Tìm thông tin doanh nghiệp niêm yết: Coi chừng hoả mù!
Nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư đang "khát" thông tin có thể "uống" cả những tin được tung "hoả mù" một cách vô tình hay cố ý
Nắm được thông tin luôn là lợi thế kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Hiện nay không ít nhà đầu tư vẫn thiếu kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin.
Tuy nhiên đáng nói hơn là các kênh cung cấp thông tin liên quan đến thị trường vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng liên quan mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ.
Minh Phú "lộn" thành Phú Phong?
Một mẩu tin đăng "vu vơ" trên trang web có địa chỉ tintuconline.saleoff.com.vn nhưng nội dung rất đáng chú ý: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không phản đối việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phú Phong.
Với quy trình hiện tại, các hồ sơ xin phát hành thêm cổ phiếu nếu không bị phản đối đồng nghĩa với việc chấp thuận. Trong diễn biến thị trường đang hết sức sôi động, thông tin này đồng nghĩa với khả năng "kích cầu" vì xu hướng săn lùng các cổ phiếu có tin chia thưởng hay phát hành thêm rất thịnh hành.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là chính Công ty Phú Phong ngày 24/5 lại gửi công văn đến Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (cổ phiếu của Công ty Phú Phong đang giao dịch tại trung tâm) để đính chính với nội dung: Công ty chưa nộp bất kỳ một hồ sơ nào để đăng ký phát hành thêm cổ phiếu trả để cổ tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy thông tin trên trang web saleoff.com.vn chắc chắn là thông tin sai.
Sau khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có thông báo chính thức, trên trang web saleoff.com.vn đã xuất hiện thông báo đính chính rằng lỗi trên là "do một sự cố kỹ thuật không đáng có từ thông tin thiếu chính xác bộ phận chuyên viên săn tin đã nhầm lẫn tai hại về thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữa Công ty Cổ phần Thuỷ hải sản Minh Phú và Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Phong" và "mong quý Công ty và nhà đầu tư thông cảm về sự cố kỹ thuật này".
Liệu có thể giải thích đây là sự nhầm lẫn tên công ty khi trong thông tin công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, văn bản hai lần nhắc đến tên Công ty là "Cổ phần Thuỷ hải sản Minh Phú". Trong văn bản công bố trên trang web tintuconline.saleoff.com.vn, cả hai vị trí này đều là "Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Phong".
Website saleoff.com.vn là trang thông tin thuộc Tập đoàn FPT, hoạt động theo giấy phép số 326/GP-BC. Tuy nhiên nội dung sai lại được đăng dưới tên miền cấp hai là tintuconline.saleoff.com.vn dưới tiêu đề của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Môi giới chứng khoán.
Trên trang này cũng xuất hiện một băng quảng cáo của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhưng logo lại là của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM! Tuy nhiên thông tin từ Trung tâm Hà Nội cho biết không hề có bất kỳ mối liên hệ nào với trang web này.
"Khát" nhưng xem kỹ trước khi "uống"
Quan điểm khá phổ biến đối với các Công ty niêm yết là công bố thông tin chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ. Những phản ứng nhanh như trong vụ việc "Công ty Phú Phong" vừa qua không nhiều.
Trước đó cũng đã có khá nhiều thông tin đồn thổi gây hại lớn đến cổ phiếu của doanh nghiệp và nhà đầu tư như vụ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại bị cháy tổ máy, giám đốc một doanh nghiệp lớn bị bắt, bỏ trốn, phong toả tài khoản của ngân hàng... nhưng hầu hết đều được xử lý chậm.
Theo thống kê trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong số 109 đơn vị niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM thì chỉ có 32 đơn vị có website riêng. Một con số quá ít! Tuy nhiên, không ít trang web chỉ được làm cho có vì không có nội dung, thậm chí không truy cập được do tên miền hết hạn.
Không biết các công ty, tổ chức này nghĩ gì khi nhà đầu tư muốn tìm thông tin chính thống từ công ty, tổ chức này để đầu tư thì phải tìm ở đâu, không lẽ đến tận công ty để hỏi?
Mới đây, Bộ Tài chính đã có thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán với yêu cầu các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có công văn yêu cầu các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư báo cáo về thực trạng, tiến trình kế hoạch lập trang thông tin điện tử trước ngày 20/5. Tuy nhiên đến nay có vẻ tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Thiếu thông tin, không ít nhà đầu tư đã tìm đến các diễn đàn chứng khoán để lấp khoảng trống hoặc nghe ngóng ở bất cứ nơi nào có thể. Tuy nhiên nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư đang "khát" thông tin có thể "uống" cả những tin được tung "hoả mù" một cách vô tình hay cố ý vì thực tế đây chính là nơi thông tin sai dễ phát tán nhất.
Những nguồn tin thiếu bảo đảm và sai sót lớn như trường hợp Công ty Phú Phong vừa qua hoàn toàn có thể đưa đến những quyết định sai lầm. Đã có không ít vụ như Lilama Land hay "Bệnh viện Bình Dân", nhiều người đặt câu hỏi tổ chức không có người phát ngôn chính thức hay không muốn phát ngôn để dư luận và các nhà đầu tư bán tín bán nghi trước những tin đồn?
Để đến khi công ty lên tiếng, báo chí vào cuộc hay bị buộc phải giải trình thì lúc ấy lòng tin của nhà đầu tư đã giảm đi không ít.
Tuy nhiên đáng nói hơn là các kênh cung cấp thông tin liên quan đến thị trường vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng liên quan mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ.
Minh Phú "lộn" thành Phú Phong?
Một mẩu tin đăng "vu vơ" trên trang web có địa chỉ tintuconline.saleoff.com.vn nhưng nội dung rất đáng chú ý: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không phản đối việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phú Phong.
Với quy trình hiện tại, các hồ sơ xin phát hành thêm cổ phiếu nếu không bị phản đối đồng nghĩa với việc chấp thuận. Trong diễn biến thị trường đang hết sức sôi động, thông tin này đồng nghĩa với khả năng "kích cầu" vì xu hướng săn lùng các cổ phiếu có tin chia thưởng hay phát hành thêm rất thịnh hành.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là chính Công ty Phú Phong ngày 24/5 lại gửi công văn đến Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (cổ phiếu của Công ty Phú Phong đang giao dịch tại trung tâm) để đính chính với nội dung: Công ty chưa nộp bất kỳ một hồ sơ nào để đăng ký phát hành thêm cổ phiếu trả để cổ tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy thông tin trên trang web saleoff.com.vn chắc chắn là thông tin sai.
Sau khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có thông báo chính thức, trên trang web saleoff.com.vn đã xuất hiện thông báo đính chính rằng lỗi trên là "do một sự cố kỹ thuật không đáng có từ thông tin thiếu chính xác bộ phận chuyên viên săn tin đã nhầm lẫn tai hại về thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữa Công ty Cổ phần Thuỷ hải sản Minh Phú và Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Phong" và "mong quý Công ty và nhà đầu tư thông cảm về sự cố kỹ thuật này".
Liệu có thể giải thích đây là sự nhầm lẫn tên công ty khi trong thông tin công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, văn bản hai lần nhắc đến tên Công ty là "Cổ phần Thuỷ hải sản Minh Phú". Trong văn bản công bố trên trang web tintuconline.saleoff.com.vn, cả hai vị trí này đều là "Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Phong".
Website saleoff.com.vn là trang thông tin thuộc Tập đoàn FPT, hoạt động theo giấy phép số 326/GP-BC. Tuy nhiên nội dung sai lại được đăng dưới tên miền cấp hai là tintuconline.saleoff.com.vn dưới tiêu đề của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Môi giới chứng khoán.
Trên trang này cũng xuất hiện một băng quảng cáo của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhưng logo lại là của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM! Tuy nhiên thông tin từ Trung tâm Hà Nội cho biết không hề có bất kỳ mối liên hệ nào với trang web này.
"Khát" nhưng xem kỹ trước khi "uống"
Quan điểm khá phổ biến đối với các Công ty niêm yết là công bố thông tin chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ. Những phản ứng nhanh như trong vụ việc "Công ty Phú Phong" vừa qua không nhiều.
Trước đó cũng đã có khá nhiều thông tin đồn thổi gây hại lớn đến cổ phiếu của doanh nghiệp và nhà đầu tư như vụ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại bị cháy tổ máy, giám đốc một doanh nghiệp lớn bị bắt, bỏ trốn, phong toả tài khoản của ngân hàng... nhưng hầu hết đều được xử lý chậm.
Theo thống kê trên trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong số 109 đơn vị niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM thì chỉ có 32 đơn vị có website riêng. Một con số quá ít! Tuy nhiên, không ít trang web chỉ được làm cho có vì không có nội dung, thậm chí không truy cập được do tên miền hết hạn.
Không biết các công ty, tổ chức này nghĩ gì khi nhà đầu tư muốn tìm thông tin chính thống từ công ty, tổ chức này để đầu tư thì phải tìm ở đâu, không lẽ đến tận công ty để hỏi?
Mới đây, Bộ Tài chính đã có thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán với yêu cầu các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có công văn yêu cầu các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư báo cáo về thực trạng, tiến trình kế hoạch lập trang thông tin điện tử trước ngày 20/5. Tuy nhiên đến nay có vẻ tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Thiếu thông tin, không ít nhà đầu tư đã tìm đến các diễn đàn chứng khoán để lấp khoảng trống hoặc nghe ngóng ở bất cứ nơi nào có thể. Tuy nhiên nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư đang "khát" thông tin có thể "uống" cả những tin được tung "hoả mù" một cách vô tình hay cố ý vì thực tế đây chính là nơi thông tin sai dễ phát tán nhất.
Những nguồn tin thiếu bảo đảm và sai sót lớn như trường hợp Công ty Phú Phong vừa qua hoàn toàn có thể đưa đến những quyết định sai lầm. Đã có không ít vụ như Lilama Land hay "Bệnh viện Bình Dân", nhiều người đặt câu hỏi tổ chức không có người phát ngôn chính thức hay không muốn phát ngôn để dư luận và các nhà đầu tư bán tín bán nghi trước những tin đồn?
Để đến khi công ty lên tiếng, báo chí vào cuộc hay bị buộc phải giải trình thì lúc ấy lòng tin của nhà đầu tư đã giảm đi không ít.