Thu nhập hơn 500 triệu mỗi năm từ dầu lạc
Dẫn khách tham quan dây chuyền sản xuất nằm ven quốc lộ 31, khu Minh Khai, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chị Vân chia sẻ: “Tôi nảy sinh ý tưởng lập xưởng sản xuất dầu lạc là do trong một chuyến tham quan tại Nam Ninh (Trung Quốc) cuối năm 2014, tôi đã rất ấn tượng với cảnh người dân đem lạc đến ép từ một chiếc máy nhỏ rồi mang dầu về dùng. Tò mò, tôi cũng mua lạc và thuê ép tại chỗ. Sau khi sử dụng, tôi thấy rất ngon và nung nấu ý định sản xuất dầu lạc”.
Chị Trần Thị Vân – Chủ xưởng sản xuất dầu lạc thực vật Thụy Vân TV Đưa ý tưởng về việc này, nhiều người đã cản chị vì họ cho rằng, trên thị trường đã có hàng chục hãng dầu nổi tiếng, bán rất chạy, giá phải chăng nên sợ sản phẩm dầu lạc sau khi ra lò sẽ không cạnh tranh được. Thế nhưng, chị có niềm tin mãnh liệt đối với đứa con tinh thần của mình và quyết tâm thực hiện bằng được. “Lúc đó tôi liều lắm, khăng khăng làm theo ý mình, ai nói gì cũng mặc kệ. Đơn giản tôi nghĩ, tranh thủ ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc mình có thêm việc, thêm thu nhập. Cứ làm thật, việc thật, chất lượng bảo đảm thì nhất định hàng sẽ tiêu thụ được”- chị Vân bộc bạch. Với số vốn hiện có và vay mượn thêm, chị nhập máy ép dầu lạc hơn 500 triệu đồng từ Đài Loan. Khi đưa máy về nhà, trong lòng lo lắng không yên song để các thành viên trong gia đình an tâm, chị bắt tay ngay vào việc, ra chợ tìm mua nguyên liệu sạch về ép thử và sản phẩm ra lò đã được người tiêu dùng đón nhận. Nhất là thời gian gần đây, thông tin về nhiều sản phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường khiến cơ sở này càng đông đúc, tấp nập hơn. Bài liên quan:
Làm giàu theo kiểu bắc thang cho dê vượt núi cao vào thung lũng…
8x chia sẻ cách khởi nghiệp nơi miền đất lạ
Cậu bé 14 tuổi từ chối bán ý tưởng 30 triệu USD
Chị nhớ như in ngày làm mẻ dầu đầu tiên. Khi máy bắt đầu ép mùi lạc lan tỏa khắp khu phố, ai cũng thắc mắc. Thế nên, không cần quảng cáo, nhiều người đã biết đến cơ sở của chị. Những ngày sau, chủ cơ sở khuyến mại cho người dân lân cận mang lạc đến ép thành dầu. Trung bình 2,3-2,5 kg lạc nhân ép được 1 lít dầu, 39-40 nghìn đồng/kg lạc nhân và tính công, chị giao bán 135 nghìn đồng/lít. Thời gian đầu chị chỉ bán hòa vốn để quảng bá sản phẩm. Nhờ giữ uy tín, chất lượng, người này giới thiệu người kia nên khách đến với gia đình ngày càng đông. Đến nay, chị có một nhà phân phối chính thức tại Hà Nội và cung cấp cho thị trường hơn 1 nghìn lít/tháng chưa kể những hộ đặt nhỏ lẻ. Chị cũng chia sẻ thêm về quy trình ép dầu lạc. Theo chị, công việc đầu tiên là phải chọn nguyên liệu sạch (lạc không dùng thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích tăng trưởng, không phân bón hóa học và không dùng giống biến đổi gen), loại bỏ hạt lạc mốc, lép. Chị bảo, nếu cho hạt bị hỏng vào ép sẽ làm máy bị dính, cháy mùi khét làm hỏng cả mẻ lạc nên công đoạn loại bỏ hạt xấu rất quan trọng. Tiếp đến đưa lạc vào khay và bật công tắc, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, chừng 15-20 phút lạc được rang chín rồi chuyển sang bộ phận ép. Nửa tiếng sau, lạc cho ra những giọt dầu nguyên chất vàng ươm, đặc quánh chảy xuống thùng lắng cặn làm bằng inox. Phần bã có hình như chiếc bánh đa thu nhỏ được phân loại trong thùng chứa khác và được bán cho nhà vườn bón cho cây ăn quả hoặc chăn nuôi với giá 7 nghìn đồng/kg. Thỉnh thoảng đối tác bên Trung Quốc sang thu mua khi lượng hàng đủ 10 tấn với giá cao hơn, khoảng 8-9 nghìn đồng/kg.
Sản phẩm dầu lạc TV Cũng theo chị Vân, dầu nguyên chất ép để lắng cặn trong 10 ngày mới bảo đảm tiêu chuẩn sang chai. Chị nói: “Trong chai không còn chút cặn nào thì dầu mới đạt yêu cầu. Do đó, khách giục đưa hàng sớm hơn nhưng vì uy tín, không sử dụng hóa chất để dầu lắng đọng tự nhiên, nhiều lần tôi đành cáo lỗi với khách”. Chị Vân cũng cho biết, dây chuyền này ngoài ép lạc còn ép được cả vừng, dừa. Chị đã thử nghiệm và cho thấy khá hiệu quả. Hiện nay, chủ cơ sở đang đầu tư kinh phí xây thêm nhà xưởng trên diện tích gần 1 nghìn m2, lắp đặt dây chuyền mới, thuê thêm nhân lực để mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu của khách. Hơn nữa, nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch, chị cũng đã liên kết với người trồng lạc để bao tiêu sản phẩm, góp phần giúp nông dân giải quyết đầu ra cho cây lạc. Khẳng định về chất lượng cũng như bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chị Vân cho biết: “Là người công tác trong ngành y (hiện chị là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế huyện) nên tôi nắm rõ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Quan sát toàn bộ hệ thống, người viết cũng nhận thấy các bộ phận của máy, đồ đựng đều được lau sáng bóng, không chút bụi bặm. Năm 2015, trong Chương trình khảo sát thị trường và công bố thương hiệu dẫn đầu, sản phẩm dầu lạc TV là một trong 100 thương hiệu được vinh danh. Chương trình do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế và Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ – Cục Sở hữu trí tuệ, Báo Người tiêu dùng phối hợp với VNPACO Media Corporation phối hợp tổ chức.
Chị Trần Thị Vân – Chủ xưởng sản xuất dầu lạc thực vật Thụy Vân TV Đưa ý tưởng về việc này, nhiều người đã cản chị vì họ cho rằng, trên thị trường đã có hàng chục hãng dầu nổi tiếng, bán rất chạy, giá phải chăng nên sợ sản phẩm dầu lạc sau khi ra lò sẽ không cạnh tranh được. Thế nhưng, chị có niềm tin mãnh liệt đối với đứa con tinh thần của mình và quyết tâm thực hiện bằng được. “Lúc đó tôi liều lắm, khăng khăng làm theo ý mình, ai nói gì cũng mặc kệ. Đơn giản tôi nghĩ, tranh thủ ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc mình có thêm việc, thêm thu nhập. Cứ làm thật, việc thật, chất lượng bảo đảm thì nhất định hàng sẽ tiêu thụ được”- chị Vân bộc bạch. Với số vốn hiện có và vay mượn thêm, chị nhập máy ép dầu lạc hơn 500 triệu đồng từ Đài Loan. Khi đưa máy về nhà, trong lòng lo lắng không yên song để các thành viên trong gia đình an tâm, chị bắt tay ngay vào việc, ra chợ tìm mua nguyên liệu sạch về ép thử và sản phẩm ra lò đã được người tiêu dùng đón nhận. Nhất là thời gian gần đây, thông tin về nhiều sản phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường khiến cơ sở này càng đông đúc, tấp nập hơn. Bài liên quan:
Làm giàu theo kiểu bắc thang cho dê vượt núi cao vào thung lũng…
8x chia sẻ cách khởi nghiệp nơi miền đất lạ
Cậu bé 14 tuổi từ chối bán ý tưởng 30 triệu USD
Chị nhớ như in ngày làm mẻ dầu đầu tiên. Khi máy bắt đầu ép mùi lạc lan tỏa khắp khu phố, ai cũng thắc mắc. Thế nên, không cần quảng cáo, nhiều người đã biết đến cơ sở của chị. Những ngày sau, chủ cơ sở khuyến mại cho người dân lân cận mang lạc đến ép thành dầu. Trung bình 2,3-2,5 kg lạc nhân ép được 1 lít dầu, 39-40 nghìn đồng/kg lạc nhân và tính công, chị giao bán 135 nghìn đồng/lít. Thời gian đầu chị chỉ bán hòa vốn để quảng bá sản phẩm. Nhờ giữ uy tín, chất lượng, người này giới thiệu người kia nên khách đến với gia đình ngày càng đông. Đến nay, chị có một nhà phân phối chính thức tại Hà Nội và cung cấp cho thị trường hơn 1 nghìn lít/tháng chưa kể những hộ đặt nhỏ lẻ. Chị cũng chia sẻ thêm về quy trình ép dầu lạc. Theo chị, công việc đầu tiên là phải chọn nguyên liệu sạch (lạc không dùng thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích tăng trưởng, không phân bón hóa học và không dùng giống biến đổi gen), loại bỏ hạt lạc mốc, lép. Chị bảo, nếu cho hạt bị hỏng vào ép sẽ làm máy bị dính, cháy mùi khét làm hỏng cả mẻ lạc nên công đoạn loại bỏ hạt xấu rất quan trọng. Tiếp đến đưa lạc vào khay và bật công tắc, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, chừng 15-20 phút lạc được rang chín rồi chuyển sang bộ phận ép. Nửa tiếng sau, lạc cho ra những giọt dầu nguyên chất vàng ươm, đặc quánh chảy xuống thùng lắng cặn làm bằng inox. Phần bã có hình như chiếc bánh đa thu nhỏ được phân loại trong thùng chứa khác và được bán cho nhà vườn bón cho cây ăn quả hoặc chăn nuôi với giá 7 nghìn đồng/kg. Thỉnh thoảng đối tác bên Trung Quốc sang thu mua khi lượng hàng đủ 10 tấn với giá cao hơn, khoảng 8-9 nghìn đồng/kg.
Sản phẩm dầu lạc TV Cũng theo chị Vân, dầu nguyên chất ép để lắng cặn trong 10 ngày mới bảo đảm tiêu chuẩn sang chai. Chị nói: “Trong chai không còn chút cặn nào thì dầu mới đạt yêu cầu. Do đó, khách giục đưa hàng sớm hơn nhưng vì uy tín, không sử dụng hóa chất để dầu lắng đọng tự nhiên, nhiều lần tôi đành cáo lỗi với khách”. Chị Vân cũng cho biết, dây chuyền này ngoài ép lạc còn ép được cả vừng, dừa. Chị đã thử nghiệm và cho thấy khá hiệu quả. Hiện nay, chủ cơ sở đang đầu tư kinh phí xây thêm nhà xưởng trên diện tích gần 1 nghìn m2, lắp đặt dây chuyền mới, thuê thêm nhân lực để mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu của khách. Hơn nữa, nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch, chị cũng đã liên kết với người trồng lạc để bao tiêu sản phẩm, góp phần giúp nông dân giải quyết đầu ra cho cây lạc. Khẳng định về chất lượng cũng như bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chị Vân cho biết: “Là người công tác trong ngành y (hiện chị là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế huyện) nên tôi nắm rõ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Quan sát toàn bộ hệ thống, người viết cũng nhận thấy các bộ phận của máy, đồ đựng đều được lau sáng bóng, không chút bụi bặm. Năm 2015, trong Chương trình khảo sát thị trường và công bố thương hiệu dẫn đầu, sản phẩm dầu lạc TV là một trong 100 thương hiệu được vinh danh. Chương trình do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế và Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ – Cục Sở hữu trí tuệ, Báo Người tiêu dùng phối hợp với VNPACO Media Corporation phối hợp tổ chức.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp