Tiêu điểm công nghệ: Apple “họa vô đơn chí”
Có vẻ như vận đen chưa chịu buông tha cho Apple, khi hãng công nghệ Mỹ vừa trải qua thêm một tuần rặt những xui xẻo
Có vẻ như vận đen chưa chịu buông tha cho Apple, khi hãng công nghệ Mỹ vừa trải qua thêm một tuần rặt những xui xẻo từ việc iPad thua kiện ở Trung Quốc cho tới iPhone, iPad bị cấm bán ở châu Âu.
“Thiên sứ mắc đọa”
Người ta thường nói “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Hãng công nghệ Apple có vẻ như đang ứng với vế thứ hai. Sau màn bại trận liên tiếp trước Samsung ở Australia và Mỹ, tuần qua, Apple lại dính đòn từ Trung Quốc và châu Âu.
Đầu tuần qua, tòa án thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã quyết định bác bỏ đơn kiện của hãng Apple, trong đó cáo buộc công ty Proview Technology đã vi phạm thương hiệu “iPad” của họ.
Đáp lại những lời tố cáo từ phía Apple, Proview tuyên bố “iPad” là tên gọi đã được họ đăng ký thương hiệu hợp pháp từ năm 2000 để dùng cho các sản phẩm của hãng này. Phạm vi đăng ký có hiệu lực ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Do vậy, Proview lập luận rằng phải vài năm sau, Apple mới phát triển mẫu máy tính bảng mang tên “iPad,” thế nên không có lý gì hãng công nghệ của Mỹ lại đi đòi bản quyền thương hiệu ngược như vậy được.
Trước những lý lẽ có đầy đủ căn cứ trên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện từ phía Apple. Không chỉ vậy, “bị cáo” Proview đang xem xét kiện lại “nguyên cáo” Apple với cùng một lý do: Xâm hại thương hiệu iPad với tiền bồi thường lên tới 1,5 tỷ USD.
Đầu tuần kém may mắn, nhưng cuối tuần vận may cũng không mỉm cười với Apple. Hôm 9/12 vừa qua, tòa án khu vực Mannheim ở Đức đã ra phán quyết cấm bán các sản phẩm iPhone và iPad của hãng Apple trên toàn châu Âu.
Lệnh cấm nói trên xuất phát từ đơn kiện của hãng Motorola hồi tháng 4. Theo giới phân tích, lệnh cấm này mới là sơ bộ mà chỉ gây ảnh hưởng tới công ty con Apple Sales International của “Quả táo” tại Ireland.
Lệnh cấm được áp dụng cho loạt sản phẩm gồm iPhone, iPhone 3G, iPhone 3GS, iPhone 4, iPad và iPad 2. Trong khi đó, mẫu smartphone mới nhất của Apple là iPhone 4S dường như không nằm trong danh sách trên.
Để có thể dỡ được lệnh cấm này, Apple đứng trước hai lựa chọn: Một là gỡ bỏ tính năng vi phạm trên các thiết bị của mình, hai là kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn Karlsruhe và hy vọng thắng kiện trước Motorola.
Cũng trong ngày 9/12, Apple đã chính thức thua cuộc trong vụ kiện đòi cấm bán mẫu tablet Galaxy Tab 10.1 của Samsung tại thị trường Australia, sau khi hãng công nghệ Hàn Quốc tiếp tục chứng minh được sự vô tội tại Tòa án Tối cao Australia.
iPhone, iPad tiếp tục thắng lớn
Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may, các sản phẩm iPhone, iPad của Apple tiếp tục thắng lớn trên các phân khúc công nghệ khác nhau, bất chấp sự cạnh tranh dữ dội từ phía các đối thủ cùng loại đang xuất hiện dồn dập.
Đáng chú ý nhất là mẫu iPhone 3GS dù đã “cũ rích” với thâm niên 2,5 năm nhưng vẫn vượt trội nhiều điện thoại hàng hiệu khác. Lượng xuất xưởng iPhone 3GS trong quý 4 có thể đạt tới 2 triệu đơn vị sản phẩm, các đối tác sản xuất của Apple cho hay.
Bước sang quý 1/2012, sản lượng iPhone 3GS dự đoán sẽ giảm còn 1,4 - 1,6 triệu đơn vị sản phẩm. Trong khi, chiếc iPhone 4 phiên bản CDMA của Apple có thể đạt mốc 1 triệu chiếc trong quý 4/2011 và giảm còn 500.000-600.000 trong quý 1/2012.
Còn theo nghiên cứu của hãng Maritz được thực hiện trên 2.500 người dùng smartphone các loại khác nhau, hỏi xem họ sẽ thích và mua mẫu máy tính bảng nào trong tương lai dựa trên danh sách 14 sản phẩm từ 11 hãng công nghệ do Maritz đưa ra.
Kết quả cho thấy, iPad chính là mẫu máy tính bảng “mặc định” trong suy nghĩ của rất nhiều người. Có tới 53% chủ nhân smartphone BlackBerry coi iPad là lựa chọn số 1 của họ, trong khi chỉ có 8,5% nghĩ tới BlackBerry PlayBook của RIM.
41% số người dùng smartphone Android thích iPad hơn bất kỳ mẫu tablet nào khác, tỷ lệ tương ứng ở người dùng smartphone Windows Mobile là 40%. Kết quả này cho thấy, iPad đã tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường máy tính bảng.
Hầu hết mọi người khi nghĩ tới dòng sản phẩm này đều liên tưởng ngay tới iPad, thậm chí kể cả khi người dùng đó đã tiếp xúc rất quen với những thương hiệu khác như BlackBerry, Android hay Mobile Phone qua smartphone đang sở hữu.
Kindle Fire bị chê vẫn "hot"
Không may mắn như iPad được báo chí ngợi khen là có sức ảnh hưởng toàn cầu như trên, mẫu máy tính bảng Kindle Fire của Amazon chỉ được đánh giá cao ở mức giá siêu rẻ 199 USD, còn các tính năng, đặc điểm công nghệ thì không ngớt bị “dìm hàng”.
Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, sản phẩm này không thực sự xứng đáng với những ca tụng lúc trước. Chẳng hạn, tiến sỹ Jakob Nielsen, một chuyên gia về giao diện người dùng, đã chê Kindle Fire có giao diện quá chi là nghèo nàn.
Những nhược điểm được chuyên gia Nielsen chỉ ra gồm máy thiếu các nút vật lý gây ra sự bất tiện cho quá trình đọc sách, khối lượng quá nặng khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi cầm máy lâu.
Không những vậy, Nielsen còn mỉa mai rằng, sở dĩ Amazon tạp ra trình duyệt Silk là bởi “muốn hạn chế trải nghiệm duyệt web của người dùng, nhằm ngăn cản chủ nhân của Kindle Fire không thể mua sắm trực tuyến ở những website đối thủ”.
Trước Nielsen, nhiều trang công nghệ khác cũng chỉ ra hàng loạt “lỗi” của Kindle Fire, như, nút tắt nguồn nằm ở cạnh dưới của thiết bị. Vì vậy, việc để chiếc máy tính bảng trên bàn hoặc trên đầu gối rất dễ dẫn đến vô tình chạm vào nút này.
Nhà phân tích thiết bị Steve Kovach của BusinessInsider phàn nàn: "Cuối cùng, tôi đã phải quay ngược Kindle Fire để tránh chạm vào nút tắt màn hình khi đang sử dụng".
Kindle Fire cũng không hề có nút tăng - giảm âm lượng trên thân máy. Người dùng sẽ phải nhấn vào nút tắt/bật màn hình, trượt để mở khóa, vào ứng dụng nghe nhạc, sau đó mới có thể điều chỉnh âm lượng.
Trên giao diện của Kindle Fire có một menu chỉ ra các mục được sử dụng gần nhất. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là những gì người sử dụng cần hoặc muốn. Các phương tiện thông tin đại chúng luôn phát triển nhanh hơn nhiều so với những gì bạn đang tìm kiếm.
Một trong các chức năng của Kindle Fire là chuyển tiếp (stream) các file đa phương tiện với các thiết bị khác như máy tính, TV… Vì thế, chiếc máy tính bảng cần có nơi lưu trữ tạm thời cho các file ảnh, nhạc và phim.
Tuy nhiên, Amazon chỉ giới hạn khả năng lưu trữ của Kindle Fire ở mức 8 GB (thực tế, dung lượng có thể sử dụng là khoảng 6,54 GB). 8 GB thậm chí không đủ cho một chiếc iPod Touch có tính năng xem phim.
Nhiều đặc điểm được coi là chưa hợp lý của Kindle Fire cũng bị đem ra mổ xẻ. Song có điều không thể phủ nhận là, Kindle Fire đã vượt qua các đối thủ khác trên phân khúc máy tính bảng Android và hiện gần như chỉ thua iPad.
Thậm chí, trang mua sắm trực tuyến Best Buy còn xếp hạng mẫu máy tính bảng Kindle Fire của Amazon trên cả iPad trong danh mục các mặt hàng bán chạy. Với mức giá rẻ chỉ bằng một nửa so với thiết bị của Apple, Kindle Fire quả thực rất hấp dẫn.
“Thiên sứ mắc đọa”
Người ta thường nói “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Hãng công nghệ Apple có vẻ như đang ứng với vế thứ hai. Sau màn bại trận liên tiếp trước Samsung ở Australia và Mỹ, tuần qua, Apple lại dính đòn từ Trung Quốc và châu Âu.
Đầu tuần qua, tòa án thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã quyết định bác bỏ đơn kiện của hãng Apple, trong đó cáo buộc công ty Proview Technology đã vi phạm thương hiệu “iPad” của họ.
Đáp lại những lời tố cáo từ phía Apple, Proview tuyên bố “iPad” là tên gọi đã được họ đăng ký thương hiệu hợp pháp từ năm 2000 để dùng cho các sản phẩm của hãng này. Phạm vi đăng ký có hiệu lực ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Do vậy, Proview lập luận rằng phải vài năm sau, Apple mới phát triển mẫu máy tính bảng mang tên “iPad,” thế nên không có lý gì hãng công nghệ của Mỹ lại đi đòi bản quyền thương hiệu ngược như vậy được.
Trước những lý lẽ có đầy đủ căn cứ trên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện từ phía Apple. Không chỉ vậy, “bị cáo” Proview đang xem xét kiện lại “nguyên cáo” Apple với cùng một lý do: Xâm hại thương hiệu iPad với tiền bồi thường lên tới 1,5 tỷ USD.
Đầu tuần kém may mắn, nhưng cuối tuần vận may cũng không mỉm cười với Apple. Hôm 9/12 vừa qua, tòa án khu vực Mannheim ở Đức đã ra phán quyết cấm bán các sản phẩm iPhone và iPad của hãng Apple trên toàn châu Âu.
Lệnh cấm nói trên xuất phát từ đơn kiện của hãng Motorola hồi tháng 4. Theo giới phân tích, lệnh cấm này mới là sơ bộ mà chỉ gây ảnh hưởng tới công ty con Apple Sales International của “Quả táo” tại Ireland.
Lệnh cấm được áp dụng cho loạt sản phẩm gồm iPhone, iPhone 3G, iPhone 3GS, iPhone 4, iPad và iPad 2. Trong khi đó, mẫu smartphone mới nhất của Apple là iPhone 4S dường như không nằm trong danh sách trên.
Để có thể dỡ được lệnh cấm này, Apple đứng trước hai lựa chọn: Một là gỡ bỏ tính năng vi phạm trên các thiết bị của mình, hai là kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn Karlsruhe và hy vọng thắng kiện trước Motorola.
Cũng trong ngày 9/12, Apple đã chính thức thua cuộc trong vụ kiện đòi cấm bán mẫu tablet Galaxy Tab 10.1 của Samsung tại thị trường Australia, sau khi hãng công nghệ Hàn Quốc tiếp tục chứng minh được sự vô tội tại Tòa án Tối cao Australia.
iPhone, iPad tiếp tục thắng lớn
Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may, các sản phẩm iPhone, iPad của Apple tiếp tục thắng lớn trên các phân khúc công nghệ khác nhau, bất chấp sự cạnh tranh dữ dội từ phía các đối thủ cùng loại đang xuất hiện dồn dập.
Đáng chú ý nhất là mẫu iPhone 3GS dù đã “cũ rích” với thâm niên 2,5 năm nhưng vẫn vượt trội nhiều điện thoại hàng hiệu khác. Lượng xuất xưởng iPhone 3GS trong quý 4 có thể đạt tới 2 triệu đơn vị sản phẩm, các đối tác sản xuất của Apple cho hay.
Bước sang quý 1/2012, sản lượng iPhone 3GS dự đoán sẽ giảm còn 1,4 - 1,6 triệu đơn vị sản phẩm. Trong khi, chiếc iPhone 4 phiên bản CDMA của Apple có thể đạt mốc 1 triệu chiếc trong quý 4/2011 và giảm còn 500.000-600.000 trong quý 1/2012.
Còn theo nghiên cứu của hãng Maritz được thực hiện trên 2.500 người dùng smartphone các loại khác nhau, hỏi xem họ sẽ thích và mua mẫu máy tính bảng nào trong tương lai dựa trên danh sách 14 sản phẩm từ 11 hãng công nghệ do Maritz đưa ra.
Kết quả cho thấy, iPad chính là mẫu máy tính bảng “mặc định” trong suy nghĩ của rất nhiều người. Có tới 53% chủ nhân smartphone BlackBerry coi iPad là lựa chọn số 1 của họ, trong khi chỉ có 8,5% nghĩ tới BlackBerry PlayBook của RIM.
41% số người dùng smartphone Android thích iPad hơn bất kỳ mẫu tablet nào khác, tỷ lệ tương ứng ở người dùng smartphone Windows Mobile là 40%. Kết quả này cho thấy, iPad đã tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường máy tính bảng.
Hầu hết mọi người khi nghĩ tới dòng sản phẩm này đều liên tưởng ngay tới iPad, thậm chí kể cả khi người dùng đó đã tiếp xúc rất quen với những thương hiệu khác như BlackBerry, Android hay Mobile Phone qua smartphone đang sở hữu.
Kindle Fire bị chê vẫn "hot"
Không may mắn như iPad được báo chí ngợi khen là có sức ảnh hưởng toàn cầu như trên, mẫu máy tính bảng Kindle Fire của Amazon chỉ được đánh giá cao ở mức giá siêu rẻ 199 USD, còn các tính năng, đặc điểm công nghệ thì không ngớt bị “dìm hàng”.
Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, sản phẩm này không thực sự xứng đáng với những ca tụng lúc trước. Chẳng hạn, tiến sỹ Jakob Nielsen, một chuyên gia về giao diện người dùng, đã chê Kindle Fire có giao diện quá chi là nghèo nàn.
Những nhược điểm được chuyên gia Nielsen chỉ ra gồm máy thiếu các nút vật lý gây ra sự bất tiện cho quá trình đọc sách, khối lượng quá nặng khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi cầm máy lâu.
Không những vậy, Nielsen còn mỉa mai rằng, sở dĩ Amazon tạp ra trình duyệt Silk là bởi “muốn hạn chế trải nghiệm duyệt web của người dùng, nhằm ngăn cản chủ nhân của Kindle Fire không thể mua sắm trực tuyến ở những website đối thủ”.
Trước Nielsen, nhiều trang công nghệ khác cũng chỉ ra hàng loạt “lỗi” của Kindle Fire, như, nút tắt nguồn nằm ở cạnh dưới của thiết bị. Vì vậy, việc để chiếc máy tính bảng trên bàn hoặc trên đầu gối rất dễ dẫn đến vô tình chạm vào nút này.
Nhà phân tích thiết bị Steve Kovach của BusinessInsider phàn nàn: "Cuối cùng, tôi đã phải quay ngược Kindle Fire để tránh chạm vào nút tắt màn hình khi đang sử dụng".
Kindle Fire cũng không hề có nút tăng - giảm âm lượng trên thân máy. Người dùng sẽ phải nhấn vào nút tắt/bật màn hình, trượt để mở khóa, vào ứng dụng nghe nhạc, sau đó mới có thể điều chỉnh âm lượng.
Trên giao diện của Kindle Fire có một menu chỉ ra các mục được sử dụng gần nhất. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là những gì người sử dụng cần hoặc muốn. Các phương tiện thông tin đại chúng luôn phát triển nhanh hơn nhiều so với những gì bạn đang tìm kiếm.
Một trong các chức năng của Kindle Fire là chuyển tiếp (stream) các file đa phương tiện với các thiết bị khác như máy tính, TV… Vì thế, chiếc máy tính bảng cần có nơi lưu trữ tạm thời cho các file ảnh, nhạc và phim.
Tuy nhiên, Amazon chỉ giới hạn khả năng lưu trữ của Kindle Fire ở mức 8 GB (thực tế, dung lượng có thể sử dụng là khoảng 6,54 GB). 8 GB thậm chí không đủ cho một chiếc iPod Touch có tính năng xem phim.
Nhiều đặc điểm được coi là chưa hợp lý của Kindle Fire cũng bị đem ra mổ xẻ. Song có điều không thể phủ nhận là, Kindle Fire đã vượt qua các đối thủ khác trên phân khúc máy tính bảng Android và hiện gần như chỉ thua iPad.
Thậm chí, trang mua sắm trực tuyến Best Buy còn xếp hạng mẫu máy tính bảng Kindle Fire của Amazon trên cả iPad trong danh mục các mặt hàng bán chạy. Với mức giá rẻ chỉ bằng một nửa so với thiết bị của Apple, Kindle Fire quả thực rất hấp dẫn.