Thu nhập thực tế của lao động khu vực Nhà nước vẫn tăng
Thu nhập thực tế của người lao động thuộc khu vực Nhà nước đã tăng lên khoảng 1,7%
Từ 1/5/2009, mức lương tối thiểu của người lao động tăng từ 540 nghìn đồng/tháng lên 650 nghìn đồng/tháng, tức là tăng 20%. Những đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp lương hàng tháng năm 2008 đã tăng 15%, từ 1/5/2009 được tăng thêm 5%.
Cũng trong 4 tháng đầu năm nay, cán bộ, công chức, viên chức lương thấp (có hệ số lương từ 3,0 lần mức lương tối thiểu trở xuống) đã được nhà nước phụ cấp thêm 90 nghìn đồng/tháng...
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước trong 6 tháng đầu năm nay đạt 2.795,8 nghìn đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng này đã cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (10,27%), nên thu nhập thực tế đã tăng lên (khoảng gần 1,7%).
Nếu phân theo ngành và phân theo cấp quản lý thì có sự khác biệt đáng quan tâm. Xếp từ cao xuống thấp, ngành tài chính tín dụng có thu nhập gần 6 triệu đồng, khối đảng, đoàn thể, hiệp hội gần 2 triệu đồng.
Hai là, thu nhập của ngành cao nhất cao gấp 2,1 lần mức bình quân chung và gấp 3,1 lần ngành thấp nhất.
Ba là, ngành khoa học và công nghệ cả năm trước đứng thứ 6, nay vượt lên đứng thứ 5 nhờ “khoán 10” trong khoa học.
Bốn là, ngành thương nghiệp mặc dù bị tác động của khủng hoảng về lĩnh vực xuất khẩu, nhưng thương mại trong nước tăng trưởng cao (nếu loại trừ tốc độ tăng giá bình quân so với cùng kỳ đã tăng 8,8%, cao hơn tốc độ tăng 8% của cùng kỳ và cao hơn gấp đôi tốc độ tăng 3,9% của GDP.
Năm là, ngành giáo dục và đào tạo năm trước đứng thứ 11, năm nay tụt xuống đứng thứ 12, thấp hơn mức bình quân chung.
Theo cấp quản lý, lao động thuộc Trung ương quản lý đạt 3.609,7 nghìn đồng, cao gấp gần 1,6 lần mức 2273,1 nghìn đồng của địa phương. So với cùng kỳ năm trước, thu nhập của lao động thuộc Trung ương quản lý tăng cao hơn lao động thuộc địa phương quản lý (15,1% so với 9,3%).
Trong 18 ngành cấp 1, thứ tự thu nhập từ cao xuống thấp như sau:
1. Tài chính - tín dụng: 5.976,8 nghìn đồng
2. Khai thác mỏ: 5.309,1 nghìn đồng
3. Vận tải, bưu điện, du lịch: 4.422,7 nghìn đồng
4. Điện, nước: 4.098,0 nghìn đồng
5. Khoa học - công nghệ: 3.455,4 nghìn đồng
6. Kinh doanh tài sản và tư vấn: 3.339,4 nghìn đồng
7. Thương mại: 3.156,4 nghìn đồng
8. Khách sạn nhà hàng: 2.926,1 nghìn đồng
9. Công nghiệp chế biến: 2.876,1 nghìn đồng
10. Xây dựng: 2.634,3 nghìn đồng
11. Y tế: 2.472,0 nghìn đồng
12. Giáo dục - đào tạo: 2.372,4 nghìn đồng
13. Văn hoá - thể thao: 2.263,9 nghìn đồng
14. Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng: 2.235,3 nghìn đồng
15. Thuỷ sản: 2.151,2 nghìn đồng
16. Nông nghiệp, lâm nghiệp: 2.144,2 nghìn đồng
17. Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng: 1.966,7 nghìn đồng
18. Đảng, đoàn thể, hiệp hội: 1.911,8 nghìn đồng
Cũng trong 4 tháng đầu năm nay, cán bộ, công chức, viên chức lương thấp (có hệ số lương từ 3,0 lần mức lương tối thiểu trở xuống) đã được nhà nước phụ cấp thêm 90 nghìn đồng/tháng...
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước trong 6 tháng đầu năm nay đạt 2.795,8 nghìn đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng này đã cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (10,27%), nên thu nhập thực tế đã tăng lên (khoảng gần 1,7%).
Nếu phân theo ngành và phân theo cấp quản lý thì có sự khác biệt đáng quan tâm. Xếp từ cao xuống thấp, ngành tài chính tín dụng có thu nhập gần 6 triệu đồng, khối đảng, đoàn thể, hiệp hội gần 2 triệu đồng.
Hai là, thu nhập của ngành cao nhất cao gấp 2,1 lần mức bình quân chung và gấp 3,1 lần ngành thấp nhất.
Ba là, ngành khoa học và công nghệ cả năm trước đứng thứ 6, nay vượt lên đứng thứ 5 nhờ “khoán 10” trong khoa học.
Bốn là, ngành thương nghiệp mặc dù bị tác động của khủng hoảng về lĩnh vực xuất khẩu, nhưng thương mại trong nước tăng trưởng cao (nếu loại trừ tốc độ tăng giá bình quân so với cùng kỳ đã tăng 8,8%, cao hơn tốc độ tăng 8% của cùng kỳ và cao hơn gấp đôi tốc độ tăng 3,9% của GDP.
Năm là, ngành giáo dục và đào tạo năm trước đứng thứ 11, năm nay tụt xuống đứng thứ 12, thấp hơn mức bình quân chung.
Theo cấp quản lý, lao động thuộc Trung ương quản lý đạt 3.609,7 nghìn đồng, cao gấp gần 1,6 lần mức 2273,1 nghìn đồng của địa phương. So với cùng kỳ năm trước, thu nhập của lao động thuộc Trung ương quản lý tăng cao hơn lao động thuộc địa phương quản lý (15,1% so với 9,3%).
Trong 18 ngành cấp 1, thứ tự thu nhập từ cao xuống thấp như sau:
1. Tài chính - tín dụng: 5.976,8 nghìn đồng
2. Khai thác mỏ: 5.309,1 nghìn đồng
3. Vận tải, bưu điện, du lịch: 4.422,7 nghìn đồng
4. Điện, nước: 4.098,0 nghìn đồng
5. Khoa học - công nghệ: 3.455,4 nghìn đồng
6. Kinh doanh tài sản và tư vấn: 3.339,4 nghìn đồng
7. Thương mại: 3.156,4 nghìn đồng
8. Khách sạn nhà hàng: 2.926,1 nghìn đồng
9. Công nghiệp chế biến: 2.876,1 nghìn đồng
10. Xây dựng: 2.634,3 nghìn đồng
11. Y tế: 2.472,0 nghìn đồng
12. Giáo dục - đào tạo: 2.372,4 nghìn đồng
13. Văn hoá - thể thao: 2.263,9 nghìn đồng
14. Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng: 2.235,3 nghìn đồng
15. Thuỷ sản: 2.151,2 nghìn đồng
16. Nông nghiệp, lâm nghiệp: 2.144,2 nghìn đồng
17. Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng: 1.966,7 nghìn đồng
18. Đảng, đoàn thể, hiệp hội: 1.911,8 nghìn đồng