Tính giá điện: “Bộ Tài chính nên vào cuộc”
Đề xuất giảm 20% giá điện giờ cao điểm của Bộ Công Thương đã đặt ra nhiều dấu hỏi cho cách tính giá thành của ngành điện
Đề xuất giảm 20% giá điện giờ cao điểm của Bộ Công Thương đã đặt ra nhiều dấu hỏi cho cách tính giá thành của ngành điện.
Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho rằng, việc áp giá giờ cao điểm cũng không có gì là sai, nhưng quan trọng là phải hợp tình hợp lý và mọi yếu tố phải được minh bạch hóa.
Ông nói:
- Giờ cao điểm có nghĩa là giờ người ta huy động hết công suất, tức là ngoài các nguồn phát thường xuyên như thủy điện, nhiệt điện chạy than, chạy khí thì giờ cao điểm còn phải huy động thêm cả nhiệt điện chạy dầu. Do đó, nếu không bù một phần thì ngành điện sẽ bị lỗ.
Bên cạnh đó, khi huy động công suất vào giờ cao điểm thì độ hao mòn của máy móc, tiêu tốn nhiên liệu, nhân công… cũng cao hơn giờ bình thường. Do vậy, giá thành sản xuất điện trong giờ cao điểm sẽ cao hơn giá thành giờ bình thường.
Điều đó cũng có nghĩa là giá thành bán điện cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, nhưng điều chỉnh mức độ nào cho hợp lý thì đây là một vấn đề cần được tính toán, chứ không thể chỉ làm theo cảm tính.
Vừa qua, sau khi tính giá điện giờ cao điểm, Bộ Công Thương có tổ chức khảo sát ảnh hưởng của việc tăng giá điện của các doanh nghiệp và kết luận là “ảnh hưởng không đáng kể”. Thế nhưng, ngay sau đó lại đề xuất giảm 20% giá điện giờ cao điểm. Theo ông, có gì khó hiểu ở đây không?
Tôi xin phép không bình luận cho động thái này, nhưng chắc chắn là Bộ đã nhìn ra vấn đề, nên mới đề xuất giảm 20%.
Theo tôi, cần hạch toán giá thành, giờ cao điểm, thấp điểm rõ ràng và có chính sách điều chỉnh hợp lý. Nhưng tăng cao hơn bao nhiêu thì chỉ mình Bộ Công Thương không thể tính được, mà phải phối hợp giữa nhà máy sản xuất điện và sự tham gia của hai bộ Công Thương và Tài chính.
Quan điểm của tôi là tăng giá giờ cao điểm thì nên tăng một cách hợp lý, vừa phải, và nếu để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh thì Chính phủ nên trích một phần lợi nhuận của các nguồn điện có giá thành thấp để bù cho giá giờ cao điểm của nhiệt điện chạy dầu.
Vậy, cụ thể theo ông ngành điện cần điều chỉnh như thế nào để không “gây sốc” đối với người tiêu dùng?
Theo tôi, hiện nay chúng ta đang có nhiều nguồn điện khác nhau, như: thủy điện, nhiệt điện than, khí, dầu…, nên khi tính vào giá thành cũng phải phân thành nhiều loại khác nhau.
Cụ thể, chúng ta chỉ nên tính giờ cao điểm đối với các nguồn nhiệt điện, nhưng cũng phải chia thành các mức khác nhau. Còn đối với thủy điện thì không nên tính tăng thêm vì có một số nhà máy thủy điện như: Hòa Bình, Thác Bà, Thác Mơ… đã hết khấu hao từ lâu, nếu không muốn nói là gần như “ăn không”.
Nên nhớ rằng, tỷ trọng thủy điện của Việt Nam chiếm 60-70% nên đủ sức bù vào giờ cao điểm đó, và như vậy sẽ không ảnh hưởng tới người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh... khi phải tăng đột biến chi phí đầu vào.
Vậy. theo ông thì khoảng thời gian áp dụng giờ cao điểm hiện nay đã hợp lý chưa?
Theo tôi, buổi sáng không phải là giờ cao điểm, vì hầu hết là dân chúng đi làm. Sản xuất kinh doanh thì giờ nào cũng giống giờ nào, không phải giờ cao điểm hay thấp điểm là tăng, mà cứ theo ca, nên đối tượng này gần như không thay đổi.
Như vậy, giờ cao điểm thay đổi chủ yếu do sinh hoạt, mà buổi sáng thì dân đi làm, các nhà hàng chưa mở cửa… Vì thế giờ cao điểm nên lấy từ 10h trở đi, lấy sớm quá là không đúng thực tế của giờ cao điểm. Buổi chiếu nên tính đến 12h -14h, còn từ 14h-17h thì dân đi làm. Còn buổi tối, nên tính giờ cao điểm từ 6h tối - 11h đêm.
Nhưng Bộ Công Thương đã lý giải là điện tiêu dùng cho sinh hoạt chiếm một tỷ lệ ít hơn điện sản xuất?
Theo tôi lý giải như thế là không đúng. Trước đây, trong kết cấu bình quân, điện cho sản xuất kinh doanh chiếm 60 - 65%, còn sinh hoạt chiếm 35 - 40%, nhưng bây giờ điện tiêu dùng đã có lúc tăng lên 50 - 60%.
Rất tiếc là hiện nay, chúng ta chưa có một đo lường chuẩn nào, mà chỉ có ngành điện mới biết, và đây vẫn là một bí mật kinh doanh nên không ai dại gì nói cho người khác biết. Do đó chỉ cần ẩn một vài con số thì mọi viêc cũng đã khác nhau rồi.
Vừa qua, việc đề xuất tăng giá ban đầu là Cục Điều tiết điện lực, thuộc Bộ Công Thương, nhưng đánh giá tác động của việc tăng giá điện cũng là do đơn vị này thực hiện. Theo ông liệu có khách quan hay không?
Như tôi đã nói ở trên, việc này một mình Bộ Công Thương không làm được, mà phải cả Bộ Tài chính, bởi xung quanh giá giờ cao điểm là phải hạch toán giá thành, mà việc này, Bộ Công Thương có thể không “giỏi” bằng Bộ Tài chính - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hạch toán giá thành.
Bên cạnh đó, theo tôi được biết, Cục Điều tiết điện lực không có bộ phận tính giá thành, trong khi giá điện phải được xuất phát từ giá thành, phải công khai được cho dân biết là tại sao giá điện giờ cao điểm tăng? Tăng ở cái gì? Tăng như thế nào?...
Hơn nữa, ngoài việc có đội ngũ nhân lực thì chuyên môn thì việc khấu hao thế nào là nằm trong sổ sách do Bộ Tài chính quản lý. Chính vì vậy, khi tính giá điện thì Bộ Tài chính cần tham gia để dân yên tâm.
Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho rằng, việc áp giá giờ cao điểm cũng không có gì là sai, nhưng quan trọng là phải hợp tình hợp lý và mọi yếu tố phải được minh bạch hóa.
Ông nói:
- Giờ cao điểm có nghĩa là giờ người ta huy động hết công suất, tức là ngoài các nguồn phát thường xuyên như thủy điện, nhiệt điện chạy than, chạy khí thì giờ cao điểm còn phải huy động thêm cả nhiệt điện chạy dầu. Do đó, nếu không bù một phần thì ngành điện sẽ bị lỗ.
Bên cạnh đó, khi huy động công suất vào giờ cao điểm thì độ hao mòn của máy móc, tiêu tốn nhiên liệu, nhân công… cũng cao hơn giờ bình thường. Do vậy, giá thành sản xuất điện trong giờ cao điểm sẽ cao hơn giá thành giờ bình thường.
Điều đó cũng có nghĩa là giá thành bán điện cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, nhưng điều chỉnh mức độ nào cho hợp lý thì đây là một vấn đề cần được tính toán, chứ không thể chỉ làm theo cảm tính.
Vừa qua, sau khi tính giá điện giờ cao điểm, Bộ Công Thương có tổ chức khảo sát ảnh hưởng của việc tăng giá điện của các doanh nghiệp và kết luận là “ảnh hưởng không đáng kể”. Thế nhưng, ngay sau đó lại đề xuất giảm 20% giá điện giờ cao điểm. Theo ông, có gì khó hiểu ở đây không?
Tôi xin phép không bình luận cho động thái này, nhưng chắc chắn là Bộ đã nhìn ra vấn đề, nên mới đề xuất giảm 20%.
Theo tôi, cần hạch toán giá thành, giờ cao điểm, thấp điểm rõ ràng và có chính sách điều chỉnh hợp lý. Nhưng tăng cao hơn bao nhiêu thì chỉ mình Bộ Công Thương không thể tính được, mà phải phối hợp giữa nhà máy sản xuất điện và sự tham gia của hai bộ Công Thương và Tài chính.
Quan điểm của tôi là tăng giá giờ cao điểm thì nên tăng một cách hợp lý, vừa phải, và nếu để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh thì Chính phủ nên trích một phần lợi nhuận của các nguồn điện có giá thành thấp để bù cho giá giờ cao điểm của nhiệt điện chạy dầu.
Vậy, cụ thể theo ông ngành điện cần điều chỉnh như thế nào để không “gây sốc” đối với người tiêu dùng?
Theo tôi, hiện nay chúng ta đang có nhiều nguồn điện khác nhau, như: thủy điện, nhiệt điện than, khí, dầu…, nên khi tính vào giá thành cũng phải phân thành nhiều loại khác nhau.
Cụ thể, chúng ta chỉ nên tính giờ cao điểm đối với các nguồn nhiệt điện, nhưng cũng phải chia thành các mức khác nhau. Còn đối với thủy điện thì không nên tính tăng thêm vì có một số nhà máy thủy điện như: Hòa Bình, Thác Bà, Thác Mơ… đã hết khấu hao từ lâu, nếu không muốn nói là gần như “ăn không”.
Nên nhớ rằng, tỷ trọng thủy điện của Việt Nam chiếm 60-70% nên đủ sức bù vào giờ cao điểm đó, và như vậy sẽ không ảnh hưởng tới người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh... khi phải tăng đột biến chi phí đầu vào.
Vậy. theo ông thì khoảng thời gian áp dụng giờ cao điểm hiện nay đã hợp lý chưa?
Theo tôi, buổi sáng không phải là giờ cao điểm, vì hầu hết là dân chúng đi làm. Sản xuất kinh doanh thì giờ nào cũng giống giờ nào, không phải giờ cao điểm hay thấp điểm là tăng, mà cứ theo ca, nên đối tượng này gần như không thay đổi.
Như vậy, giờ cao điểm thay đổi chủ yếu do sinh hoạt, mà buổi sáng thì dân đi làm, các nhà hàng chưa mở cửa… Vì thế giờ cao điểm nên lấy từ 10h trở đi, lấy sớm quá là không đúng thực tế của giờ cao điểm. Buổi chiếu nên tính đến 12h -14h, còn từ 14h-17h thì dân đi làm. Còn buổi tối, nên tính giờ cao điểm từ 6h tối - 11h đêm.
Nhưng Bộ Công Thương đã lý giải là điện tiêu dùng cho sinh hoạt chiếm một tỷ lệ ít hơn điện sản xuất?
Theo tôi lý giải như thế là không đúng. Trước đây, trong kết cấu bình quân, điện cho sản xuất kinh doanh chiếm 60 - 65%, còn sinh hoạt chiếm 35 - 40%, nhưng bây giờ điện tiêu dùng đã có lúc tăng lên 50 - 60%.
Rất tiếc là hiện nay, chúng ta chưa có một đo lường chuẩn nào, mà chỉ có ngành điện mới biết, và đây vẫn là một bí mật kinh doanh nên không ai dại gì nói cho người khác biết. Do đó chỉ cần ẩn một vài con số thì mọi viêc cũng đã khác nhau rồi.
Vừa qua, việc đề xuất tăng giá ban đầu là Cục Điều tiết điện lực, thuộc Bộ Công Thương, nhưng đánh giá tác động của việc tăng giá điện cũng là do đơn vị này thực hiện. Theo ông liệu có khách quan hay không?
Như tôi đã nói ở trên, việc này một mình Bộ Công Thương không làm được, mà phải cả Bộ Tài chính, bởi xung quanh giá giờ cao điểm là phải hạch toán giá thành, mà việc này, Bộ Công Thương có thể không “giỏi” bằng Bộ Tài chính - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hạch toán giá thành.
Bên cạnh đó, theo tôi được biết, Cục Điều tiết điện lực không có bộ phận tính giá thành, trong khi giá điện phải được xuất phát từ giá thành, phải công khai được cho dân biết là tại sao giá điện giờ cao điểm tăng? Tăng ở cái gì? Tăng như thế nào?...
Hơn nữa, ngoài việc có đội ngũ nhân lực thì chuyên môn thì việc khấu hao thế nào là nằm trong sổ sách do Bộ Tài chính quản lý. Chính vì vậy, khi tính giá điện thì Bộ Tài chính cần tham gia để dân yên tâm.