Tình hình hoạt động của BIDV năm 2011
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) công bố thông tin chi tiết về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2011
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố thông tin chi tiết về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2011.
Thông tin công bố ngày 12/1/2012 cho biết, tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của BIDV đã đạt gần 421.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010.
Trong năm 2011, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng này đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với năm 2010; dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 20%, đạt trên 274.000 tỷ đồng.
Tại ngân hàng này năm qua đã có sự dịch chuyển rõ nét trong cơ cấu huy động và tín dụng. Cụ thể, huy động vốn từ dân của của BIDV năm 2011 đã tăng tới 28% so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với năm 2009, đưa tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng vốn huy động từ 37% năm 2010 lên tới 49%. Tín dụng bán lẻ cũng đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 28% so với năm 2010 với dư nợ hơn 38.000 tỷ đồng.
Mới đây, lãnh đạo BIDV cũng nêu quan điểm rằng, chính sách tín dụng hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp lớn. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ hội tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ…
Cũng theo thông tin công bố trên, lợi nhuận trước thuế năm 2011 của BIDV đạt 4.243 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt trên 0,9%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 14,9%; hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 10%; tỷ lệ nợ xấu là 2,57%.
Trong các hoạt động cụ thể, BIDV cho biết năm 2011 đã giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất xuống mức thấp, dưới 10%; trong năm đã 5 lần giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ mức trên 20%/năm xuống thấp nhất là 14,5%/năm. Chi phí hoạt động trong năm này cũng đã tiết kiệm được 15% so với kế hoạch.
Điểm nổi bật của BIDV trong năm 2011 là triển khai thành công kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 12 vừa qua, chính thức tiến hành cổ phần hóa. Hơn 84,7 triệu cổ phần đã được bán hết với giá bình quân 18.583 đồng/cổ phần, thu về cho Nhà nước hơn 1.575 tỷ đồng. Đáng chú ý là 100% cán bộ nhân viên (gần 17 nghìn người) đã đăng ký mua cổ phần đợt IPO này, chiếm tới 42% tổng khối lượng được đăng ký.
Thông tin công bố ngày 12/1/2012 cho biết, tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của BIDV đã đạt gần 421.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010.
Trong năm 2011, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng này đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với năm 2010; dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 20%, đạt trên 274.000 tỷ đồng.
Tại ngân hàng này năm qua đã có sự dịch chuyển rõ nét trong cơ cấu huy động và tín dụng. Cụ thể, huy động vốn từ dân của của BIDV năm 2011 đã tăng tới 28% so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với năm 2009, đưa tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng vốn huy động từ 37% năm 2010 lên tới 49%. Tín dụng bán lẻ cũng đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 28% so với năm 2010 với dư nợ hơn 38.000 tỷ đồng.
Mới đây, lãnh đạo BIDV cũng nêu quan điểm rằng, chính sách tín dụng hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp lớn. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ hội tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ…
Cũng theo thông tin công bố trên, lợi nhuận trước thuế năm 2011 của BIDV đạt 4.243 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt trên 0,9%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 14,9%; hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 10%; tỷ lệ nợ xấu là 2,57%.
Trong các hoạt động cụ thể, BIDV cho biết năm 2011 đã giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất xuống mức thấp, dưới 10%; trong năm đã 5 lần giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ mức trên 20%/năm xuống thấp nhất là 14,5%/năm. Chi phí hoạt động trong năm này cũng đã tiết kiệm được 15% so với kế hoạch.
Điểm nổi bật của BIDV trong năm 2011 là triển khai thành công kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 12 vừa qua, chính thức tiến hành cổ phần hóa. Hơn 84,7 triệu cổ phần đã được bán hết với giá bình quân 18.583 đồng/cổ phần, thu về cho Nhà nước hơn 1.575 tỷ đồng. Đáng chú ý là 100% cán bộ nhân viên (gần 17 nghìn người) đã đăng ký mua cổ phần đợt IPO này, chiếm tới 42% tổng khối lượng được đăng ký.