Triết lý của Vissan
Dù ăn nên làm ra, công ty vẫn chỉ tập trung mở rộng ngành nghề cốt lõi
Ngày 2/9, Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) sẽ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới trong lễ mít tinh chung của Tp.HCM, thay vì tổ chức một buổi lễ riêng như dự định ban đầu.
Hỏi Tổng giám đốc Văn Đức Mười có cảm thấy hơi “buồn” vì điều đó hay không, ông trả lời ngay rằng “vui hơn”. Bởi làm thế vẫn trang trọng, nhưng sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và thời gian, cho cả chủ và khách.
Trước thềm sự kiện này, website của Vissan đưa tin, ngày 24/8, công ty đã được Bộ Thương mại Campuchia cấp giấy phép hoạt động văn phòng đại diện tại Phnom Penh. Tổng giám đốc Mười cho biết, thực ra Vissan đã đưa hàng vào Campuchia cách đây 3 năm thông qua hệ thống đại lý.
Trong nước, Vissan cũng bắt đầu thực hiện tháng bán hàng khuyến mãi 2012, giảm giá 10% đối với nhóm hàng thịt nguội và đồ hộp các loại; 5% đối với nhóm lạp xưởng, giò các loại, hàng chế biến đông lạnh và chế biến khô (trừ thịt heo chà bông và cơm sấy giòn).
Nguyễn Thành Nhuận, Phó giám đốc chi nhánh Vissan tại Đà Nẵng nói rằng, ngay cả khi không có khuyến mãi, 7 tỉnh miền Trung mỗi tháng tiêu thụ chừng 10 tấn đồ hộp và 65 tấn xúc xích, năm 2011 chỉ đến tháng 11 đã đạt doanh thu cả năm.
Bởi vậy, thu nhập của người lao động đã đến rất gần con số 10 triệu đồng/tháng, riêng của Nhuận là gần 30 triệu đồng. Nhưng đây cũng chưa phải lý do cơ bản nhất để vị quản lý trẻ này quả quyết “nếu còn làm việc ở Việt Nam thì không rời Vissan”. Mà, sự đầu tư có hệ thống cả về nhân lực và chiến lược sản xuất, phân phối… mới là điều khiến cho cán bộ, công nhân viên chi nhánh này thấy vững dạ.
Người viết bài nói với Nhuận rằng không thích đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, kể cả của Vissan, Nhuận cười cười, bảo, một số vị “đại gia” của Đà Nẵng ban đầu cũng nói vậy, nhưng sau một lần nếm thử lạp xưởng thì giờ mua đều đều.
Hỏi thêm là có bị bà con kiện vì ăn xúc xích rồi phải dùng thuốc đau bụng không, Nhuận kể (rất nghiêm túc) cũng có mấy trường hợp sáng sớm đã nhận được điện thoại rằng xúc xích có mùi lạ. Nhưng đến nơi phát hiện ra ngay “thủ phạm” là mấy anh kiến kim lợi dụng ánh nắng chiếu qua bao bì (do người bán hàng bảo quản không đúng quy trình) chui vào hoành hành, chứ không phải do chất lượng sản phẩm.
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Tp.HCM Trần Văn Bắc thì quả quyết, cứ ăn thịt heo của Vissan là yên tâm. “Liên tục nhiều năm qua không có sự cố nào về an toàn thực phẩm, riêng việc đó công ty này cũng đáng “anh hùng” rồi”, ông Bắc nói.
Nhìn cả quá trình phát triển của doanh nghiệp này, ông Bắc nhận xét, Vissan có nền móng phát triển vững nhờ chất lượng sản phẩm. Song điều quan trọng là dù ăn nên làm ra, công ty vẫn chỉ tập trung mở rộng ngành nghề cốt lõi, chứ không có kinh doanh bất cứ căn hộ nào. Ông cũng tâm đắc với kết quả tái cấu trúc tư duy kinh doanh, nhìn thị trường để quyết định sản xuất của lãnh đạo Vissan.
Người viết bài này đã xin lỗi trước khi hỏi thẳng ông Mười là có thấy doanh nghiệp ông thật sự xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động hay không. Và câu trả lời nhận được là, nếu không xứng thì quyết không nhận.
Một chút nói thêm, ông Mười nhấn mạnh rằng, Vissan thực ra không có thành tích gì gọi là vang dội cả, mà chỉ đi chắc từng bước, củng cố thị trường trong nước và vững tin “đánh chiếm” thị trường nước ngoài, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên ở mức cao.
“Chúng tôi hoạt động đúng giá trị cốt lõi của mình, vì đã nhìn thấy có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam “chết” vì ham to, ham lớn”, ông Mười chia sẻ.
Đề nghị ông nói một chút về cá nhân trong niềm vui chung, vị CEO đã gần lục tuần cười mà rằng, “tôi rất vui vì mọi người vẫn nghĩ tôi là thanh niên, làm việc như là thanh niên, với hoài bão và khát khao đổi mới chưa một ngày vơi cạn”.
Hỏi Tổng giám đốc Văn Đức Mười có cảm thấy hơi “buồn” vì điều đó hay không, ông trả lời ngay rằng “vui hơn”. Bởi làm thế vẫn trang trọng, nhưng sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và thời gian, cho cả chủ và khách.
Trước thềm sự kiện này, website của Vissan đưa tin, ngày 24/8, công ty đã được Bộ Thương mại Campuchia cấp giấy phép hoạt động văn phòng đại diện tại Phnom Penh. Tổng giám đốc Mười cho biết, thực ra Vissan đã đưa hàng vào Campuchia cách đây 3 năm thông qua hệ thống đại lý.
Trong nước, Vissan cũng bắt đầu thực hiện tháng bán hàng khuyến mãi 2012, giảm giá 10% đối với nhóm hàng thịt nguội và đồ hộp các loại; 5% đối với nhóm lạp xưởng, giò các loại, hàng chế biến đông lạnh và chế biến khô (trừ thịt heo chà bông và cơm sấy giòn).
Nguyễn Thành Nhuận, Phó giám đốc chi nhánh Vissan tại Đà Nẵng nói rằng, ngay cả khi không có khuyến mãi, 7 tỉnh miền Trung mỗi tháng tiêu thụ chừng 10 tấn đồ hộp và 65 tấn xúc xích, năm 2011 chỉ đến tháng 11 đã đạt doanh thu cả năm.
Bởi vậy, thu nhập của người lao động đã đến rất gần con số 10 triệu đồng/tháng, riêng của Nhuận là gần 30 triệu đồng. Nhưng đây cũng chưa phải lý do cơ bản nhất để vị quản lý trẻ này quả quyết “nếu còn làm việc ở Việt Nam thì không rời Vissan”. Mà, sự đầu tư có hệ thống cả về nhân lực và chiến lược sản xuất, phân phối… mới là điều khiến cho cán bộ, công nhân viên chi nhánh này thấy vững dạ.
Người viết bài nói với Nhuận rằng không thích đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, kể cả của Vissan, Nhuận cười cười, bảo, một số vị “đại gia” của Đà Nẵng ban đầu cũng nói vậy, nhưng sau một lần nếm thử lạp xưởng thì giờ mua đều đều.
Hỏi thêm là có bị bà con kiện vì ăn xúc xích rồi phải dùng thuốc đau bụng không, Nhuận kể (rất nghiêm túc) cũng có mấy trường hợp sáng sớm đã nhận được điện thoại rằng xúc xích có mùi lạ. Nhưng đến nơi phát hiện ra ngay “thủ phạm” là mấy anh kiến kim lợi dụng ánh nắng chiếu qua bao bì (do người bán hàng bảo quản không đúng quy trình) chui vào hoành hành, chứ không phải do chất lượng sản phẩm.
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Tp.HCM Trần Văn Bắc thì quả quyết, cứ ăn thịt heo của Vissan là yên tâm. “Liên tục nhiều năm qua không có sự cố nào về an toàn thực phẩm, riêng việc đó công ty này cũng đáng “anh hùng” rồi”, ông Bắc nói.
Nhìn cả quá trình phát triển của doanh nghiệp này, ông Bắc nhận xét, Vissan có nền móng phát triển vững nhờ chất lượng sản phẩm. Song điều quan trọng là dù ăn nên làm ra, công ty vẫn chỉ tập trung mở rộng ngành nghề cốt lõi, chứ không có kinh doanh bất cứ căn hộ nào. Ông cũng tâm đắc với kết quả tái cấu trúc tư duy kinh doanh, nhìn thị trường để quyết định sản xuất của lãnh đạo Vissan.
Người viết bài này đã xin lỗi trước khi hỏi thẳng ông Mười là có thấy doanh nghiệp ông thật sự xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động hay không. Và câu trả lời nhận được là, nếu không xứng thì quyết không nhận.
Một chút nói thêm, ông Mười nhấn mạnh rằng, Vissan thực ra không có thành tích gì gọi là vang dội cả, mà chỉ đi chắc từng bước, củng cố thị trường trong nước và vững tin “đánh chiếm” thị trường nước ngoài, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên ở mức cao.
“Chúng tôi hoạt động đúng giá trị cốt lõi của mình, vì đã nhìn thấy có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam “chết” vì ham to, ham lớn”, ông Mười chia sẻ.
Đề nghị ông nói một chút về cá nhân trong niềm vui chung, vị CEO đã gần lục tuần cười mà rằng, “tôi rất vui vì mọi người vẫn nghĩ tôi là thanh niên, làm việc như là thanh niên, với hoài bão và khát khao đổi mới chưa một ngày vơi cạn”.