“Tôi không muốn giá cổ phiếu ảo!”
Hỏi chuyện BS. Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện công đầu tiên thí điểm cổ phần hóa
Hỏi BS. Nguyễn Chí Hùng vì sao Bệnh viện Bình Dân được Chính phủ chọn là bệnh viện công đầu tiên thí điểm cổ phần hóa, ông trả lời: “Do xác suất chọn trúng”, nhưng rồi ông nghĩ lại: “Có lẽ do tôi là một trong những giám đốc đầu tiên nhận làm”.
Cũng bởi là người đi tiên phong, một bác sĩ - công chức như ông lần đầu tiên được tiếp cận với những khái niệm rất mới, nào là chiết khấu dòng tiền, tỉ suất lợi nhuận trên vốn, giá cả thị trường, cổ tức, cổ đông... “Làm tới đâu, học tới đó. Phải thích ứng thôi!”, BS. Hùng nói.
Giới đầu tư đánh giá rất cao số cổ phần sắp phát hành của bệnh viện Bình Dân vì cho rằng ngành kinh doanh sức khỏe đang ăn nên làm ra, ông nghĩ sao?
Đừng gọi tôi là người đi kinh doanh sức khỏe. Tôi chưa bao giờ nhìn nhận công việc của mình ở góc độ này cả. Quí nhà đầu tư cũng chớ có nghĩ rằng các bệnh viện chỉ làm ăn có lời mà không bao giờ lỗ, bởi thực tế đã có một số bệnh viện hoạt động tại Tp.HCM phải phá sản rồi đó, mà là bệnh viện nước ngoài hẳn hoi.
Ông dị ứng với từ “kinh doanh sức khỏe”, vậy quan điểm của ông về lợi nhuận như thế nào? Xin hỏi thật, mấy năm qua bệnh viện Bình Dân “làm ăn” có lãi không?
Chúng tôi không đặt vấn đề lợi nhuận. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay của bệnh viện là do Nhà nước mua sắm, xây dựng, bảng giá do Bộ Y tế qui định. Trên nguyên tắc bệnh viện Bình Dân chỉ thu của người bệnh một phần viện phí (không thu đủ), nhưng vẫn đảm bảo một khoản thặng dư nhất định.
Chẳng hạn, tôi thu của người bệnh 1 triệu đồng, nhưng chi phí thực tế chỉ khoảng 900.000 đồng thôi, 100.000 đồng còn lại gọi là thặng dư. Khoản thặng dư này được sử dụng để tái đầu tư, nâng cấp trang thiết bị của bệnh viện.
Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng tôi không gọi đó là lợi nhuận.
Nhưng Bình Dân phát hành cổ phần ra ngoài, ban giám đốc mới sẽ chịu áp lực về trả cổ tức cho cổ đông, nghĩa là bệnh viện buộc phải có lợi nhuận đúng nghĩa, nếu không nói là phải tối đa hóa lợi nhuận?
Chúng tôi biết, nhưng tỉ lệ cổ tức phải trả bao nhiêu để gọi là đủ? 5%, 10% hay 15%? Tôi đã có các nhà tư vấn chuyên nghiệp tính toán hết về giá khám bệnh, mức viện phí được áp dụng sau cổ phần hóa, nhưng không phải là tính hết rồi cộng lợi nhuận, cộng đủ thứ vào để đội giá lên và rồi người bệnh không còn ai đến với mình nữa.
Tôi cho rằng Bình Dân sẽ làm kinh tế, nhưng vẫn làm tròn trách nhiệm xã hội của mình. Bây giờ chúng tôi hỗ trợ bệnh nhân nghèo như thế nào thì sau cổ phần hóa vẫn cố gắng làm đúng như thế. Mỗi năm chúng tôi đều dành ngân sách gần 2 tỉ đồng để trang trải cho việc hỗ trợ này, đặc biệt cho những trường hợp trốn viện vì không đủ tiền thanh toán. Tất nhiên, hỗ trợ bệnh nhân nghèo sau cổ phần hóa không thể chỉ nói miệng thôi mà phải có giải pháp tài chính cụ thể. Và chúng tôi đã có những đề xuất.
Ông có nghe thị trường OTC ngoài kia đang xôn xao vì nhiều người đang chạy mua “thâm niên” của người lao động trong Bình Dân?
Có cung cầu thì mới có thị trường. Nguồn cung từ đâu, ít hay nhiều tôi chưa thể xác định. Tuy nhiên, trong các cuộc họp giao ban tôi đã khuyến cáo các cán bộ công nhân viên không nên bán quyền mua cổ phần vì đây là hành vi bất hợp pháp, có thể dẫn đến lừa đảo. Gọi là “bán lúa non” thì ít nhất cũng có “lúa non” trong tay, đằng này có người bán thứ mà họ không hề có.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng những ai mua quyền mua cổ phần đó cũng là tiếp tay cho lừa đảo. Vốn điều lệ hiện nay của Bình Dân chúng tôi còn chưa thể tiết lộ, họ lấy gì làm cơ sở để chuyển nhượng mua bán?
Theo dự thảo đề án cổ phần hóa, Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối trên 51%, cán bộ công nhân viên cứ một năm công tác được mua 100 cổ phần ưu đãi với giá bằng 60% giá đấu bình quân ra bên ngoài, nhà đầu tư chiến lược nắm tối đa 20% và phần còn lại (tối thiểu 20%) được đem đấu giá.
Điều tôi quan tâm hiện nay là khi đem đấu giá, nếu mọi người định giá trị thương hiệu Bình Dân cao thì điều này sẽ được chuyển hóa vào giá, tức giá đấu có thể sẽ bị đẩy là khá cao khiến việc sở hữu cổ phần ưu đãi trở nên quá khó đối với một số cán bộ công nhân viên.
Tôi không muốn giá cao “ảo” nhưng cũng không thể kiểm soát được, thành ra đang chuẩn bị một số cơ chế tài chính để hỗ trợ các cán bộ công nhân viên có thể vay lãi suất thấp hay vay trả chậm để họ tiếp tục gắn bó với bệnh viện.
Khu điều trị kỹ thuật cao của bệnh viện Bình Dân được đưa vào hoạt động giữa năm 2006 liệu có phải là tiền đề để ông thiết lập mặt bằng giá mới của bệnh viện sau cổ phần hóa?
Hiện nay mỗi năm chúng tôi được Nhà nước cấp khoảng 20 tỉ đồng cho mua sắm tài sản cố định và chi thường xuyên, sau cổ phần hóa bị cắt đi khoản này thì phải có nguồn viện phí bù đắp vào.
Do đó, điều chỉnh giá cả bao nhiêu thì phù hợp với lợi ích của cổ đông và được người bệnh chấp nhận là điều phải cân nhắc. Chính bệnh nhân sẽ là người quyết định giá cả trong bệnh viện chứ không phải là chúng tôi, qui luật thị trường là vậy.
Ở khu kỹ thuật cao, chúng tôi thu cao hơn trong bệnh viện trung bình 10%, tuy nhiên giá phòng tối thiểu trong khu này là 170.000 đồng/giường, còn tại bệnh viện chỉ khoảng 50.000 đồng/giường. Chúng tôi phải thu cao hơn vì hằng tháng còn phải trả tiền vay cho ngân hàng. Dự án này khởi động năm 1997, từ đời giám đốc cũ của Bình Dân.
Cách đây ba năm khi tôi về mới xới lại, đem phương án đi thuyết phục các ngân hàng. Nhưng từ dự án này, tôi hiểu rằng muốn công việc chạy nhanh thì điều quan trọng nhất là mình phải quan tâm đến nó, gỡ rối ngay từ khi chúng xuất hiện, giao cho anh em triển khai cụ thể và đề ra thời hạn để cố gắng hoàn thành.
Cũng như tôi kỳ vọng rằng sau khi cổ phần hóa, với cơ chế tài chính linh hoạt, chúng tôi sẽ nhanh chóng mua sắm được nhiều trang thiết bị hiện đại hơn, gần với sự phát triển của thế giới hơn, và sẽ chiếm lĩnh được những đỉnh cao mới.
Ông có cho rằng cổ phần hóa các bệnh viện công thì sẽ khắc phục được thực trạng nhũng nhiễu đang được gọi dưới cái tên là... thiếu y đức?
Biểu hiện của thiếu y đức không chỉ là nhũng nhiễu. Không thể cổ phần hóa rồi cứ xuôi tay yên tâm rằng y đức tự nhiên nó tăng lên mà phải có hàng loạt giải pháp. Nói một cách lý thuyết là giáo dục, kiểm tra, quản lý, vận động, và kể cả chế tài xử phạt, mà cổ phần hóa rồi đương nhiên cơ chế giám sát sẽ chặt chẽ hơn.
Người ta vẫn thường khen các bệnh viện tư có thái độ phục vụ tốt hơn, nhưng thái độ phục vụ tốt cũng không có nghĩa là y đức tốt. Người bác sĩ luôn nâng cao trình độ, làm các xét nghiệm đúng bệnh, cho thuốc tương xứng với tình trạng bệnh... cũng là những khía cạnh của y đức.
Có người nói ông đang làm một công việc mạo hiểm vì cổ phần hóa hệ thống bệnh viện hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý để thực hiện? Người đi đầu thường dễ bị “lãnh đạn” mà?
Tôi không nghĩ mình là người “lãnh đạn”, vì mỗi bước đi của tôi đều thận trọng và có sự hậu thuẫn của Thành ủy, UBND và Sở Y tế Tp.HCM.
Đúng là hiện nay các văn bản pháp luật cổ phần hóa là dành cho các doanh nghiệp, mà bệnh viện lại có những nét rất đặc thù, vì thế cái chúng tôi đang vận dụng có sự điều chỉnh không giống luật mà lại đúng luật.
Ông là người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, nhưng sau cổ phần hóa thì số phận của ông có thể được quyết bởi đại hội cổ đông. Ông có ngại mình sẽ không còn ở vị trí lãnh đạo như hiện tại không?
Không thể nói trước được điều gì. Nhưng tôi đã bước đi vì tôi tự tin mình sẽ được tín nhiệm. Năm nay tôi mới 55 tuổi, còn có thể làm việc được một nhiệm kỳ nữa!
Cũng bởi là người đi tiên phong, một bác sĩ - công chức như ông lần đầu tiên được tiếp cận với những khái niệm rất mới, nào là chiết khấu dòng tiền, tỉ suất lợi nhuận trên vốn, giá cả thị trường, cổ tức, cổ đông... “Làm tới đâu, học tới đó. Phải thích ứng thôi!”, BS. Hùng nói.
Giới đầu tư đánh giá rất cao số cổ phần sắp phát hành của bệnh viện Bình Dân vì cho rằng ngành kinh doanh sức khỏe đang ăn nên làm ra, ông nghĩ sao?
Đừng gọi tôi là người đi kinh doanh sức khỏe. Tôi chưa bao giờ nhìn nhận công việc của mình ở góc độ này cả. Quí nhà đầu tư cũng chớ có nghĩ rằng các bệnh viện chỉ làm ăn có lời mà không bao giờ lỗ, bởi thực tế đã có một số bệnh viện hoạt động tại Tp.HCM phải phá sản rồi đó, mà là bệnh viện nước ngoài hẳn hoi.
Ông dị ứng với từ “kinh doanh sức khỏe”, vậy quan điểm của ông về lợi nhuận như thế nào? Xin hỏi thật, mấy năm qua bệnh viện Bình Dân “làm ăn” có lãi không?
Chúng tôi không đặt vấn đề lợi nhuận. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay của bệnh viện là do Nhà nước mua sắm, xây dựng, bảng giá do Bộ Y tế qui định. Trên nguyên tắc bệnh viện Bình Dân chỉ thu của người bệnh một phần viện phí (không thu đủ), nhưng vẫn đảm bảo một khoản thặng dư nhất định.
Chẳng hạn, tôi thu của người bệnh 1 triệu đồng, nhưng chi phí thực tế chỉ khoảng 900.000 đồng thôi, 100.000 đồng còn lại gọi là thặng dư. Khoản thặng dư này được sử dụng để tái đầu tư, nâng cấp trang thiết bị của bệnh viện.
Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng tôi không gọi đó là lợi nhuận.
Nhưng Bình Dân phát hành cổ phần ra ngoài, ban giám đốc mới sẽ chịu áp lực về trả cổ tức cho cổ đông, nghĩa là bệnh viện buộc phải có lợi nhuận đúng nghĩa, nếu không nói là phải tối đa hóa lợi nhuận?
Chúng tôi biết, nhưng tỉ lệ cổ tức phải trả bao nhiêu để gọi là đủ? 5%, 10% hay 15%? Tôi đã có các nhà tư vấn chuyên nghiệp tính toán hết về giá khám bệnh, mức viện phí được áp dụng sau cổ phần hóa, nhưng không phải là tính hết rồi cộng lợi nhuận, cộng đủ thứ vào để đội giá lên và rồi người bệnh không còn ai đến với mình nữa.
Tôi cho rằng Bình Dân sẽ làm kinh tế, nhưng vẫn làm tròn trách nhiệm xã hội của mình. Bây giờ chúng tôi hỗ trợ bệnh nhân nghèo như thế nào thì sau cổ phần hóa vẫn cố gắng làm đúng như thế. Mỗi năm chúng tôi đều dành ngân sách gần 2 tỉ đồng để trang trải cho việc hỗ trợ này, đặc biệt cho những trường hợp trốn viện vì không đủ tiền thanh toán. Tất nhiên, hỗ trợ bệnh nhân nghèo sau cổ phần hóa không thể chỉ nói miệng thôi mà phải có giải pháp tài chính cụ thể. Và chúng tôi đã có những đề xuất.
Ông có nghe thị trường OTC ngoài kia đang xôn xao vì nhiều người đang chạy mua “thâm niên” của người lao động trong Bình Dân?
Có cung cầu thì mới có thị trường. Nguồn cung từ đâu, ít hay nhiều tôi chưa thể xác định. Tuy nhiên, trong các cuộc họp giao ban tôi đã khuyến cáo các cán bộ công nhân viên không nên bán quyền mua cổ phần vì đây là hành vi bất hợp pháp, có thể dẫn đến lừa đảo. Gọi là “bán lúa non” thì ít nhất cũng có “lúa non” trong tay, đằng này có người bán thứ mà họ không hề có.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng những ai mua quyền mua cổ phần đó cũng là tiếp tay cho lừa đảo. Vốn điều lệ hiện nay của Bình Dân chúng tôi còn chưa thể tiết lộ, họ lấy gì làm cơ sở để chuyển nhượng mua bán?
Theo dự thảo đề án cổ phần hóa, Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối trên 51%, cán bộ công nhân viên cứ một năm công tác được mua 100 cổ phần ưu đãi với giá bằng 60% giá đấu bình quân ra bên ngoài, nhà đầu tư chiến lược nắm tối đa 20% và phần còn lại (tối thiểu 20%) được đem đấu giá.
Điều tôi quan tâm hiện nay là khi đem đấu giá, nếu mọi người định giá trị thương hiệu Bình Dân cao thì điều này sẽ được chuyển hóa vào giá, tức giá đấu có thể sẽ bị đẩy là khá cao khiến việc sở hữu cổ phần ưu đãi trở nên quá khó đối với một số cán bộ công nhân viên.
Tôi không muốn giá cao “ảo” nhưng cũng không thể kiểm soát được, thành ra đang chuẩn bị một số cơ chế tài chính để hỗ trợ các cán bộ công nhân viên có thể vay lãi suất thấp hay vay trả chậm để họ tiếp tục gắn bó với bệnh viện.
Khu điều trị kỹ thuật cao của bệnh viện Bình Dân được đưa vào hoạt động giữa năm 2006 liệu có phải là tiền đề để ông thiết lập mặt bằng giá mới của bệnh viện sau cổ phần hóa?
Hiện nay mỗi năm chúng tôi được Nhà nước cấp khoảng 20 tỉ đồng cho mua sắm tài sản cố định và chi thường xuyên, sau cổ phần hóa bị cắt đi khoản này thì phải có nguồn viện phí bù đắp vào.
Do đó, điều chỉnh giá cả bao nhiêu thì phù hợp với lợi ích của cổ đông và được người bệnh chấp nhận là điều phải cân nhắc. Chính bệnh nhân sẽ là người quyết định giá cả trong bệnh viện chứ không phải là chúng tôi, qui luật thị trường là vậy.
Ở khu kỹ thuật cao, chúng tôi thu cao hơn trong bệnh viện trung bình 10%, tuy nhiên giá phòng tối thiểu trong khu này là 170.000 đồng/giường, còn tại bệnh viện chỉ khoảng 50.000 đồng/giường. Chúng tôi phải thu cao hơn vì hằng tháng còn phải trả tiền vay cho ngân hàng. Dự án này khởi động năm 1997, từ đời giám đốc cũ của Bình Dân.
Cách đây ba năm khi tôi về mới xới lại, đem phương án đi thuyết phục các ngân hàng. Nhưng từ dự án này, tôi hiểu rằng muốn công việc chạy nhanh thì điều quan trọng nhất là mình phải quan tâm đến nó, gỡ rối ngay từ khi chúng xuất hiện, giao cho anh em triển khai cụ thể và đề ra thời hạn để cố gắng hoàn thành.
Cũng như tôi kỳ vọng rằng sau khi cổ phần hóa, với cơ chế tài chính linh hoạt, chúng tôi sẽ nhanh chóng mua sắm được nhiều trang thiết bị hiện đại hơn, gần với sự phát triển của thế giới hơn, và sẽ chiếm lĩnh được những đỉnh cao mới.
Ông có cho rằng cổ phần hóa các bệnh viện công thì sẽ khắc phục được thực trạng nhũng nhiễu đang được gọi dưới cái tên là... thiếu y đức?
Biểu hiện của thiếu y đức không chỉ là nhũng nhiễu. Không thể cổ phần hóa rồi cứ xuôi tay yên tâm rằng y đức tự nhiên nó tăng lên mà phải có hàng loạt giải pháp. Nói một cách lý thuyết là giáo dục, kiểm tra, quản lý, vận động, và kể cả chế tài xử phạt, mà cổ phần hóa rồi đương nhiên cơ chế giám sát sẽ chặt chẽ hơn.
Người ta vẫn thường khen các bệnh viện tư có thái độ phục vụ tốt hơn, nhưng thái độ phục vụ tốt cũng không có nghĩa là y đức tốt. Người bác sĩ luôn nâng cao trình độ, làm các xét nghiệm đúng bệnh, cho thuốc tương xứng với tình trạng bệnh... cũng là những khía cạnh của y đức.
Có người nói ông đang làm một công việc mạo hiểm vì cổ phần hóa hệ thống bệnh viện hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý để thực hiện? Người đi đầu thường dễ bị “lãnh đạn” mà?
Tôi không nghĩ mình là người “lãnh đạn”, vì mỗi bước đi của tôi đều thận trọng và có sự hậu thuẫn của Thành ủy, UBND và Sở Y tế Tp.HCM.
Đúng là hiện nay các văn bản pháp luật cổ phần hóa là dành cho các doanh nghiệp, mà bệnh viện lại có những nét rất đặc thù, vì thế cái chúng tôi đang vận dụng có sự điều chỉnh không giống luật mà lại đúng luật.
Ông là người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc, nhưng sau cổ phần hóa thì số phận của ông có thể được quyết bởi đại hội cổ đông. Ông có ngại mình sẽ không còn ở vị trí lãnh đạo như hiện tại không?
Không thể nói trước được điều gì. Nhưng tôi đã bước đi vì tôi tự tin mình sẽ được tín nhiệm. Năm nay tôi mới 55 tuổi, còn có thể làm việc được một nhiệm kỳ nữa!