Trả lời chất vấn: Nặng lý do, nhẹ giải pháp
Nhiều đại biểu Quốc hội chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các vị bộ trưởng
Đã rất cố gắng, song còn nặng về giải trình, trách nhiệm và giải pháp có phần chưa rõ hoặc chưa thật đầy đủ.
Đó là điểm chung nhất trong nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba vị bộ trưởng trong hai ngày vừa qua.
Một số vị đại biểu khác sau khi trực tiếp chất vấn, tranh luận với các vị bộ trưởng cũng tỏ ra chưa thực sự hài lòng.
“Chỉ thấy tăng cường, nỗ lực, phấn đấu”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi nhận xét, phần trả lời của cả bốn vị còn chung chung không rõ ràng về biện pháp. Phần lớn là “tăng cường, nỗ lực, phấn đấu quyết tâm”.
Vị đại biểu này nêu ví dụ, hai chất vấn của ông với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến vấn đề hạn chế mặt xấu của game online, Bộ trưởng đều không có câu trả lời rõ ràng. "Cơ quan quản lý Nhà nước phải trả lời về cái xấu và cái tốt của Internet thì cái nào nhiều hơn. Rồi Bộ trưởng có nêu biện pháp giáo dục nhưng là ai giáo dục, tài liệu nào để giáo dục, phải có biện pháp cụ thể thì mới thực hiện được và kiểm điểm được chứ".
Công nhận Bộ trưởng “nói giỏi”, song đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông cho rằng cũng như các vị bộ trưởng khác, Bộ trưởng ít nói cụ thể về trách nhiệm của mình như thế nào, mà nặng về trình bày lý do.
“Bộ trưởng chưa sòng phẳng”
Là người chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương bằng nhiều hình thức, qua nhiều kỳ, đại biểu Danh Út nhận xét, phần trả lời của Bộ trưởng mang tính chất tổng hợp số liệu, giới thiệu cách làm của mình nên sức thuyết phục chưa cao.
“Ba đại biểu hỏi mà bộ trưởng trả lời mất 1 tiếng thì đại biểu rất sốt ruột, Bộ trưởng chưa sòng phẳng, chưa đi vào cốt lõi, vào trọng tâm câu hỏi”, đại biểu Danh Út nói.
Cũng theo vị đại biểu này thì “anh em muốn tranh luận lắm, nhưng còn nhiều đại biểu khác chờ chất vấn nên đành phải dừng lại”, nhưng như thế không thoải mái.
Mở màn phiên chất vấn và thêm hai lần nhấn nút để tranh luận về “vấn nạn” chạy chức, chạy quyền, đại biểu Lê Văn Cuông nói rõ là chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn. Vì, "Bộ trưởng chưa đi thẳng vào vấn đề mà tôi quan tâm. Bộ trưởng cũng chưa nói về trách nhiệm của mình thế nào".
“Đến lần thứ ba, vì thấy Bộ trưởng bảo là khó lắm nên mình không chất vấn nữa mà góp ý”, đại biểu Cuông nói.
Cũng theo đánh giá của vị đại biểu này thì những phiên chất vấn mới chỉ dừng ở mức trao đổi, đối thoại. Vì, chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai và xử lý thế nào. Đại biểu thì hỏi dài, hỏi để biết thông tin, các bộ trưởng thì nặng về giải trình chứ chưa đi thẳng vào vấn đề, ông đáng giá.
Sáng mai (19/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Mặc dù chưa hài lòng với phần trả lời của các bộ trưởng, song một số đại biểu cho biết sẽ không tiếp tục nêu vấn đề với Thủ tướng mà sẽ chất vấn nội dung khác. “Bức xúc rất nhiều, không nên nói đi nói lại những vấn đề mà mọi người đã biết rồi”, đại biểu Cuông nói.
Đó là điểm chung nhất trong nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba vị bộ trưởng trong hai ngày vừa qua.
Một số vị đại biểu khác sau khi trực tiếp chất vấn, tranh luận với các vị bộ trưởng cũng tỏ ra chưa thực sự hài lòng.
“Chỉ thấy tăng cường, nỗ lực, phấn đấu”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi nhận xét, phần trả lời của cả bốn vị còn chung chung không rõ ràng về biện pháp. Phần lớn là “tăng cường, nỗ lực, phấn đấu quyết tâm”.
Vị đại biểu này nêu ví dụ, hai chất vấn của ông với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến vấn đề hạn chế mặt xấu của game online, Bộ trưởng đều không có câu trả lời rõ ràng. "Cơ quan quản lý Nhà nước phải trả lời về cái xấu và cái tốt của Internet thì cái nào nhiều hơn. Rồi Bộ trưởng có nêu biện pháp giáo dục nhưng là ai giáo dục, tài liệu nào để giáo dục, phải có biện pháp cụ thể thì mới thực hiện được và kiểm điểm được chứ".
Công nhận Bộ trưởng “nói giỏi”, song đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông cho rằng cũng như các vị bộ trưởng khác, Bộ trưởng ít nói cụ thể về trách nhiệm của mình như thế nào, mà nặng về trình bày lý do.
“Bộ trưởng chưa sòng phẳng”
Là người chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương bằng nhiều hình thức, qua nhiều kỳ, đại biểu Danh Út nhận xét, phần trả lời của Bộ trưởng mang tính chất tổng hợp số liệu, giới thiệu cách làm của mình nên sức thuyết phục chưa cao.
“Ba đại biểu hỏi mà bộ trưởng trả lời mất 1 tiếng thì đại biểu rất sốt ruột, Bộ trưởng chưa sòng phẳng, chưa đi vào cốt lõi, vào trọng tâm câu hỏi”, đại biểu Danh Út nói.
Cũng theo vị đại biểu này thì “anh em muốn tranh luận lắm, nhưng còn nhiều đại biểu khác chờ chất vấn nên đành phải dừng lại”, nhưng như thế không thoải mái.
Mở màn phiên chất vấn và thêm hai lần nhấn nút để tranh luận về “vấn nạn” chạy chức, chạy quyền, đại biểu Lê Văn Cuông nói rõ là chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn. Vì, "Bộ trưởng chưa đi thẳng vào vấn đề mà tôi quan tâm. Bộ trưởng cũng chưa nói về trách nhiệm của mình thế nào".
“Đến lần thứ ba, vì thấy Bộ trưởng bảo là khó lắm nên mình không chất vấn nữa mà góp ý”, đại biểu Cuông nói.
Cũng theo đánh giá của vị đại biểu này thì những phiên chất vấn mới chỉ dừng ở mức trao đổi, đối thoại. Vì, chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai và xử lý thế nào. Đại biểu thì hỏi dài, hỏi để biết thông tin, các bộ trưởng thì nặng về giải trình chứ chưa đi thẳng vào vấn đề, ông đáng giá.
Sáng mai (19/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Mặc dù chưa hài lòng với phần trả lời của các bộ trưởng, song một số đại biểu cho biết sẽ không tiếp tục nêu vấn đề với Thủ tướng mà sẽ chất vấn nội dung khác. “Bức xúc rất nhiều, không nên nói đi nói lại những vấn đề mà mọi người đã biết rồi”, đại biểu Cuông nói.