Toàn cầu đối mặt với thất nghiệp gia tăng
Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng từ 6% năm 2007 lên 6,1% trong năm nay
Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng từ 6% năm 2007 lên 6,1% trong năm nay. Đây là cảnh báo mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra trong bản báo cáo việc làm vừa công bố
Trong báo cáo mang tên "Xu hướng việc làm toàn cầu", ILO cho biết, trước nguy cơ bất ổn của nền kinh tế thế giới do sự tụt dốc của kinh tế Mỹ và giá dầu mỏ tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng mạnh.
Kinh tế tụt dốc, thất nghiệp gia tăng
Xu hướng không mấy sáng sủa này là trái với diễn biến tích cực của năm ngoái khi có tới 45 triệu việc làm mới được tạo ra và tỉ lệ thất nghiệp tăng không đáng kể, đứng ở mức 189,9 triệu người cuối năm 2007. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục giữ tỉ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới lần lượt là 11,8% và 10,9%. Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ Latinh, vùng Caribê, Trung và Đông Nam Âu đều ở mức khoảng 8,5%.
Năm 2007, tỉ lệ việc làm ở các nền kinh tế phát triển và khu vực Liên minh châu Âu (EU) tăng 2,5%, giảm chút ít so với năm trước đó (chủ yếu do cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ) và tỉ lệ việc làm giữ ở mức 6,4%. Tuy nhiên, ILO cho rằng triển vọng việc làm những năm tới ở các nước này là không tích cực. Cùng với vấn đề tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các nước EU còn phải giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động do lực lượng lao động tại EU đang già đi.
Uỷ viên Uỷ ban châu Âu phụ trách vấn đề tư pháp, Franco Frattini cho biết có tới 85% lao động không có tay nghề nhập cư vào EU, trong khi Mỹ thu hút được 55% lao động có tay nghề. Nhằm ngăn chặn xu hướng này, EU đang có kế hoạch khuyến khích người nhập cư hợp pháp có tay nghề vào EU.
Theo ILO, một vấn đề đáng lưu ý là tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em vẫn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo của Tổ chức "Cứu vớt trẻ em" cho biết, trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ.
ILO cho biết, lao động giá rẻ là thế mạnh của châu Á. Từ nay đến năm 2015, châu lục này có thêm 200 triệu lao động. Nhưng với số lao động hiện đã lên đến 1,8 tỷ người, châu Á có nguy cơ không thể tạo được thêm việc làm cho số người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong thập niên này.
Tình trạng sử dụng lao động "chui" và nền kinh tế "ngầm" sẽ phát triển, làm gia tăng số người nghèo đói. Tổng Giám đốc ILO nhận định về lâu dài không thể tiếp tục duy trì phương thức sản xuất như hiện nay. Các quốc gia châu Á cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp do số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng mạnh.
Sức ép tạo việc làm ở châu Á
Từ nay đến năm 2015, dịch vụ sẽ là khu vực thu hút nhiều lao động nhất ở châu Á, sử dụng khoảng 41% tổng số lao động và trở thành lĩnh vực kinh tế hàng đầu ở châu lục. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lao động trong các hoạt động công nghiệp tăng từ 23,1% đến 29,4%, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh từ 42,6% xuống còn 29,4%. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm sẽ tăng mạnh. Đến năm 2015, ước tính có thêm 350 triệu người đến sống ở các thành phố, trong khi đó dân cư tại nông thôn chỉ tăng thêm 15 triệu người.
ILO dự đoán mỗi năm sẽ có hàng triệu lao động châu Á ra nước ngoài tìm việc làm. Từ năm 1996 đến nay, châu Á đã giảm gần 123 triệu người nghèo khó - nhóm dân cư có mức sống dưới 2 USD/ngày/người. Thế nhưng, cho đến nay vẫn có hơn 1 tỷ người, xấp xỉ 62% tổng số nhân công tại châu Á, tiếp tục phải làm việc trong khu vực kinh tế hoạt động sản xuất không khai báo hoặc khai gian. Nhiều người phải làm những công việc cực nhọc, năng suất thấp và hầu như không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bệnh tật, hưu trí...
Theo ILO, Nam Á là khu vực dẫn đầu thế giới về tạo việc làm mới, chiếm 28% tổng số việc làm mới trên toàn cầu năm 2007. Tuy nhiên, đây là khu vực có tỉ lệ việc làm "không bền vững" cao nhất, do nhiều việc làm có chất lượng kém và lao động nữ ít được tuyển dụng. Tại Đông Nam Á, khu vực có 4 năm liên tiếp vừa qua đạt mức tăng sản lượng kinh tế trên 6%, tỉ lệ thất nghiệp dự kiến ở mức thấp và ổn định như mấy năm qua.
Trong báo cáo mang tên "Xu hướng việc làm toàn cầu", ILO cho biết, trước nguy cơ bất ổn của nền kinh tế thế giới do sự tụt dốc của kinh tế Mỹ và giá dầu mỏ tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng mạnh.
Kinh tế tụt dốc, thất nghiệp gia tăng
Xu hướng không mấy sáng sủa này là trái với diễn biến tích cực của năm ngoái khi có tới 45 triệu việc làm mới được tạo ra và tỉ lệ thất nghiệp tăng không đáng kể, đứng ở mức 189,9 triệu người cuối năm 2007. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục giữ tỉ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới lần lượt là 11,8% và 10,9%. Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ Latinh, vùng Caribê, Trung và Đông Nam Âu đều ở mức khoảng 8,5%.
Năm 2007, tỉ lệ việc làm ở các nền kinh tế phát triển và khu vực Liên minh châu Âu (EU) tăng 2,5%, giảm chút ít so với năm trước đó (chủ yếu do cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ) và tỉ lệ việc làm giữ ở mức 6,4%. Tuy nhiên, ILO cho rằng triển vọng việc làm những năm tới ở các nước này là không tích cực. Cùng với vấn đề tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các nước EU còn phải giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động do lực lượng lao động tại EU đang già đi.
Uỷ viên Uỷ ban châu Âu phụ trách vấn đề tư pháp, Franco Frattini cho biết có tới 85% lao động không có tay nghề nhập cư vào EU, trong khi Mỹ thu hút được 55% lao động có tay nghề. Nhằm ngăn chặn xu hướng này, EU đang có kế hoạch khuyến khích người nhập cư hợp pháp có tay nghề vào EU.
Theo ILO, một vấn đề đáng lưu ý là tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em vẫn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo của Tổ chức "Cứu vớt trẻ em" cho biết, trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ.
ILO cho biết, lao động giá rẻ là thế mạnh của châu Á. Từ nay đến năm 2015, châu lục này có thêm 200 triệu lao động. Nhưng với số lao động hiện đã lên đến 1,8 tỷ người, châu Á có nguy cơ không thể tạo được thêm việc làm cho số người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong thập niên này.
Tình trạng sử dụng lao động "chui" và nền kinh tế "ngầm" sẽ phát triển, làm gia tăng số người nghèo đói. Tổng Giám đốc ILO nhận định về lâu dài không thể tiếp tục duy trì phương thức sản xuất như hiện nay. Các quốc gia châu Á cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp do số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng mạnh.
Sức ép tạo việc làm ở châu Á
Từ nay đến năm 2015, dịch vụ sẽ là khu vực thu hút nhiều lao động nhất ở châu Á, sử dụng khoảng 41% tổng số lao động và trở thành lĩnh vực kinh tế hàng đầu ở châu lục. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lao động trong các hoạt động công nghiệp tăng từ 23,1% đến 29,4%, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh từ 42,6% xuống còn 29,4%. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm sẽ tăng mạnh. Đến năm 2015, ước tính có thêm 350 triệu người đến sống ở các thành phố, trong khi đó dân cư tại nông thôn chỉ tăng thêm 15 triệu người.
ILO dự đoán mỗi năm sẽ có hàng triệu lao động châu Á ra nước ngoài tìm việc làm. Từ năm 1996 đến nay, châu Á đã giảm gần 123 triệu người nghèo khó - nhóm dân cư có mức sống dưới 2 USD/ngày/người. Thế nhưng, cho đến nay vẫn có hơn 1 tỷ người, xấp xỉ 62% tổng số nhân công tại châu Á, tiếp tục phải làm việc trong khu vực kinh tế hoạt động sản xuất không khai báo hoặc khai gian. Nhiều người phải làm những công việc cực nhọc, năng suất thấp và hầu như không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bệnh tật, hưu trí...
Theo ILO, Nam Á là khu vực dẫn đầu thế giới về tạo việc làm mới, chiếm 28% tổng số việc làm mới trên toàn cầu năm 2007. Tuy nhiên, đây là khu vực có tỉ lệ việc làm "không bền vững" cao nhất, do nhiều việc làm có chất lượng kém và lao động nữ ít được tuyển dụng. Tại Đông Nam Á, khu vực có 4 năm liên tiếp vừa qua đạt mức tăng sản lượng kinh tế trên 6%, tỉ lệ thất nghiệp dự kiến ở mức thấp và ổn định như mấy năm qua.