Thuế thu nhập cá nhân: Hai điều nên cân nhắc
Nếu không đưa lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế hay có thuế suất khác với các loại hình khác, sẽ nảy sinh ít nhất ba vấn đề
Cho dù đã có nhiều tiến bộ so với những dự thảo trước đây, nhưng một số điều khoản trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đông đảo người dân, nếu không thay đổi, khi thực hiện rất có thể sẽ tạo ra những bóp méo không cần thiết.
>>Thuế chuyển nhượng chứng khoán: “Khó khả thi!”
Hai trong số đó là việc không đưa tiền lãi gửi tiết kiệm và bảo tức bảo hiểm nhân thọ vào diện chịu thuế cũng như việc phân biệt thuế suất của các khoản thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức hay những thứ tương tự) và thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
Loại trừ lãi tiền gửi tiết kiệm và bảo tức, hệ thống tài chính sẽ kém phát triển
Có lẽ do phản ứng mạnh mẽ của dư luận về việc đánh thuế các khoản lãi tiền gửi tiết kiệm mà trong dự thảo lần này đã đưa chúng vào diện không chịu thuế, trong khi các khoản thu nhập từ đầu tư vốn như: lãi cho vay, lãi trái phiếu... lại là thu nhập chịu thuế.
Việc quy định như vậy sẽ gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện và bóp méo các hoạt động kinh tế vì các tổ chức tài chính thường sử dụng rất nhiều cách thức để huy động vốn, tiết kiệm chỉ là một loại hình. Nếu không đưa lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế hay có thuế suất khác với các loại hình khác, sẽ nảy sinh ít nhất ba vấn đề.
Thứ nhất, việc định nghĩa và xác định như thế nào là tiền gửi tiết kiệm không phải là điều dễ dàng. Thứ hai, để tránh thuế, các tổ chức tài chính sẽ không đa dạng hóa các công cụ huy động vốn mà chỉ tập trung vào tiền gửi tiết kiệm. Thứ ba, tạo ra sự bất lợi cho các tổ chức tài chính không được huy động tiền gửi tiết kiệm mà chỉ được phát hành các loại chứng khoán nợ.
Mặt khác, đối với bảo tức từ bảo hiểm nhân thọ, hiện tại có rất nhiều hình thức đầu tư kết hợp giữa bảo hiểm và chứng khoán. Ví dụ công ty bảo hiểm đưa ra sản phẩm bảo hiểm nhưng bảo tức lại phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh chứng khoán mà về bản chất là bảo hiểm kết hợp với hoạt động của một quỹ đầu tư hay quỹ lương hưu.
Điều này sẽ làm cho các công ty bảo hiểm có lợi thế hơn so với các quỹ đầu tư, các quỹ lương hưu, những nhà đầu tư có tổ chức tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hệ thống tài chính mà Việt Nam đang và sẽ khuyến khích.
Như vậy, việc không đưa tiền lãi gửi tiết kiệm và bảo tức bảo hiểm nhân thọ vào diện chịu thuế làm cho mục tiêu phát triển một hệ thống tài chính mạnh dựa trên các loại hình tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và các thị trường tài chính đa dạng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Để dung hòa, có thể đưa tất cả các khoản thu nhập từ các khoản tiền gửi hay từ các loại chứng khoán nợ tại các tổ chức tài chính vào diện không chịu thuế.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ có sự phân biệt đối xử giữa việc huy động vốn của các tổ chức tài chính và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Lúc này thị trường trái phiếu công ty sẽ khó phát triển và điều này cũng đi ngược lại với mục tiêu đã được đặt ra.
Trong trường hợp này, giải pháp giữ nguyên việc đánh thuế lên các khoản tiền gửi tiết kiệm vào bảo tức của bảo hiểm nhân thọ với thuế suất như các loại hình huy động nợ khác là có vẻ hợp lý hơn cả.
Thuế lợi vốn cao hơn thuế cổ tức, doanh nghiệp không có nỗ lực gia tăng đầu tư
Việc quy định thuế suất của cổ tức là 5% trong khi thuế suất của các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn lên đến 25% là chưa hợp lý và cũng tạo ra sự bóp méo.
Chúng ta biết rằng việc áp dụng một chính sách cổ tức hợp lý sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, cũng là làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, họ sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức cho các cổ đông nếu không có nhiều cơ hội kinh doanh, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư.
Ở trường hợp thứ nhất, tất cả cổ đông đều nhận được tiền mặt và sẽ phải đóng 5% thuế thu nhập. Sau khi nhận được cổ tức thì về nguyên tắc, giá cổ phiếu sẽ giảm đi một lượng tương ứng.
Trong trường hợp thứ hai, không ai nhận được tiền mặt cả và về nguyên tắc thì giá cổ phiếu sẽ không thay đổi hoặc gia tăng nếu có phương án đầu tư tạo ra suất sinh lợi cao. Lúc này, nếu nhà đầu tư nào có nhu cầu chi tiêu sẽ bán bớt một phần cổ phiếu của mình để lấy tiền mặt và sẽ phải đóng 25% thuế thu nhập.
Lựa chọn của doanh nghiệp là cho dù có những phương án đầu tư tốt vẫn phải chia cổ tức, nếu không nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu bằng chân theo cách bán cổ phần đang nắm giữ để tìm những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức.
Vô hình chung, điều này đã khuyến khích việc chi tiêu hơn là khuyến khích hoạt động tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Nước Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai mức thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra.
Có thể chủ ý cho mức thuế chuyển nhượng vốn cao để tranh tình trạng đầu cơ và mua bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán, nhưng khi tính toán kỹ các vấn đề liên quan và phân tích điểm lợi và không lợi của chính sách thì việc đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn với thuế suất của cổ tức hay những thứ tương tự là không hợp lý.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc loại trừ hay áp dụng những thuế suất khác nhau lên những khoản thu nhập có cùng bản chất sẽ tạo ra những bóp méo hành vi không đáng có.
Cách tốt nhất là tích hợp hay có những cách ứng xử như nhau, vì làm như vậy sẽ đơn giản hơn trong khi thực hiện, cũng như tránh được các bóp méo có thể xảy ra.
>>Thuế chuyển nhượng chứng khoán: “Khó khả thi!”
Hai trong số đó là việc không đưa tiền lãi gửi tiết kiệm và bảo tức bảo hiểm nhân thọ vào diện chịu thuế cũng như việc phân biệt thuế suất của các khoản thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức hay những thứ tương tự) và thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
Loại trừ lãi tiền gửi tiết kiệm và bảo tức, hệ thống tài chính sẽ kém phát triển
Có lẽ do phản ứng mạnh mẽ của dư luận về việc đánh thuế các khoản lãi tiền gửi tiết kiệm mà trong dự thảo lần này đã đưa chúng vào diện không chịu thuế, trong khi các khoản thu nhập từ đầu tư vốn như: lãi cho vay, lãi trái phiếu... lại là thu nhập chịu thuế.
Việc quy định như vậy sẽ gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện và bóp méo các hoạt động kinh tế vì các tổ chức tài chính thường sử dụng rất nhiều cách thức để huy động vốn, tiết kiệm chỉ là một loại hình. Nếu không đưa lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế hay có thuế suất khác với các loại hình khác, sẽ nảy sinh ít nhất ba vấn đề.
Thứ nhất, việc định nghĩa và xác định như thế nào là tiền gửi tiết kiệm không phải là điều dễ dàng. Thứ hai, để tránh thuế, các tổ chức tài chính sẽ không đa dạng hóa các công cụ huy động vốn mà chỉ tập trung vào tiền gửi tiết kiệm. Thứ ba, tạo ra sự bất lợi cho các tổ chức tài chính không được huy động tiền gửi tiết kiệm mà chỉ được phát hành các loại chứng khoán nợ.
Mặt khác, đối với bảo tức từ bảo hiểm nhân thọ, hiện tại có rất nhiều hình thức đầu tư kết hợp giữa bảo hiểm và chứng khoán. Ví dụ công ty bảo hiểm đưa ra sản phẩm bảo hiểm nhưng bảo tức lại phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh chứng khoán mà về bản chất là bảo hiểm kết hợp với hoạt động của một quỹ đầu tư hay quỹ lương hưu.
Điều này sẽ làm cho các công ty bảo hiểm có lợi thế hơn so với các quỹ đầu tư, các quỹ lương hưu, những nhà đầu tư có tổ chức tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hệ thống tài chính mà Việt Nam đang và sẽ khuyến khích.
Như vậy, việc không đưa tiền lãi gửi tiết kiệm và bảo tức bảo hiểm nhân thọ vào diện chịu thuế làm cho mục tiêu phát triển một hệ thống tài chính mạnh dựa trên các loại hình tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và các thị trường tài chính đa dạng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Để dung hòa, có thể đưa tất cả các khoản thu nhập từ các khoản tiền gửi hay từ các loại chứng khoán nợ tại các tổ chức tài chính vào diện không chịu thuế.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ có sự phân biệt đối xử giữa việc huy động vốn của các tổ chức tài chính và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Lúc này thị trường trái phiếu công ty sẽ khó phát triển và điều này cũng đi ngược lại với mục tiêu đã được đặt ra.
Trong trường hợp này, giải pháp giữ nguyên việc đánh thuế lên các khoản tiền gửi tiết kiệm vào bảo tức của bảo hiểm nhân thọ với thuế suất như các loại hình huy động nợ khác là có vẻ hợp lý hơn cả.
Thuế lợi vốn cao hơn thuế cổ tức, doanh nghiệp không có nỗ lực gia tăng đầu tư
Việc quy định thuế suất của cổ tức là 5% trong khi thuế suất của các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn lên đến 25% là chưa hợp lý và cũng tạo ra sự bóp méo.
Chúng ta biết rằng việc áp dụng một chính sách cổ tức hợp lý sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, cũng là làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, họ sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức cho các cổ đông nếu không có nhiều cơ hội kinh doanh, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư.
Ở trường hợp thứ nhất, tất cả cổ đông đều nhận được tiền mặt và sẽ phải đóng 5% thuế thu nhập. Sau khi nhận được cổ tức thì về nguyên tắc, giá cổ phiếu sẽ giảm đi một lượng tương ứng.
Trong trường hợp thứ hai, không ai nhận được tiền mặt cả và về nguyên tắc thì giá cổ phiếu sẽ không thay đổi hoặc gia tăng nếu có phương án đầu tư tạo ra suất sinh lợi cao. Lúc này, nếu nhà đầu tư nào có nhu cầu chi tiêu sẽ bán bớt một phần cổ phiếu của mình để lấy tiền mặt và sẽ phải đóng 25% thuế thu nhập.
Lựa chọn của doanh nghiệp là cho dù có những phương án đầu tư tốt vẫn phải chia cổ tức, nếu không nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu bằng chân theo cách bán cổ phần đang nắm giữ để tìm những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức.
Vô hình chung, điều này đã khuyến khích việc chi tiêu hơn là khuyến khích hoạt động tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Nước Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai mức thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra.
Có thể chủ ý cho mức thuế chuyển nhượng vốn cao để tranh tình trạng đầu cơ và mua bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán, nhưng khi tính toán kỹ các vấn đề liên quan và phân tích điểm lợi và không lợi của chính sách thì việc đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn với thuế suất của cổ tức hay những thứ tương tự là không hợp lý.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc loại trừ hay áp dụng những thuế suất khác nhau lên những khoản thu nhập có cùng bản chất sẽ tạo ra những bóp méo hành vi không đáng có.
Cách tốt nhất là tích hợp hay có những cách ứng xử như nhau, vì làm như vậy sẽ đơn giản hơn trong khi thực hiện, cũng như tránh được các bóp méo có thể xảy ra.