng, cao hơn 329 triệu đồng so với mức giá khởi điểm.
Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Vinafor sau cổ phần hóa dự kiến là 3.500 tỷ đồng. Vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm đại diện chủ sở hữu tiếp tục nắm giữ 178,5 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ. Nhà đầu tư chiến lược được mua 140 triệu cổ phần. Người lao động thường xuyên, tổ chức công đoàn... sẽ nắm lượng cổ phầng còn lại/
Báo cáo tài chính của công ty mẹ Vinafor cho thấy, trong 3 năm gần đây, doanh thu của Tổng công ty năm 2013 đạt 866 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.046 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1.203 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2013-2015 đạt từ 155 tỷ đồng đến 170 tỷ đồng.
Trước khi cổ phần hóa, Vinafor quản lý khoảng 923.835.169 m2 đất tại 12 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, đất phi nông nghiệp là 1.916.124 m2.
Trong nhiều năm qua, Vinafor đã thành công trong các lĩnh vực lâm nghiệp, sản xuất và chế biến gỗ, hợp tác quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ - du lịch và đang đầu tư vào lĩnh vực xây dựng.
Sau 2 năm thành lập, năm 1997 Vinafor đã được Chính phủ xếp hạng là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển với thế mạnh về quản trị doanh nghiệp, thương hiệu và tiềm lực tài chính… đến cuối năm 2015, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có quy mô tổng tài sản trên 4.000 tỷ đồng.