11:24 19/11/2012

Tiến sĩ Patrick Dixon sẽ chủ trì hội thảo về dự báo kinh tế Việt Nam

Thu Huyền

Tiến sĩ Patrick Dixon, một trong những nhà tư tưởng quản trị nổi tiếng, sẽ chia sẻ các bí quyết, kinh nghiệm về quản trị.

Tiến sĩ Patrick Dixon là người sáng lập và hiện là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange.<br>
Tiến sĩ Patrick Dixon là người sáng lập và hiện là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange.<br>
Ngày 30/11/2012, tại khách sạn Daewoo Hà Nội, tiến sĩ Patrick Dixon, một trong những nhà tư tưởng quản trị nổi tiếng sẽ chia sẻ các bí quyết, kinh nghiệm về quản trị.

Tiến sĩ Patrick Dixon sẽ chủ trì hội thảo quốc tế “Dự báo và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam - Tư duy chiến lược của nhà Quản trị 2013 - 2015”. Chương trình do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) tổ chức và được sự bảo trợ của Hội đồng lý luận Trung Ương, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ.

“Mặc dù đang phải đối mặt với thách thức từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển”, Tiến sĩ Patrick Dixon nói khi nhận lời sang làm diễn giả tại Việt Nam.

Theo ông, trong 25 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 200 tỷ USD, với 14.000 dự án đầu tư công nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của Canon, Samsung, và đặc biệt là nhà máy của Intel tại Việt Nam (tổng giá trị đầu tư lên tới 1 tỷ USD). Những con số trên cho thấy, Việt Nam có thể sẽ đóng vai trò là xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới trong tương lai.

“Vấn đề quan trọng nhất mà tôi sẽ thảo luận cùng các bạn là những người lãnh đạo sẽ làm gì và làm thế nào để nắm bắt xu thế toàn cầu, nhìn thấy trước những lợi thế trong hội nhập kinh tế quốc tế, và có năng lực thu hút các dự án công nghiệp tại Trung Quốc, Thailand, Indonesia hay Malaysia”, tiến sĩ Patrick Dixon cho biết thêm.

Tiến sĩ Patrick Dixon cũng chia sẻ Việt Nam nên làm gì để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nội địa, như trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản hay lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; đâu là điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam xuất khẩu được không chỉ hàng hóa mà cả dịch vụ và ngành công nghiệp phần mềm một cách hiệu quả...

Trong suốt nhiều năm nghiên cứu và hoạt động, Tiến sỹ Patrick Dixon đã có sáng tạo các mô hình quản trị mới.

Ông được bình chọn trong nhóm 20 nhà tư tưởng quản trị đương đại có ảnh hưởng nhất thế giới (Thinkers50, 2005).

Ông là người sáng lập và hiện là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange.


Nguồn: Đại học FPT


Tham gia phản biện và trao đổi trực tiếp tại hội thảo còn có các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế và quản trị giàu kinh nghiệm tại Việt Nam. Trong đó, Tiến sĩ Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ sẽ trình bày “Định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam 2013 - 2015”; Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đánh giá “Thực trạng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2012”.

Ngoài ra, Giáo sư, tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung Ương cũng sẽ chia sẻ về “Định hướng chiến lược kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015”; ông Tony Foster, Giám đốc điều hành Freshfields Bruckhaus Deringer tại Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam nói về “Các giải pháp đầu tư trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam và thế giới giai đoạn 2013 - 2015”.

Đăng ký tham dự: 0983 213 208
Email: tiennh@fsb.edu.vn
Website: http://www.fsb.edu.vn/vnls


(Nguồn: Đại học FPT)