Tranh chấp bản quyền giữa Marc Jacobs và Nirvana vẫn tiếp diễn
Sự việc bắt nguồn từ năm 2018, khi Marc Jacobs tung ra dòng sản phẩm Grunge Redux với hình ảnh được cho là tương tự như logo có hình gương mặt cười đã được Nirvana LLC đăng kí bản quyền. Nirvana LLC, công ty đại diện cho ban nhạc rock huyền thoại Nirvana, cho rằng Marc Jacobs đã sao chép logo hình mặt cười được đăng kí bản quyền của ban nhạc. Logo có chữ x thay cho hình mắt và lưỡi, được thiết kế bởi Kurt Cobain năm 1991, và được đăng ký bản quyền năm 1993.
Cuộc tranh chấp kéo dài tới hai năm vẫn chưa ngã ngũ. Marc Jacobs tuyên bố rằng Nirvana không có quyền bảo hộ hợp pháp đối với biểu tượng mặt cười có đôi mắt chữ x dù cho biểu tượng này có được coi là đặc trưng cho ban nhạc đi chăng nữa. Bởi lẽ trên thực tế, logo này không phải do Kurt Cobain thiết kế như đại diện của ban nhạc Nirvana đã tuyên bố trước đó.
Cuộc tranh chấp kéo dài tới hai năm vẫn chưa ngã ngũ. Marc Jacobs tuyên bố rằng Nirvana không có quyền bảo hộ hợp pháp đối với biểu tượng mặt cười có đôi mắt chữ x dù cho biểu tượng này có được coi là đặc trưng cho ban nhạc đi chăng nữa. Bởi lẽ trên thực tế, logo này không phải do Kurt Cobain thiết kế như đại diện của ban nhạc Nirvana đã tuyên bố trước đó.
Một nhà thiết kế đồ họa cũng đã đệ đơn kiện Nirvana và khẳng định anh mới chính là người đã tạo ra hình vẽ đặc trưng của ban nhạc huyền thoại trong lúc thiết kế một bìa album cho ban nhạc, chứ không phải là giọng ca chính của Nirvana. Cụ thể, nhà thiết kế đó là Robert Fisher. Anh đã đệ đơn kiện nhằm tuyên bố rằng mình mới chính là người sáng tạo ra cũng như là chủ sở hữu hợp pháp cho bản thiết kế logo của Nirvana. Hình ảnh này đã được công chúng biết đến như là biểu tượng đại diện cho ban nhạc huyền thoại trong nhiều thập kỉ.Ông Inge De Bruyn – đại diện pháp lý của Fisher cho biết gần đây Fisher mới biết rằng Nirvana vẫn luôn tuyên bố Kurt Cobain là người sở hữu logo đó. Thậm chí Fisher còn không hề biết rằng vào năm 1993 công ty của Nirvana đã đăng ký bản quyền cho mẫu logo Happy Face này.
Với những tình tiết mới này, phía Marc Jacobs đã thừa nhận rằng họ đã lấy cảm hứng từ Nirvana trong việc tạo ra bộ sưu tập. Nhưng phía thương hiệu thời trang cũng đã thay đổi chữ "x" trên đôi mắt của logo ban nhạc thành hai chữ M và J viết tắt cho cái tên thương hiệu Marc Jacobs. "Cho đến nay, không hề có bằng chứng về sự nhầm lẫn giữa hình in mặt cười trên áo của chúng tôi với logo của ban nhạc, vì vậy không thể cấu thành nên hành vi vi phạm," đại diện của thương hiệu thời trang nói.
Các thương hiệu không xa lạ gì với các vụ kiện tụng tranh chấp bản quyền, và khi đưa nhau ra tòa những tranh chấp như vậy thường khá tốn kém. Tuy nhiên, theo Susan Scafidi, người sáng lập và giám đốc của Viện luật thời trang tại Đại học Fordham cho biết: "Hình ảnh mặt cười in trên áo là cốt lõi của BST từ thương hiệu Marc Jacobs, vì thế thương hiệu này nhất định phải chống lại tới cùng".
Việc các sản phẩm thời trang lấy cảm hứng từ nền âm nhạc đã có từ rất lâu, từ hình ảnh những ca sĩ, nhóm nhạc, đến các lời bài hát, ca từ… Tuy nhiên, ngày nay các ca sĩ/ nhạc sĩ bắt đầu nhận ra giá trị thương mại khi kết hợp với các sản phẩm thời trang. Các nhà thiết kế và nhạc sĩ có những kỳ vọng khác nhau khi nói đến bản quyền. Luật bản quyền thời trang vẫn đang phát triển và hoạt động khác với luật bản quyền chính thống, khiến ranh giới không rõ ràng. Hầu hết các thiết kế thời trang không có các quy định rõ ràng như các tác phẩm âm nhạc.