Thủ tướng yêu cầu chủ động phòng ngừa dịch cúm lợn
Cần chủ động đối phó với dịch cúm lợn A (H1N1), nhưng không được để ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu dùng của người dân
Cần chủ động đối phó với dịch, nhưng không được để ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu dùng của người dân.
Đó là nội dung chính trong Công điện số 636/CĐ- TTg của Thủ tướng, vừa được gửi tới các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch cúm lợn A (H1N1) lây lan vào nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dịch cúm lợn tại Mexico và Mỹ đang có nguy cơ lan rộng toàn cầu, do vậy cần phải được kiểm soát chăt chẽ.
Mặc dù đến nay, nước ta chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm lợn, nhưng để chủ động phòng ngừa dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo việc giám sát tình hình diễn biến của dịch, kịp thời đề ra các phương án xử lý thích hợp để ứng phó hiệu quả với các cấp độ phát triển của dịch.
Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để kiểm soát người và hàng hóa đến từ các nước đã có dịch để phát hiện dịch ngay tại các cửa khẩu (bao gồm cả việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khai báo bắt buộc về y tế). Phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, kịp thời cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan. Chuẩn bị phương án sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi phát hiện trường hợp lây nhiễm.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để kịp thời cập nhật thông tin chính xác về tình hình dịch để thường xuyên cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và toàn thể nhân dân biết rõ về dịch bệnh, về biểu hiện bệnh, về các đường lây truyền và cách phòng tránh để người dân hiểu đúng và làm theo.
Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người để chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện nghiêm các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch cúm lợn. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp việc tuyên truyền, phổ biến đến từng người dân về sự nguy hiểm của dịch để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh; không làm người dân hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng tới sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nhu cầu sử dụng thực phẩm thường xuyên của xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần phân công lãnh đạo và đơn vị thường trực phòng, chống dịch trực 24/24 giờ, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ sắp tới để kịp thời thu thập, tiếp nhận thông tin và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch theo yêu cầu.
Hiện Bộ Y tế đã chuẩn bị 1.000 máy thở cấp cứu, 34 bộ xét nghiệm nhanh, hàng trăm nghìn gói thuốc khử trùng tiêu độc môi trường, chỉ đạo các Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh, thành phố kiểm tra thường xuyên, đề xuất biện pháp ngăn chặn không để dịch cúm lây lan vào nước ta.
* Virus cúm lợn A (H1N1) là một loại virus cúm mới, lây từ người sang người. Tên gọi ban đầu của virus cúm này là virus cúm lợn, nhưng nó đã trở thành virus cúm ở người và không liên quan gì đến cúm ở lợn. Trong thành phần của virus cúm mới này có 4 vật liệu di truyền khác nhau của cúm lợn ở Bắc Mỹ, cúm lợn ở Châu Á, cúm gia cầm và cúm người. Như vậy, người dân không nên hiểu lầm virus cúm này là do lây từ lợn sang người và không nên quá lo lắng về thức ăn từ lợn.
Những biểu hiện khi mắc cúm lợn là sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và một số trường hợp có thể đi ngoài, phân lỏng, buồn nôn. Đây cũng là biểu hiện rất thông thường của hội chứng cúm thường. Trên thực tế lâm sàng, ngay cả ở Mỹ, cũng rất khó phân biệt biểu hiện cúm do virus cúm mới này với cúm do virus theo mùa thông thường.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để đề phòng bệnh cúm này, phải chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng, tránh tập trung nơi đông người, đeo khẩu trang; khi có biểu hiện đường hô hấp cấp tính, đặc biệt là khi đi từ vùng có dịch về, tiếp xúc với bệnh nhân phải thông báo ngay cho y tế địa phương để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm kịp thời, có biện pháp cách ly, khoanh vùng, xử lý...
Đó là nội dung chính trong Công điện số 636/CĐ- TTg của Thủ tướng, vừa được gửi tới các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch cúm lợn A (H1N1) lây lan vào nước ta, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dịch cúm lợn tại Mexico và Mỹ đang có nguy cơ lan rộng toàn cầu, do vậy cần phải được kiểm soát chăt chẽ.
Mặc dù đến nay, nước ta chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm lợn, nhưng để chủ động phòng ngừa dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo việc giám sát tình hình diễn biến của dịch, kịp thời đề ra các phương án xử lý thích hợp để ứng phó hiệu quả với các cấp độ phát triển của dịch.
Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để kiểm soát người và hàng hóa đến từ các nước đã có dịch để phát hiện dịch ngay tại các cửa khẩu (bao gồm cả việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khai báo bắt buộc về y tế). Phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, kịp thời cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan. Chuẩn bị phương án sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi phát hiện trường hợp lây nhiễm.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để kịp thời cập nhật thông tin chính xác về tình hình dịch để thường xuyên cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và toàn thể nhân dân biết rõ về dịch bệnh, về biểu hiện bệnh, về các đường lây truyền và cách phòng tránh để người dân hiểu đúng và làm theo.
Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người để chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện nghiêm các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch cúm lợn. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp việc tuyên truyền, phổ biến đến từng người dân về sự nguy hiểm của dịch để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh; không làm người dân hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng tới sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nhu cầu sử dụng thực phẩm thường xuyên của xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần phân công lãnh đạo và đơn vị thường trực phòng, chống dịch trực 24/24 giờ, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ sắp tới để kịp thời thu thập, tiếp nhận thông tin và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch theo yêu cầu.
Hiện Bộ Y tế đã chuẩn bị 1.000 máy thở cấp cứu, 34 bộ xét nghiệm nhanh, hàng trăm nghìn gói thuốc khử trùng tiêu độc môi trường, chỉ đạo các Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh, thành phố kiểm tra thường xuyên, đề xuất biện pháp ngăn chặn không để dịch cúm lây lan vào nước ta.
* Virus cúm lợn A (H1N1) là một loại virus cúm mới, lây từ người sang người. Tên gọi ban đầu của virus cúm này là virus cúm lợn, nhưng nó đã trở thành virus cúm ở người và không liên quan gì đến cúm ở lợn. Trong thành phần của virus cúm mới này có 4 vật liệu di truyền khác nhau của cúm lợn ở Bắc Mỹ, cúm lợn ở Châu Á, cúm gia cầm và cúm người. Như vậy, người dân không nên hiểu lầm virus cúm này là do lây từ lợn sang người và không nên quá lo lắng về thức ăn từ lợn.
Những biểu hiện khi mắc cúm lợn là sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và một số trường hợp có thể đi ngoài, phân lỏng, buồn nôn. Đây cũng là biểu hiện rất thông thường của hội chứng cúm thường. Trên thực tế lâm sàng, ngay cả ở Mỹ, cũng rất khó phân biệt biểu hiện cúm do virus cúm mới này với cúm do virus theo mùa thông thường.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để đề phòng bệnh cúm này, phải chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng, tránh tập trung nơi đông người, đeo khẩu trang; khi có biểu hiện đường hô hấp cấp tính, đặc biệt là khi đi từ vùng có dịch về, tiếp xúc với bệnh nhân phải thông báo ngay cho y tế địa phương để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm kịp thời, có biện pháp cách ly, khoanh vùng, xử lý...