Thủ tướng Nhật bối rối vì hai nữ bộ trưởng cùng từ chức
“Cú đấm kép” đối với chính sách tăng cường vai trò vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế Nhật của ông Abe
Sau gần hai năm không có một vụ từ chức nào trong nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, hôm nay, hai nữ bộ trưởng mới chỉ được ông Abe bổ nhiệm vào tháng trước đã đồng loạt xin từ nhiệm.
Theo hãng tin Bloomberg, bà Yuko Obuchi, 40 tuổi, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nhật, từ chức sau một loạt cáo buộc về sai lầm trong sử dụng ngân quỹ chính trị. Bà Midori Matsushima, 58 tuổi, từ chức vì bị tố vi phạm luật bầu cử.
Hai vụ từ chức này bị coi là “cú đấm kép” đối với chính sách tăng cường vai trò vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế Nhật của ông Abe.
Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 12/2012, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã nhận được sự ủng hộ ổn định hiếm thấy của cử tri Nhật. Sự ủng hộ này có được là nhờ các chính sách chấn hưng tăng trưởng mà ông Abe áp dụng cộng thêm sự vắng bóng của các vụ bê bối trong nội các.
Trước tình trạng lực lượng lao động của Nhật ngày càng suy giảm, ông Abe đã tìm cách tăng số lượng phụ nữ làm việc được trả lương trong xã hội nước này. Mục tiêu mà ông đề ra là phụ nữ chiếm 30% vị trí lãnh đạo ở Nhật vào năm 2020 và bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các chức vụ cao cấp trong Chính phủ.
Phát biểu sau khi chấp nhận đơn xin từ chức hôm nay của hai nữ bộ trưởng, ông Abe đã phải xin lỗi người dân, và nói sẽ nhanh chóng chọn người thay thế.
Trước vụ từ chức của bà Obuchi, truyền thông Nhật đưa tin, một nhóm ủng hộ bà đã tổ chức các chuyến thăm rạp hát mà trong đó, người tham gia được mua vé với giá rẻ hơn bình thường. Điều này có thể bị xem là sử dụng ngân quỹ chính trị sai mục đích.
Ngoài ra, báo chí Nhật cũng nói, một nhóm huy động ngân quỹ chính trị do bà Obuchi dẫn đầu đã chi 2 triệu Yên, tương đương 19.000 USD, để mua hàng hóa trong một công ty mà anh rể của bà làm giám đốc.
“Việc Bộ trưởng Bộ Công Thương cản trở chính sách kinh tế và năng lượng là không thể chấp nhận được. Tôi xin từ chức và sẽ làm mọi việc có thể để phục vụ cho việc điều tra những nghi vấn này”, bà Obuchi phát biểu trước báo giới ngày 20/10. Tuần trước, bà đã bị Quốc hội thẩm vấn về những cáo buộc sử dụng sai ngân quỹ.
Bà Matsushima thì bị chỉ trích sau khi phát quạt giấy cho các cử tri. Đảng Dân chủ đối lập nói rằng, hành động này vi phạm luật bầu cử. Bà Matsushima nói với báo giới rằng, bà không cho là mình đã phạm luật, nhưng vẫn xin từ chức vì không muốn vấn đề này cản trở quá trình hoạch định chính sách.
Tỷ lệ ủng hộ đối với ông Abe đã tăng lên sau khi ông bổ nhiệm 5 phụ nữ vào nội các vào hôm 3/9. Tuy nhiên, trong mấy tuần trở lại đây, tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do hãng thông tấn Kyodo thực hiện hôm 18-19/10, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của ông Abe đã giảm 6,8 điểm phần trăm xuống còn 48,1%. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ Nhật Bản đối lập tăng lên 8,1% từ 4,7% trước đó.
Theo một số phân tích, thời điểm hai nữ bộ trưởng trong nội các Nhật từ chức thực sự gây bất lợi cho ông Abe, bởi ông thực sự muốn giữ tỷ lệ ủng hộ ở mức cao trước khi ra quyết định tăng hay không tăng thuế tiêu thụ trong năm nay.
Theo hãng tin Bloomberg, bà Yuko Obuchi, 40 tuổi, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nhật, từ chức sau một loạt cáo buộc về sai lầm trong sử dụng ngân quỹ chính trị. Bà Midori Matsushima, 58 tuổi, từ chức vì bị tố vi phạm luật bầu cử.
Hai vụ từ chức này bị coi là “cú đấm kép” đối với chính sách tăng cường vai trò vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế Nhật của ông Abe.
Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 12/2012, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã nhận được sự ủng hộ ổn định hiếm thấy của cử tri Nhật. Sự ủng hộ này có được là nhờ các chính sách chấn hưng tăng trưởng mà ông Abe áp dụng cộng thêm sự vắng bóng của các vụ bê bối trong nội các.
Trước tình trạng lực lượng lao động của Nhật ngày càng suy giảm, ông Abe đã tìm cách tăng số lượng phụ nữ làm việc được trả lương trong xã hội nước này. Mục tiêu mà ông đề ra là phụ nữ chiếm 30% vị trí lãnh đạo ở Nhật vào năm 2020 và bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các chức vụ cao cấp trong Chính phủ.
Phát biểu sau khi chấp nhận đơn xin từ chức hôm nay của hai nữ bộ trưởng, ông Abe đã phải xin lỗi người dân, và nói sẽ nhanh chóng chọn người thay thế.
Trước vụ từ chức của bà Obuchi, truyền thông Nhật đưa tin, một nhóm ủng hộ bà đã tổ chức các chuyến thăm rạp hát mà trong đó, người tham gia được mua vé với giá rẻ hơn bình thường. Điều này có thể bị xem là sử dụng ngân quỹ chính trị sai mục đích.
Ngoài ra, báo chí Nhật cũng nói, một nhóm huy động ngân quỹ chính trị do bà Obuchi dẫn đầu đã chi 2 triệu Yên, tương đương 19.000 USD, để mua hàng hóa trong một công ty mà anh rể của bà làm giám đốc.
“Việc Bộ trưởng Bộ Công Thương cản trở chính sách kinh tế và năng lượng là không thể chấp nhận được. Tôi xin từ chức và sẽ làm mọi việc có thể để phục vụ cho việc điều tra những nghi vấn này”, bà Obuchi phát biểu trước báo giới ngày 20/10. Tuần trước, bà đã bị Quốc hội thẩm vấn về những cáo buộc sử dụng sai ngân quỹ.
Bà Matsushima thì bị chỉ trích sau khi phát quạt giấy cho các cử tri. Đảng Dân chủ đối lập nói rằng, hành động này vi phạm luật bầu cử. Bà Matsushima nói với báo giới rằng, bà không cho là mình đã phạm luật, nhưng vẫn xin từ chức vì không muốn vấn đề này cản trở quá trình hoạch định chính sách.
Tỷ lệ ủng hộ đối với ông Abe đã tăng lên sau khi ông bổ nhiệm 5 phụ nữ vào nội các vào hôm 3/9. Tuy nhiên, trong mấy tuần trở lại đây, tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm xuống.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do hãng thông tấn Kyodo thực hiện hôm 18-19/10, tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của ông Abe đã giảm 6,8 điểm phần trăm xuống còn 48,1%. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ Nhật Bản đối lập tăng lên 8,1% từ 4,7% trước đó.
Theo một số phân tích, thời điểm hai nữ bộ trưởng trong nội các Nhật từ chức thực sự gây bất lợi cho ông Abe, bởi ông thực sự muốn giữ tỷ lệ ủng hộ ở mức cao trước khi ra quyết định tăng hay không tăng thuế tiêu thụ trong năm nay.