“Triều Tiên phớt lờ Ngoại trưởng Trung Quốc”
Không một quan chức Trung Quốc nào tham dự lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng hôm thứ Bảy vừa rồi
Triều Tiên mới đây đã “phớt lờ” các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ gia tăng.
Thông tin trên vừa được nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Bloomberg, làm dấy lên những câu hỏi xung quanh ảnh hưởng mà Bắc Kinh có đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Nguồn tin đề nghị không tiết lộ danh tính nói rằng Bình Nhưỡng đã không trả lời đề nghị gặp người đồng cấp Triều Tiên mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Wu Dawei, phái viên cấp cao của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đưa ra.
Điều này diễn ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida, Mỹ hồi đầu tháng này.
Đến nay, ông Trump vẫn tìm cách gây sức ép nhằm buộc ông Tập có hành động cứng rắn hơn nhằm kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là nguồn cung chủ chốt các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xăng dầu, mối quan hệ giữa hai nước đồng minh đã trở nên “lạnh giá” dưới thời ông Tập.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình chưa có cuộc gặp trực tiếp nào với ông Kim Jong Un.
Không rõ các quan chức Trung Quốc có tần suất đề nghị gặp người đồng cấp Triều Tiên như thế nào, và họ có thường xuyên bị Bình Nhưỡng “phớt lờ” hay không.
Tuần trước, ông Wu đã có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc tại Seoul để bàn về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ông Wu dự định tới Bình Nhưỡng sau đó, nhưng phía Triều Tiên không trả lời đề nghị của ông - theo lời nguồn tin.
Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Triều Tiên giảm căng thẳng, đồng thời so sánh tình hình hiện tại như một “cơn bão chuẩn bị nổ tung”. Trung Quốc muốn Washington và Bình Nhưỡng nối lại cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên, cuộc đàm phán đổ vỡ hồi năm 2009.
Đối thoại cấp cao giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã suy giảm kể từ sau vụ tử hình ông Jang Song Thaek, người chú dượng của ông Kim Jong Un, hồi năm 2013. Ông Jang được cho là một người ủng hộ cải cách kinh tế Triều Tiên theo phong cách Trung Quốc và có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Vợ ông Jang cũng là người nuôi dưỡng ông Kim Jong Nam, người anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un. Ông Kim Jong Nam - người được cho là sống chủ yếu ở Macau - đã bị giết bằng chất độc hóa học ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia hồi tháng trước, trong một vụ án đến nay chưa có kết luận cuối cùng.
Hồi tháng 2, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Nam, dẫn tới việc Bình Nhưỡng cáo buộc Bắc Kinh “đang nhảy theo nhạc Mỹ”. Tuần trước, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh nên siết chặt trừng phạt Triều Tiên hơn nữa, bao gồm hạn chế nhập khẩu dầu của nước này, nếu Bình Nhưỡng thử hạt nhân thêm lần nữa.
Hôm Chủ Nhật, ông Trump nói ông không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá một phần vì Bắc Kinh đang giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên. Trong chuyến thăm Hàn Quốc ngày 17/4, một ngày sau khi Triều Tiên có vụ phóng thử tên lửa thất bại, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông “phấn khởi” những động thái gần đây của Trung Quốc đối với Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bắc Kinh tiếp tục có thêm hành động.
Sau cuộc gặp với ông Tập, ông Trump đã thừa nhận những khó khăn mà Trung Quốc đối mặt trong vấn đề Triều Tiên. Tuần trước, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal: “Sau khi lắng nghe khoảng 10 phút, tôi nhận ra rằng việc đó chẳng dễ chút nào”. Tổng thống Mỹ cũng nói với báo giới rằng ông nghĩ ông Tập “có ý tốt và tôi tin là ông ấy muốn giúp”.
Không một quan chức Trung Quốc nào tham dự lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành vào hôm thứ Bảy vừa rồi.
Thông tin trên vừa được nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Bloomberg, làm dấy lên những câu hỏi xung quanh ảnh hưởng mà Bắc Kinh có đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Nguồn tin đề nghị không tiết lộ danh tính nói rằng Bình Nhưỡng đã không trả lời đề nghị gặp người đồng cấp Triều Tiên mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Wu Dawei, phái viên cấp cao của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đưa ra.
Điều này diễn ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida, Mỹ hồi đầu tháng này.
Đến nay, ông Trump vẫn tìm cách gây sức ép nhằm buộc ông Tập có hành động cứng rắn hơn nhằm kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là nguồn cung chủ chốt các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xăng dầu, mối quan hệ giữa hai nước đồng minh đã trở nên “lạnh giá” dưới thời ông Tập.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình chưa có cuộc gặp trực tiếp nào với ông Kim Jong Un.
Không rõ các quan chức Trung Quốc có tần suất đề nghị gặp người đồng cấp Triều Tiên như thế nào, và họ có thường xuyên bị Bình Nhưỡng “phớt lờ” hay không.
Tuần trước, ông Wu đã có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc tại Seoul để bàn về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ông Wu dự định tới Bình Nhưỡng sau đó, nhưng phía Triều Tiên không trả lời đề nghị của ông - theo lời nguồn tin.
Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Triều Tiên giảm căng thẳng, đồng thời so sánh tình hình hiện tại như một “cơn bão chuẩn bị nổ tung”. Trung Quốc muốn Washington và Bình Nhưỡng nối lại cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên, cuộc đàm phán đổ vỡ hồi năm 2009.
Đối thoại cấp cao giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã suy giảm kể từ sau vụ tử hình ông Jang Song Thaek, người chú dượng của ông Kim Jong Un, hồi năm 2013. Ông Jang được cho là một người ủng hộ cải cách kinh tế Triều Tiên theo phong cách Trung Quốc và có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Vợ ông Jang cũng là người nuôi dưỡng ông Kim Jong Nam, người anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un. Ông Kim Jong Nam - người được cho là sống chủ yếu ở Macau - đã bị giết bằng chất độc hóa học ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia hồi tháng trước, trong một vụ án đến nay chưa có kết luận cuối cùng.
Hồi tháng 2, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên sau cái chết của ông Kim Jong Nam, dẫn tới việc Bình Nhưỡng cáo buộc Bắc Kinh “đang nhảy theo nhạc Mỹ”. Tuần trước, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh nên siết chặt trừng phạt Triều Tiên hơn nữa, bao gồm hạn chế nhập khẩu dầu của nước này, nếu Bình Nhưỡng thử hạt nhân thêm lần nữa.
Hôm Chủ Nhật, ông Trump nói ông không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá một phần vì Bắc Kinh đang giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên. Trong chuyến thăm Hàn Quốc ngày 17/4, một ngày sau khi Triều Tiên có vụ phóng thử tên lửa thất bại, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông “phấn khởi” những động thái gần đây của Trung Quốc đối với Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bắc Kinh tiếp tục có thêm hành động.
Sau cuộc gặp với ông Tập, ông Trump đã thừa nhận những khó khăn mà Trung Quốc đối mặt trong vấn đề Triều Tiên. Tuần trước, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal: “Sau khi lắng nghe khoảng 10 phút, tôi nhận ra rằng việc đó chẳng dễ chút nào”. Tổng thống Mỹ cũng nói với báo giới rằng ông nghĩ ông Tập “có ý tốt và tôi tin là ông ấy muốn giúp”.
Không một quan chức Trung Quốc nào tham dự lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành vào hôm thứ Bảy vừa rồi.