Thủ tướng: “Không được làm thủy điện mà để dân nghèo”
Thủ tướng có những chỉ đạo đối với việc di dân, tái định cư xây dựng hai công trình thủy điện quan trọng là Hòa Bình và Sơn La
“Đối với vấn đề di dân, tái định cư thủy điện, tôi yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn, không để tình trạng làm thủy điện mà người dân không có điện, làm thủy điện mà để dân nghèo”.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La về tình hình kinh tế - xã hội địa phương, chiều 17/7.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội Sơn La có nhiều chuyển biến đáng mừng với nhiều dự án lớn, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đời sống nhân dân có nhiều tiến bộ. Quan hệ giữa địa phương với nước bạn Lào được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác tái định cư thủy điện còn bất cập. Tỉ lệ đói nghèo còn cao. Cải cách thủ tục hành chính, nhất là tạo môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vấn đề cần khắc phục.
Thủ tướng cũng nêu rõ, tỉnh mới có 2.000 doanh nghiệp và 350 hợp tác xã là còn quá thấp, tỉnh cần chú trọng phát triển doanh nghiệp, các loại hình hợp tác xã.
“Càng khó khăn càng phải vươn lên, càng phải có khát vọng. Đã đi đúng hướng rồi thì quyết tâm chỉ đạo đạt kết quả đến cùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tỉnh cần tiếp tục phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc. Đây là “thế mạnh mềm” mà không phải nơi nào cũng có được.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Sơn La.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh, để thực hiện 2 dự án thuỷ điện, tỉnh Sơn La đã di chuyển xong 17.784 hộ gia đình ra khỏi vùng ngập. Dự án tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn I chủ yếu mới thực hiện được việc di chuyển dân đến nơi ở mới, phải tiếp tục đầu tư bổ sung hạ tầng và hỗ trợ sản xuất để nâng cao đời sống người dân.
Dự án tái định cư thuỷ điện Hoà Bình mặc dù đã được Nhà nước đầu tư bằng 3 dự án nhưng do mức vốn đầu tư thấp, dự án nhỏ lẻ nên hiện nay còn 5/46 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm được cứng hóa và tỷ lệ hộ nghèo của 46 xã còn cao (35%).
Trên địa bàn tỉnh có 13.000 ha lòng hồ Thủy điện Sơn La và 7.900 ha lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Tỉnh đề nghị Chính phủ cho phép và giúp tỉnh được đầu tư các dự án điện mặt trời trên các lòng hồ thủy điện.
Về kiến nghị này, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý để các hộ dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình và Sơn La được vay vốn với lãi suất cho vay đối với hộ nghèo; Giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đầu tư dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Trước đó, trong sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017 và chứng kiến lãnh đạo tỉnh Sơn La trao quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 26 dự án với tổng mức đầu tư 8.560 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư 17 dự án, tổng mức đầu tư 14.932 tỷ đồng.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La về tình hình kinh tế - xã hội địa phương, chiều 17/7.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội Sơn La có nhiều chuyển biến đáng mừng với nhiều dự án lớn, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đời sống nhân dân có nhiều tiến bộ. Quan hệ giữa địa phương với nước bạn Lào được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác tái định cư thủy điện còn bất cập. Tỉ lệ đói nghèo còn cao. Cải cách thủ tục hành chính, nhất là tạo môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vấn đề cần khắc phục.
Thủ tướng cũng nêu rõ, tỉnh mới có 2.000 doanh nghiệp và 350 hợp tác xã là còn quá thấp, tỉnh cần chú trọng phát triển doanh nghiệp, các loại hình hợp tác xã.
“Càng khó khăn càng phải vươn lên, càng phải có khát vọng. Đã đi đúng hướng rồi thì quyết tâm chỉ đạo đạt kết quả đến cùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tỉnh cần tiếp tục phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc. Đây là “thế mạnh mềm” mà không phải nơi nào cũng có được.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Sơn La.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh, để thực hiện 2 dự án thuỷ điện, tỉnh Sơn La đã di chuyển xong 17.784 hộ gia đình ra khỏi vùng ngập. Dự án tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn I chủ yếu mới thực hiện được việc di chuyển dân đến nơi ở mới, phải tiếp tục đầu tư bổ sung hạ tầng và hỗ trợ sản xuất để nâng cao đời sống người dân.
Dự án tái định cư thuỷ điện Hoà Bình mặc dù đã được Nhà nước đầu tư bằng 3 dự án nhưng do mức vốn đầu tư thấp, dự án nhỏ lẻ nên hiện nay còn 5/46 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm được cứng hóa và tỷ lệ hộ nghèo của 46 xã còn cao (35%).
Trên địa bàn tỉnh có 13.000 ha lòng hồ Thủy điện Sơn La và 7.900 ha lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Tỉnh đề nghị Chính phủ cho phép và giúp tỉnh được đầu tư các dự án điện mặt trời trên các lòng hồ thủy điện.
Về kiến nghị này, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý để các hộ dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình và Sơn La được vay vốn với lãi suất cho vay đối với hộ nghèo; Giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đầu tư dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Trước đó, trong sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017 và chứng kiến lãnh đạo tỉnh Sơn La trao quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 26 dự án với tổng mức đầu tư 8.560 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư 17 dự án, tổng mức đầu tư 14.932 tỷ đồng.