Trái phiếu ngoại tệ: Thành công hay không thành công?
Là thành công theo nhận định của nhà tổ chức. Nhưng một lượng vốn nhỏ không gọi đủ cũng cần xem xét lại
Là thành công theo nhận định của nhà tổ chức. Nhưng một lượng vốn nhỏ không gọi đủ cũng cần xem xét lại.
Ngày 20, 24 và 27/3, lần lượt các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã diễn ra tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) với những kết quả khác nhau.
Đây là đợt phát hành đầu tiên trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, nhằm huy động vốn cho các dự án trọng điểm và bù đắp thâm hụt ngân sách, với tổng lượng vốn gọi 300 triệu USD.
Theo HASTC, đợt phát hành này đã được thực hiện thành công qua hình thức đấu thầu. Tổng khối lượng trái phiếu huy động được là 230,11 triệu USD với các mức lãi suất 3%/năm (trái phiếu kỳ hạn 1 năm), 3,2%/năm (trái phiếu kỳ hạn 2 năm) và 3,6%/năm (trái phiếu kỳ hạn 3 năm).
Trước đợt phát hành, thị trường đã có một số nhận định liên quan. Trong đó, con số 300 triệu USD nói trên được đánh giá là nhỏ và nặng hơn ở mục đích “thử” phản ứng của thị trường. Yếu tố được chú ý nhiều hơn là lãi suất trúng thầu và sự tham gia của nhà đầu tư.
Theo định hướng xây dựng đợt phát hành, đối tượng tham gia chính của lần này chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Trong phiên đầu tiên với lượng gọi thầu 100 triệu USD, kỳ hạn 1 năm, có 30 thành viên tham gia với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu. Kết quả, 100 triệu USD trái phiếu đã huy động thành công với lãi suất 3%/năm.
Kết quả trên một phần cho thấy trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng đang thuận lợi, như nhận định của Ngân hàng Nhà nước trước thềm đợt phát hành, cũng như sự dư thừa cần được giải tỏa theo những phản ánh thời gian gần đây. Mặt khác, lãi suất 3% là mức thành công của đợt phát hành, cũng là mức hấp dẫn nhất định đối với các thành viên tham gia.
Về phía Chính phủ, đó là chi phí rẻ hơn nhiều nếu đi gọi vốn ở nước ngoài như đợt trước đây, hay như một số quốc gia trong khu vực vừa tiến hành, với lãi suất thấp hơn khoảng 6%/năm; so với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại kỳ hạn 12 tháng hiện nay cũng thấp hơn từ 0,2% - 0,4%/năm.
Về phía các ngân hàng tham gia, 3% không phải là quá hấp dẫn, nhưng cao hơn nhiều so với mức lãi mà họ thu được khi gửi ngoại tệ ở nước ngoài (tối đa 2% cho kỳ hạn 12 tháng); càng cao hơn nếu so với “cất kho” tại Ngân hàng Nhà nước (chỉ được 0,5%/năm). Ngoài ra, trái phiếu này có độ an toàn cao, có thể dùng để cầm cố để vay vốn VND ngắn hạn tại Ngân hàng Nhà nước (một nhu cầu đang thực tế tại nhiều thành viên). Và không bất ngờ khi có thành viên chỉ đặt lãi suất dự thầu rất thấp, 1,5%/năm, để “mua bằng được” trái phiếu.
Tuy nhiên, với trái phiếu kỳ hạn 2 và 3 năm, các thành viên tham gia đấu thầu đã có những tính toán thận trọng hơn.
Trong phiên 2, trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ còn 13 thành viên tham gia, lượng huy động được chỉ đạt 80,01 triệu USD, lãi suất 3,2%/năm. Và trong phiên cuối cùng, kỳ hạn 3 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ có 7 thành viên tham gia, chỉ huy động được 50,1 triệu USD, lãi suất 3,6%/năm.
Qua 3 phiên, lượng cầu đều vượt khá cao so với cung, khẳng định thêm thực lực vốn ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay. Nhưng có thể thấy với các kỳ hạn 2 và 3 năm, nhu cầu thực tế của nhà đầu tư không còn quá mặn mà. Và xét về lượng vốn huy động được, đặt trong gói khiêm tốn 300 triệu USD, 230,11 triệu USD là kết quả không thành công.
Về kết quả trên, một chuyên gia tài chính cho rằng: “Về lý thuyết thì đó là không đạt mục tiêu huy động. Nhưng điều đó không quan trọng, bởi theo các thời điểm và nhu cầu ngoại tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành để gọi thêm. Điểm quan trọng là Chính phủ đã thu được kết quả của một “phép thử” đối với thị trường, cơ sở để có những điều chỉnh hợp lý nếu muốn mở đợt gọi vốn khác, trong đó lãi suất cần được xem xét”.
Cụ thể, như trong phiên 3, chỉ huy động được 50,1 triệu USD cho thấy mức lãi suất 3,6%/năm là thấp và không hấp dẫn. Đáng chú ý là mức lãi suất đó đã cao hơn đáng kể so với lãi tiền gửi USD kỳ hạn 36 tháng của các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank hiện hành (từ 3,2% - 3,5%/năm). Mặt khác, với kỳ hạn 3 năm, theo chuyên gia trên, nhà đầu tư thận trọng hơn, ngại rủi ro, bởi khó có thể dự tính được biến động của lãi suất trong khoản thời gian khá dài đó.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu khối lượng, cũng như các đợt phát hành trong tương lai gần, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh lãi suất hấp dẫn hơn. Nhưng cũng phải xét đến gánh nặng trả nợ trong tương lai. Và xét về khía cạnh này, các mức lãi suất nói trên là một thành công”, ông nói.
Có thể, sau đợt phát hành đầu tiên này, Chính phủ sẽ xem xét để có thể tiếp tục triển khai các đợt mới. Với kết quả thăm dò bước đầu, việc hoàn thiện thêm cơ chế và những điều chỉnh về lãi suất, đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia, có thể sẽ tạo những đợt phát hành (quy mô nhỏ) thành công trọn vẹn hơn.
Ngày 20, 24 và 27/3, lần lượt các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã diễn ra tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) với những kết quả khác nhau.
Đây là đợt phát hành đầu tiên trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, nhằm huy động vốn cho các dự án trọng điểm và bù đắp thâm hụt ngân sách, với tổng lượng vốn gọi 300 triệu USD.
Theo HASTC, đợt phát hành này đã được thực hiện thành công qua hình thức đấu thầu. Tổng khối lượng trái phiếu huy động được là 230,11 triệu USD với các mức lãi suất 3%/năm (trái phiếu kỳ hạn 1 năm), 3,2%/năm (trái phiếu kỳ hạn 2 năm) và 3,6%/năm (trái phiếu kỳ hạn 3 năm).
Trước đợt phát hành, thị trường đã có một số nhận định liên quan. Trong đó, con số 300 triệu USD nói trên được đánh giá là nhỏ và nặng hơn ở mục đích “thử” phản ứng của thị trường. Yếu tố được chú ý nhiều hơn là lãi suất trúng thầu và sự tham gia của nhà đầu tư.
Theo định hướng xây dựng đợt phát hành, đối tượng tham gia chính của lần này chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Trong phiên đầu tiên với lượng gọi thầu 100 triệu USD, kỳ hạn 1 năm, có 30 thành viên tham gia với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu. Kết quả, 100 triệu USD trái phiếu đã huy động thành công với lãi suất 3%/năm.
Kết quả trên một phần cho thấy trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng đang thuận lợi, như nhận định của Ngân hàng Nhà nước trước thềm đợt phát hành, cũng như sự dư thừa cần được giải tỏa theo những phản ánh thời gian gần đây. Mặt khác, lãi suất 3% là mức thành công của đợt phát hành, cũng là mức hấp dẫn nhất định đối với các thành viên tham gia.
Về phía Chính phủ, đó là chi phí rẻ hơn nhiều nếu đi gọi vốn ở nước ngoài như đợt trước đây, hay như một số quốc gia trong khu vực vừa tiến hành, với lãi suất thấp hơn khoảng 6%/năm; so với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại kỳ hạn 12 tháng hiện nay cũng thấp hơn từ 0,2% - 0,4%/năm.
Về phía các ngân hàng tham gia, 3% không phải là quá hấp dẫn, nhưng cao hơn nhiều so với mức lãi mà họ thu được khi gửi ngoại tệ ở nước ngoài (tối đa 2% cho kỳ hạn 12 tháng); càng cao hơn nếu so với “cất kho” tại Ngân hàng Nhà nước (chỉ được 0,5%/năm). Ngoài ra, trái phiếu này có độ an toàn cao, có thể dùng để cầm cố để vay vốn VND ngắn hạn tại Ngân hàng Nhà nước (một nhu cầu đang thực tế tại nhiều thành viên). Và không bất ngờ khi có thành viên chỉ đặt lãi suất dự thầu rất thấp, 1,5%/năm, để “mua bằng được” trái phiếu.
Tuy nhiên, với trái phiếu kỳ hạn 2 và 3 năm, các thành viên tham gia đấu thầu đã có những tính toán thận trọng hơn.
Trong phiên 2, trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ còn 13 thành viên tham gia, lượng huy động được chỉ đạt 80,01 triệu USD, lãi suất 3,2%/năm. Và trong phiên cuối cùng, kỳ hạn 3 năm, lượng gọi thầu 100 triệu USD, chỉ có 7 thành viên tham gia, chỉ huy động được 50,1 triệu USD, lãi suất 3,6%/năm.
Qua 3 phiên, lượng cầu đều vượt khá cao so với cung, khẳng định thêm thực lực vốn ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay. Nhưng có thể thấy với các kỳ hạn 2 và 3 năm, nhu cầu thực tế của nhà đầu tư không còn quá mặn mà. Và xét về lượng vốn huy động được, đặt trong gói khiêm tốn 300 triệu USD, 230,11 triệu USD là kết quả không thành công.
Về kết quả trên, một chuyên gia tài chính cho rằng: “Về lý thuyết thì đó là không đạt mục tiêu huy động. Nhưng điều đó không quan trọng, bởi theo các thời điểm và nhu cầu ngoại tệ, Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành để gọi thêm. Điểm quan trọng là Chính phủ đã thu được kết quả của một “phép thử” đối với thị trường, cơ sở để có những điều chỉnh hợp lý nếu muốn mở đợt gọi vốn khác, trong đó lãi suất cần được xem xét”.
Cụ thể, như trong phiên 3, chỉ huy động được 50,1 triệu USD cho thấy mức lãi suất 3,6%/năm là thấp và không hấp dẫn. Đáng chú ý là mức lãi suất đó đã cao hơn đáng kể so với lãi tiền gửi USD kỳ hạn 36 tháng của các ngân hàng quốc doanh và Vietcombank hiện hành (từ 3,2% - 3,5%/năm). Mặt khác, với kỳ hạn 3 năm, theo chuyên gia trên, nhà đầu tư thận trọng hơn, ngại rủi ro, bởi khó có thể dự tính được biến động của lãi suất trong khoản thời gian khá dài đó.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu khối lượng, cũng như các đợt phát hành trong tương lai gần, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh lãi suất hấp dẫn hơn. Nhưng cũng phải xét đến gánh nặng trả nợ trong tương lai. Và xét về khía cạnh này, các mức lãi suất nói trên là một thành công”, ông nói.
Có thể, sau đợt phát hành đầu tiên này, Chính phủ sẽ xem xét để có thể tiếp tục triển khai các đợt mới. Với kết quả thăm dò bước đầu, việc hoàn thiện thêm cơ chế và những điều chỉnh về lãi suất, đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia, có thể sẽ tạo những đợt phát hành (quy mô nhỏ) thành công trọn vẹn hơn.