Thứ trưởng sang Nhật tiếp cận thông tin nghi án hối lộ
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được yêu cầu chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa cử một thứ trưởng sang Nhật để trực tiếp làm rõ, tìm hiểu thông tin về nghi án nhận hối lộ từ JTC.
Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông sẽ trực tiếp sang Nhật để tiếp cận các thông tin liên quan đến nghi án Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng cho quan chức đường sắt Việt Nam để được trúng thầu dự án tại Hà Nội.
Tại cuộc họp chiều 24/3, Thứ trưởng Đông cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tổng hợp hồ sơ, có báo cáo giải trình, trong đó phải có đánh giá ban đầu về thủ tục, quy trình thực hiện dự án có đúng quy trình, làm rõ quá trình đàm phán, mời thầu, thời hạn báo cáo chậm nhất vào ngày 26/3.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan luôn cung cấp thông tin mới cho báo chí trong và ngoài nước cũng như báo chí Nhật, có thể họp báo rõ ràng về quan điểm cũng như hành động của Bộ Giao thông Vận tải xử lý vụ việc. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Tổng công ty đã cho tạm dừng công việc đối với hai phó tổng giám đốc là ông Ngô Anh Tảo, ông Trần Quốc Đông và Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu để làm tường trình.
Thời hạn tường trình trong vòng 10 ngày phải xong, nếu có yêu cầu phải làm rõ hơn sẽ phải tường trình tiếp nhưng không quá tổng thời gian 15 ngày.
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 4 cán bộ ngành đường sắt đã bị đình chỉ công tác, bao gồm 3 cá nhân nói trên và ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam bị tạm dừng điều hành công việc trong vòng 15 ngày kể từ ngày 24/3.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đạt Tường, lý do 4 cán bộ trên bị đình chỉ là do những người này trực tiếp liên quan đến dự án đường sắt. Đơn cử như Phó tổng giám đốc Trần Quốc Đông phụ trách việc điều tiết và sử dụng vốn ODA cho dự án đường sắt. Những lãnh đạo khác đều là những người đã và đang thực hiện dự án có liên quan đến cáo buộc nhận hối lộ, nên cần phải gác công việc điều hành lại, tập trung giải trình làm rõ về thông tin trong vòng 10 đến 15 ngày.
“Sau khi xác minh, nếu đúng như các báo Nhật Bản đưa tin thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm. Còn không có vấn đề gì, họ sẽ trở lại làm việc bình thường”, ông Tường cho biết.
Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông sẽ trực tiếp sang Nhật để tiếp cận các thông tin liên quan đến nghi án Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng cho quan chức đường sắt Việt Nam để được trúng thầu dự án tại Hà Nội.
Tại cuộc họp chiều 24/3, Thứ trưởng Đông cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tổng hợp hồ sơ, có báo cáo giải trình, trong đó phải có đánh giá ban đầu về thủ tục, quy trình thực hiện dự án có đúng quy trình, làm rõ quá trình đàm phán, mời thầu, thời hạn báo cáo chậm nhất vào ngày 26/3.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan luôn cung cấp thông tin mới cho báo chí trong và ngoài nước cũng như báo chí Nhật, có thể họp báo rõ ràng về quan điểm cũng như hành động của Bộ Giao thông Vận tải xử lý vụ việc. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Tổng công ty đã cho tạm dừng công việc đối với hai phó tổng giám đốc là ông Ngô Anh Tảo, ông Trần Quốc Đông và Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu để làm tường trình.
Thời hạn tường trình trong vòng 10 ngày phải xong, nếu có yêu cầu phải làm rõ hơn sẽ phải tường trình tiếp nhưng không quá tổng thời gian 15 ngày.
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 4 cán bộ ngành đường sắt đã bị đình chỉ công tác, bao gồm 3 cá nhân nói trên và ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam bị tạm dừng điều hành công việc trong vòng 15 ngày kể từ ngày 24/3.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đạt Tường, lý do 4 cán bộ trên bị đình chỉ là do những người này trực tiếp liên quan đến dự án đường sắt. Đơn cử như Phó tổng giám đốc Trần Quốc Đông phụ trách việc điều tiết và sử dụng vốn ODA cho dự án đường sắt. Những lãnh đạo khác đều là những người đã và đang thực hiện dự án có liên quan đến cáo buộc nhận hối lộ, nên cần phải gác công việc điều hành lại, tập trung giải trình làm rõ về thông tin trong vòng 10 đến 15 ngày.
“Sau khi xác minh, nếu đúng như các báo Nhật Bản đưa tin thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm. Còn không có vấn đề gì, họ sẽ trở lại làm việc bình thường”, ông Tường cho biết.