Triều Tiên tuyên bố cân nhắc biện pháp đáp trả đắt giá với Mỹ
Cuộc đấu khẩu giữa ông Trump với ông Kim không ngừng leo thang
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tăng cường trừng phạt Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố sẽ giữ vững chương trình vũ khí hạt nhân và sẽ cân nhắc biện pháp đáp trả đắt giá đối với Washington.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng trong những ngày gần đây, khi Bình Nhưỡng cương quyết chống lại áp lực từ cộng đồng quốc tế và cuộc đấu khẩu giữa ông Trump với ông Kim không ngừng leo thang. Hôm thứ Ba tuần này, ông Trump gọi ông Kim là “gã tên lửa” đang theo đuổi sứ mệnh tự sát, còn sáng sớm ngày thứ Sáu (22/9), ông Kim gọi ông Trump là “kẻ loạn thần”.
Cuộc khẩu chiến diễn ra quyết liệt bất chấp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres hôm thứ Ba kêu gọi sự kiềm chế để tránh “lạc bước vào chiến tranh”. Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh.
Theo hãng tin Reuters, ông Kim Jong Un nói rằng Triều Tiên sẽ xem xét “biện pháp đáp trả cứng rắn ở cấp độ cao nhất trong lịch sử” đối với nước Mỹ để đáp trả lời đe dọa “hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên” mà ông Trump đưa ra trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ Ba.
Dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, Triều Tiên đã liên tục thử tên lửa và hạt nhân nhằm đạt tới khả năng tấn công vào đại lục Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và cũng là vụ lớn nhất vào hôm 3/9.
Trong tuyên bố trừng phạt Triều Tiên ngày thứ Năm, ông Trump đã tránh chỉ trích Trung Quốc, và thay vào đó đánh giá cao nỗ lực “to lớn” của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) về yêu cầu các ngân hàng thương mại nước này ngừng giao dịch với Triều Tiên.
Các biện pháp tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng mà ông Trump đưa ra ngày thứ Năm (21/9) nhằm vào mạng lưới vận tải biển và thương mại của Triều Tiên. Động thái cho thấy Washington vẫn muốn ưu tiên gia tăng sức ép kinh tế đối với Bình Nhưỡng dù cảnh báo về khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề.
Trước một cuộc gặp với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, khi được hỏi liệu ngoại giao vẫn có thể là giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, ông Trump gật đầu và nói: “Tại sao không?”
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sắc lệnh tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà ông vừa ký tăng cường nhằm vào các công ty và định chế tài chính có giao dịch với Triều Tiên, nhằm cắt nguồn tài chính hậu thuẫn những nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Với sắc lệnh này, Bộ Tài chính Mỹ giờ đây có thẩm quyền trừng phạt những cá nhân, tổ chức “có giao dịch thương mại quan trọng về hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ với Triều Tiên”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng những ngân hàng có giao dịch với Triều Tiên sẽ không được phép hoạt động ở Mỹ. “Các định chế tài chính nước ngoài giờ đây đã được thông báo rằng từ giờ trở đi, họ có thể chọn giữa giao dịch với Mỹ hoặc Triều Tiên, nhưng không thể chọn cả hai”, ông Mnuchin nói.
Ngoài lệnh trừng phạt của Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua 9 nghị quyết trừng phạt nhằm vào Triều Tiên kể từ năm 2006. Đợt trừng phạt mới nhất vào tháng này đã hạn chế nguồn cung cấp xăng dầu cho Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người có cuộc gặp với ông Trump vào ngày thứ Năm, nói rằng lệnh trừng phạt là cần thiết để đưa Bình Nhưỡng đến bàn đàm phán, nhưng Seoul không muốn Triều Tiên sụp đổ. “Tất cả mọi nỗ lực của chúng tôi là nhằm ngăn chiến tranh nổ ra và duy trì hòa bình”, ông Moon nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Triều Tiên không tiến xa hơn theo “hướng đi nguy hiểm” với chương trình hạt nhân của nước này. “Vẫn còn hy vọng hòa bình và chúng ta không được từ bỏ. Đàm phán là cách duy nhất để giải quyết vấn đề… Các bên cần ngồi lại với nhau, quan tâm đến những mối lo hợp lý của nhau”, ông Vương Nghị nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là “phiêu lưu”, nhưng cảnh báo rằng “sự kích động quân sự không chỉ là bế tắc, mà còn là một thảm họa”.
Tại Geneva, Triều Tiên nói với một ủy ban nhân quyền của Liên hiệp quốc rằng lệnh trừng phạt sẽ đe dọa sự sống của trẻ em ở nước này. Trước đó, cùng ngày 21/9, Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch viện trợ 8 triệu USD cho Triều Tiên, bao gồm các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng trong những ngày gần đây, khi Bình Nhưỡng cương quyết chống lại áp lực từ cộng đồng quốc tế và cuộc đấu khẩu giữa ông Trump với ông Kim không ngừng leo thang. Hôm thứ Ba tuần này, ông Trump gọi ông Kim là “gã tên lửa” đang theo đuổi sứ mệnh tự sát, còn sáng sớm ngày thứ Sáu (22/9), ông Kim gọi ông Trump là “kẻ loạn thần”.
Cuộc khẩu chiến diễn ra quyết liệt bất chấp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres hôm thứ Ba kêu gọi sự kiềm chế để tránh “lạc bước vào chiến tranh”. Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh.
Theo hãng tin Reuters, ông Kim Jong Un nói rằng Triều Tiên sẽ xem xét “biện pháp đáp trả cứng rắn ở cấp độ cao nhất trong lịch sử” đối với nước Mỹ để đáp trả lời đe dọa “hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên” mà ông Trump đưa ra trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ Ba.
Dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, Triều Tiên đã liên tục thử tên lửa và hạt nhân nhằm đạt tới khả năng tấn công vào đại lục Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và cũng là vụ lớn nhất vào hôm 3/9.
Trong tuyên bố trừng phạt Triều Tiên ngày thứ Năm, ông Trump đã tránh chỉ trích Trung Quốc, và thay vào đó đánh giá cao nỗ lực “to lớn” của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) về yêu cầu các ngân hàng thương mại nước này ngừng giao dịch với Triều Tiên.
Các biện pháp tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng mà ông Trump đưa ra ngày thứ Năm (21/9) nhằm vào mạng lưới vận tải biển và thương mại của Triều Tiên. Động thái cho thấy Washington vẫn muốn ưu tiên gia tăng sức ép kinh tế đối với Bình Nhưỡng dù cảnh báo về khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề.
Trước một cuộc gặp với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, khi được hỏi liệu ngoại giao vẫn có thể là giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, ông Trump gật đầu và nói: “Tại sao không?”
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sắc lệnh tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà ông vừa ký tăng cường nhằm vào các công ty và định chế tài chính có giao dịch với Triều Tiên, nhằm cắt nguồn tài chính hậu thuẫn những nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Với sắc lệnh này, Bộ Tài chính Mỹ giờ đây có thẩm quyền trừng phạt những cá nhân, tổ chức “có giao dịch thương mại quan trọng về hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ với Triều Tiên”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng những ngân hàng có giao dịch với Triều Tiên sẽ không được phép hoạt động ở Mỹ. “Các định chế tài chính nước ngoài giờ đây đã được thông báo rằng từ giờ trở đi, họ có thể chọn giữa giao dịch với Mỹ hoặc Triều Tiên, nhưng không thể chọn cả hai”, ông Mnuchin nói.
Ngoài lệnh trừng phạt của Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua 9 nghị quyết trừng phạt nhằm vào Triều Tiên kể từ năm 2006. Đợt trừng phạt mới nhất vào tháng này đã hạn chế nguồn cung cấp xăng dầu cho Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người có cuộc gặp với ông Trump vào ngày thứ Năm, nói rằng lệnh trừng phạt là cần thiết để đưa Bình Nhưỡng đến bàn đàm phán, nhưng Seoul không muốn Triều Tiên sụp đổ. “Tất cả mọi nỗ lực của chúng tôi là nhằm ngăn chiến tranh nổ ra và duy trì hòa bình”, ông Moon nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Triều Tiên không tiến xa hơn theo “hướng đi nguy hiểm” với chương trình hạt nhân của nước này. “Vẫn còn hy vọng hòa bình và chúng ta không được từ bỏ. Đàm phán là cách duy nhất để giải quyết vấn đề… Các bên cần ngồi lại với nhau, quan tâm đến những mối lo hợp lý của nhau”, ông Vương Nghị nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là “phiêu lưu”, nhưng cảnh báo rằng “sự kích động quân sự không chỉ là bế tắc, mà còn là một thảm họa”.
Tại Geneva, Triều Tiên nói với một ủy ban nhân quyền của Liên hiệp quốc rằng lệnh trừng phạt sẽ đe dọa sự sống của trẻ em ở nước này. Trước đó, cùng ngày 21/9, Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch viện trợ 8 triệu USD cho Triều Tiên, bao gồm các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai.