Tiếp tục nóng chuyện thu hồi đất
Hiếm khi một dự thảo luật lại nhận được hàng triệu lượt ý kiến đóng góp như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của công luận đối với vấn đề thu hồi và bồi thường đất.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Mạnh Hiển nói dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn tiếp thu ý kiến đóng góp.
Hiếm khi một dự thảo luật lại nhận được hàng triệu lượt ý kiến đóng góp như dự thảo này. Theo kết quả tổng hợp, để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo và đã nhận được 6.958.848 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
Đáng chú ý là với nội dụng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong chương 6 của dự thảo, ban soạn thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp.
Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi đất, trường hợp nào thì các nhà đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Nhóm ý kiến khác đề nghị áp dụng cơ chế Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất thay cho cơ chế thu hồi đất để thực hiện các dự án; đề nghị không thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là các ý kiến đề nghị kết hợp biện pháp nộp thuế sử dụng đất và thu hồi đất để xử lý trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng; bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất; xem xét tính khả thi của quy định thu hồi đất theo kế hoạch, quy định nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch có thể dẫn tới tình trạng dự án treo; quy định cụ thể thời điểm tính giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; quy định rõ trường hợp nào được bồi thường bằng đất ở, nhà ở hoặc bồi thường bằng tiền khi Nhà nước thu hồi đất ở…
Vấn đề quyền lợi cho người dân mất đất cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Nhiều ý kiến đề nghị khi Nhà nước thu hồi đất ở thì phải bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở mà không cần điều kiện “phải di chuyển chỗ ở”; bổ sung quy định khung chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Theo ông Hiển, ban soạn thảo đã tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo luật nhiều nội dung được người dân quan tâm.
Đáng chú ý là đã tiếp thu và quy định vào dự thảo luật hướng xử lý đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm tiến độ sử dụng theo hướng các dự đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà nguyên nhân không phải do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, tài chính thì phải nộp thuế lũy tiến theo quy định của pháp luật.
Sau 24 tháng nộp thuế lũy tiến mà chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng hoặc vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu thì Nhà nước thu hồi đất và không được thanh toán tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Ban soạn thảo cũng đã tiếp thu và bổ sung quy định: khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện thì người có đất bị thu hồi được bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Đồng thời, quy định rõ trường hợp phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi; trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường bằng tiền nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện trong việc thực hiện các hình thức bồi thường, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người có đất ở bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, đồng thời tạo sự chủ động cho người có đất bị thu hồi trong việc tự lo chỗ ở cho phù hợp.
Đặc biệt, đã bổ sung quy định cụ thể việc giải quyết đối với trường hợp bồi thường chậm khi Nhà nước thu hồi đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng, bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất đối với trường hợp bồi thường chậm do lỗi của cơ quan nhà nước.
Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ, người có đất bị thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng số tiền chưa trả nhân với 1,5 lần lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán, đồng thời quy định đối với trường hợp người có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường thì gửi số tiền bồi thường đó vào tài khoản tạm giữ của kho bạc nhằm hạn chế tình trạng chây ỳ của người có đất bị thu hồi trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất và bàn giao mặt bằng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang, qua tổng hợp ý kiến nhân dân, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) "đã có nhiều mặt được".
Tuy nhiên, ý kiến góp ý của nhân dân cũng đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật về các nội dung như cơ chế thu hồi đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; định giá đất; chính sách thuế liên quan đến đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai.
Chính vì vậy, ban soạn thảo vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 sắp tới.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Mạnh Hiển nói dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn tiếp thu ý kiến đóng góp.
Hiếm khi một dự thảo luật lại nhận được hàng triệu lượt ý kiến đóng góp như dự thảo này. Theo kết quả tổng hợp, để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo và đã nhận được 6.958.848 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
Đáng chú ý là với nội dụng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong chương 6 của dự thảo, ban soạn thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp.
Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi đất, trường hợp nào thì các nhà đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Nhóm ý kiến khác đề nghị áp dụng cơ chế Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất thay cho cơ chế thu hồi đất để thực hiện các dự án; đề nghị không thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là các ý kiến đề nghị kết hợp biện pháp nộp thuế sử dụng đất và thu hồi đất để xử lý trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng; bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất; xem xét tính khả thi của quy định thu hồi đất theo kế hoạch, quy định nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch có thể dẫn tới tình trạng dự án treo; quy định cụ thể thời điểm tính giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; quy định rõ trường hợp nào được bồi thường bằng đất ở, nhà ở hoặc bồi thường bằng tiền khi Nhà nước thu hồi đất ở…
Vấn đề quyền lợi cho người dân mất đất cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Nhiều ý kiến đề nghị khi Nhà nước thu hồi đất ở thì phải bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở mà không cần điều kiện “phải di chuyển chỗ ở”; bổ sung quy định khung chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Theo ông Hiển, ban soạn thảo đã tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo luật nhiều nội dung được người dân quan tâm.
Đáng chú ý là đã tiếp thu và quy định vào dự thảo luật hướng xử lý đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm tiến độ sử dụng theo hướng các dự đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà nguyên nhân không phải do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, khủng hoảng kinh tế, tài chính thì phải nộp thuế lũy tiến theo quy định của pháp luật.
Sau 24 tháng nộp thuế lũy tiến mà chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng hoặc vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu thì Nhà nước thu hồi đất và không được thanh toán tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Ban soạn thảo cũng đã tiếp thu và bổ sung quy định: khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện thì người có đất bị thu hồi được bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Đồng thời, quy định rõ trường hợp phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi; trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường bằng tiền nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện trong việc thực hiện các hình thức bồi thường, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người có đất ở bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, đồng thời tạo sự chủ động cho người có đất bị thu hồi trong việc tự lo chỗ ở cho phù hợp.
Đặc biệt, đã bổ sung quy định cụ thể việc giải quyết đối với trường hợp bồi thường chậm khi Nhà nước thu hồi đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng, bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất đối với trường hợp bồi thường chậm do lỗi của cơ quan nhà nước.
Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ, người có đất bị thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng số tiền chưa trả nhân với 1,5 lần lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán, đồng thời quy định đối với trường hợp người có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường thì gửi số tiền bồi thường đó vào tài khoản tạm giữ của kho bạc nhằm hạn chế tình trạng chây ỳ của người có đất bị thu hồi trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất và bàn giao mặt bằng.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang, qua tổng hợp ý kiến nhân dân, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) "đã có nhiều mặt được".
Tuy nhiên, ý kiến góp ý của nhân dân cũng đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật về các nội dung như cơ chế thu hồi đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; định giá đất; chính sách thuế liên quan đến đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai.
Chính vì vậy, ban soạn thảo vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 sắp tới.