Thủ tướng: 2017 phải “tiến công, đột phá”
Không để “nước đến chân mới nhảy” hay “vắt chân lên cổ” trong kế hoạch lẫn hành động của các bộ ngành
Hàng loạt nhiệm vụ cũng như định hướng điều hành nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại phiên họp thường kỳ tháng 10.
Bởi ngay khi khai mạc phiện họp, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định, không để “nước đến chân mới nhảy” hay “vắt chân lên cổ” trong kế hoạch lẫn hành động của các bộ ngành.
Cố gắng tín dụng tăng 18%
Tại phiên họp thường kỳ ngày 29/10, khi nói về phương hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm, Thủ tướng lưu ý với tốc độ tăng trưởng GDP, cần phải nỗ lực tăng trưởng quý 4 ít nhất 7,1-7,3% để đạt mục tiêu của cả năm.
Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng yếu vẫn phải là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ các công cụ tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giá cả thị trường.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý các bộ ngành có liên quan phải kiểm soát tốt, không để các trạm BOT tăng giá. Theo dõi sát giá cả trong nước, cung ứng hàng hóa kịp thời hơn, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm.
Về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, cần có biện pháp để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, chi phí vốn thấp hơn. Nghiên cứu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.
“Tăng trưởng tín dụng đến nay đạt khoảng 12%, cần cố gắng bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 17 - 18%. Quan tâm kiểm soát tín dụng trong bất động sản. Tiếp tục xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Về tài chính - ngân sách Nhà nước, tích cực đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực thuế, hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là kinh phí họp, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội, sử dụng xe công. Thực hiện ngay việc trích dự phòng 10% và tiết kiệm 10% khi giao dự toán chi đầu tư cho các công trình, dự án.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn cho ngành than, có biện pháp bảo đảm nguồn điện.
Trong tháng 11, tổ chức hội nghị toàn quốc về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Các bộ chức năng chỉ đạo việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Habeco, Sabeco... trên tinh thần công khai, minh bạch, không để thất thoát tài sản Nhà nước.
Về hoàn thiện chính sách pháp luật và cải cách hành chính, phải tiếp tục bổ sung các vấn đề liên quan đến đầu tư, kinh doanh; không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc đề xuất xây dựng các dự án luật, pháp lệnh mới.
Phải giao kế hoạch sớm
Liên quan đến chuẩn bị triển khai kế hoạch năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: phải giao kế hoạch sớm, có cơ chế điều hành sớm, đặc biệt là chuẩn bị tốt nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, để các bộ, ngành, địa phương triển khai sớm.
“Mỗi bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị chương trình hành động của mình năm 2017, với tinh thần tiến công, đột phá”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết ông và các phó thủ tướng sẽ chọn một số lĩnh vực để trực tiếp nghe, cho ý kiến.
Bên cạnh đó, các bộ phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thước đo để theo dõi kết quả trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước của mình.
Thủ tướng yêu cầu, các bộ phải tiếp thu, giải trình các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, nêu ra tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, nhất là giải trình kế hoạch tài chính, đầu tư trung hạn 5 năm…
Bởi ngay khi khai mạc phiện họp, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định, không để “nước đến chân mới nhảy” hay “vắt chân lên cổ” trong kế hoạch lẫn hành động của các bộ ngành.
Cố gắng tín dụng tăng 18%
Tại phiên họp thường kỳ ngày 29/10, khi nói về phương hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm, Thủ tướng lưu ý với tốc độ tăng trưởng GDP, cần phải nỗ lực tăng trưởng quý 4 ít nhất 7,1-7,3% để đạt mục tiêu của cả năm.
Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng yếu vẫn phải là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ các công cụ tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giá cả thị trường.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý các bộ ngành có liên quan phải kiểm soát tốt, không để các trạm BOT tăng giá. Theo dõi sát giá cả trong nước, cung ứng hàng hóa kịp thời hơn, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm.
Về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, cần có biện pháp để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, chi phí vốn thấp hơn. Nghiên cứu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.
“Tăng trưởng tín dụng đến nay đạt khoảng 12%, cần cố gắng bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 17 - 18%. Quan tâm kiểm soát tín dụng trong bất động sản. Tiếp tục xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Về tài chính - ngân sách Nhà nước, tích cực đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực thuế, hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là kinh phí họp, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội, sử dụng xe công. Thực hiện ngay việc trích dự phòng 10% và tiết kiệm 10% khi giao dự toán chi đầu tư cho các công trình, dự án.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn cho ngành than, có biện pháp bảo đảm nguồn điện.
Trong tháng 11, tổ chức hội nghị toàn quốc về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Các bộ chức năng chỉ đạo việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Habeco, Sabeco... trên tinh thần công khai, minh bạch, không để thất thoát tài sản Nhà nước.
Về hoàn thiện chính sách pháp luật và cải cách hành chính, phải tiếp tục bổ sung các vấn đề liên quan đến đầu tư, kinh doanh; không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc đề xuất xây dựng các dự án luật, pháp lệnh mới.
Phải giao kế hoạch sớm
Liên quan đến chuẩn bị triển khai kế hoạch năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: phải giao kế hoạch sớm, có cơ chế điều hành sớm, đặc biệt là chuẩn bị tốt nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, để các bộ, ngành, địa phương triển khai sớm.
“Mỗi bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị chương trình hành động của mình năm 2017, với tinh thần tiến công, đột phá”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết ông và các phó thủ tướng sẽ chọn một số lĩnh vực để trực tiếp nghe, cho ý kiến.
Bên cạnh đó, các bộ phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thước đo để theo dõi kết quả trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước của mình.
Thủ tướng yêu cầu, các bộ phải tiếp thu, giải trình các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, nêu ra tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, nhất là giải trình kế hoạch tài chính, đầu tư trung hạn 5 năm…