Trống “xung trận” giành ghế lãnh đạo IMF đã nổi
Cuộc chiến giành ghế lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngấm ngầm đang ngày càng trở nên đậm nét hơn
Rắc rối xung quanh vụ bê bối của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã trở nên mờ nhạt sau khi ông này tuyên bố xin từ chức. Ngược lại, cuộc chiến giành ghế lãnh đạo tổ chức này từ ngấm ngầm đang dần đậm nét và gay cấn hơn.
Các hãng tin nước ngoài nhận định, việc chính trị gia kỳ cựu người Pháp Dominique Strauss-Kahn chính thức từ chức Tổng giám đốc IMF, có thể mở ra cơ hội cho các quốc gia đang trỗi dậy, đặc biệt là ở châu Á, giành được vai trò lãnh đạo tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.
Thông thường, quy trình lựa chọn người đứng đầu IMF mang tính không chính thức, và theo thông lệ, vị trí này thường được dành cho một công dân châu Âu. Tuy nhiên, thông lệ này đang chịu sức ép từ các quốc gia mới nổi, luôn muốn có tiếng nói lớn hơn trong việc đề cử và bổ nhiệm lãnh đạo IMF.
Thực tế, những năm qua, châu Âu và bản thân Mỹ cũng đã phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ cũng như đóng góp tài chính của các nền kinh tế mới nổi như khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Giới quan sát cho rằng, cuộc đua tranh giành ghế lãnh đạo IMF lần này sẽ mang tính quốc tế rộng rãi hơn. Theo mạng tin Asia Channel News, các ứng viên hàng đầu cho cương vị này gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam, Thống đốc Ngân hàng Mexico và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nam Phi cùng một số quan chức của Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Trong khi, từ châu Âu, theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong lịch sử IMF từng có tới 4 Tổng giám đốc IMF là người Pháp, do đó bà Lagarde rất có lợi thế. Chưa kể, đây là ứng cử viên nữ đầu tiên cho vị trí này. Tuy nhiên, sau scandal của ông Strauss-Kahn, thì quốc tịch Pháp của bà Lagarde có thể lại là một bất lợi lớn.
Giới phân tích cho rằng, cuộc chạy đua giành ghế lãnh đạo IMF có vẻ sẽ báo hiệu nhiều diễn biến gay cấn. Tờ Le Monde của Pháp trong bài viết mang tựa đề “Cuộc chiến gay cấn giành chức lãnh đạo IMF” đã mô tả châu Âu quyết giữ vai trò này trong khi các nước mới nổi thì đang thèm muốn.
Ngay hôm 16/5, hai ngày sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt tại Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng bị mất chiếc ghế lãnh đạo tổ chức tiền tệ thế giới này, vốn do châu Âu nắm giữ từ năm 1946. Mở màn là phát biểu của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng giám đốc IMF.
Bà Merkel chính là người năm ngoái đã đấu tranh để IMF có thể can dự vào chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, bất chấp thái độ miễn cưỡng chấp nhận của Pháp và các quốc gia thành viên EU ở phía Nam về việc để cho tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, tham gia các vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Bỉ Didier Reynders phát biểu trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone tại Brussels, cuộc họp mà ông Strauss-Kahn đã có kế hoạch tham dự, rằng sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và EU tại Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF cần được duy trì.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện IMF đang tiến hành một số cải cách trong điều hành, tạo thêm tính chính đáng cho tổ chức này. Như vậy, các nước mới nổi sẽ được trao một vị trí tương xứng với cán cân quyền lực mới của họ trong kinh tế toàn cầu. Các nước mới nổi cho rằng, việc có tiếng nói lớn hơn trong IMF sẽ giúp họ giảm các khoản dự trữ ngoại hối nhằm ngăn ngừa khủng hoảng, đồng thời đỡ phải nhờ cậy IMF trợ giúp.
Hiện, ngày càng có nhiều tiếng nói từ các nền kinh tế mới nổi, đề xuất ý kiến rằng người nằm giữ chiếc ghế Tổng giám đốc không nhất thiết phải là một người phương Tây. Thậm chí trước đây, chính ông Strauss-Kahn và Thủ tướng Anh David Cameron cũng từng nhận định rằng, đã tới lúc chấm dứt truyền thống người đứng đầu IMF là một nhân vật tới từ châu Âu.
“Chúng tôi thực sự mong muốn thấy có một sự thay đổi trong quan niệm, rằng nhân vật kế nhiệm cần phải được lựa chọn từ những người xứng đáng, và châu Âu cần phải nhận ra rằng họ vừa là cổ đông lớn nhất, nhưng cũng lại vừa là con nợ lớn nhất, nên họ không thể đương nhiên có quyền ứng cử vào vị trí này,” chuyên gia Daniel Gros ở Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu nêu quan điểm.
Trong khi đó, phía Mỹ vẫn chưa có phát biểu nào thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Thay vào đó, phát ngôn viên tòa Bạch Ốc, Jay Carney, chỉ phát biểu chung chung rằng, “chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào IMF và hy vọng định chế này sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế thế giới trong thời điểm khó khăn hiện nay”.
Trên thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner, người đề xuất IMF nên chính thức bổ nhiệm một giám đốc tạm quyền thay cho ông Strauss-Kahn, từng nói rằng hiển nhiên là ông không chạy đua vào chiếc ghế bỏ trống đó. Bởi theo truyền thống thì thường là châu Âu nắm IMF, còn Mỹ thì sẽ nắm Ngân hàng thế giới (WB).
Theo giới quan sát, nếu Mỹ ủng hộ một “ứng viên từ các nước đang phát triển”, thì Trung Quốc sẽ ít có cơ hội. Bởi lẽ, Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc đã thao túng đồng nội tệ. Với 17% quyền bỏ phiếu, Mỹ đủ sức ngăn chặn mọi ứng viên tranh cử. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc không dễ dàng để các ứng viên khác ở châu Á qua mặt. Trong khi, châu Âu tin tưởng Mỹ và các nước mới nổi sẽ không thông đồng để “chơi sau lưng” họ.
Các hãng tin nước ngoài nhận định, việc chính trị gia kỳ cựu người Pháp Dominique Strauss-Kahn chính thức từ chức Tổng giám đốc IMF, có thể mở ra cơ hội cho các quốc gia đang trỗi dậy, đặc biệt là ở châu Á, giành được vai trò lãnh đạo tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.
Thông thường, quy trình lựa chọn người đứng đầu IMF mang tính không chính thức, và theo thông lệ, vị trí này thường được dành cho một công dân châu Âu. Tuy nhiên, thông lệ này đang chịu sức ép từ các quốc gia mới nổi, luôn muốn có tiếng nói lớn hơn trong việc đề cử và bổ nhiệm lãnh đạo IMF.
Thực tế, những năm qua, châu Âu và bản thân Mỹ cũng đã phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ cũng như đóng góp tài chính của các nền kinh tế mới nổi như khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Giới quan sát cho rằng, cuộc đua tranh giành ghế lãnh đạo IMF lần này sẽ mang tính quốc tế rộng rãi hơn. Theo mạng tin Asia Channel News, các ứng viên hàng đầu cho cương vị này gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam, Thống đốc Ngân hàng Mexico và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nam Phi cùng một số quan chức của Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Trong khi, từ châu Âu, theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong lịch sử IMF từng có tới 4 Tổng giám đốc IMF là người Pháp, do đó bà Lagarde rất có lợi thế. Chưa kể, đây là ứng cử viên nữ đầu tiên cho vị trí này. Tuy nhiên, sau scandal của ông Strauss-Kahn, thì quốc tịch Pháp của bà Lagarde có thể lại là một bất lợi lớn.
Giới phân tích cho rằng, cuộc chạy đua giành ghế lãnh đạo IMF có vẻ sẽ báo hiệu nhiều diễn biến gay cấn. Tờ Le Monde của Pháp trong bài viết mang tựa đề “Cuộc chiến gay cấn giành chức lãnh đạo IMF” đã mô tả châu Âu quyết giữ vai trò này trong khi các nước mới nổi thì đang thèm muốn.
Ngay hôm 16/5, hai ngày sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt tại Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về khả năng bị mất chiếc ghế lãnh đạo tổ chức tiền tệ thế giới này, vốn do châu Âu nắm giữ từ năm 1946. Mở màn là phát biểu của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng giám đốc IMF.
Bà Merkel chính là người năm ngoái đã đấu tranh để IMF có thể can dự vào chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, bất chấp thái độ miễn cưỡng chấp nhận của Pháp và các quốc gia thành viên EU ở phía Nam về việc để cho tổ chức quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ, tham gia các vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Bỉ Didier Reynders phát biểu trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone tại Brussels, cuộc họp mà ông Strauss-Kahn đã có kế hoạch tham dự, rằng sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và EU tại Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF cần được duy trì.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện IMF đang tiến hành một số cải cách trong điều hành, tạo thêm tính chính đáng cho tổ chức này. Như vậy, các nước mới nổi sẽ được trao một vị trí tương xứng với cán cân quyền lực mới của họ trong kinh tế toàn cầu. Các nước mới nổi cho rằng, việc có tiếng nói lớn hơn trong IMF sẽ giúp họ giảm các khoản dự trữ ngoại hối nhằm ngăn ngừa khủng hoảng, đồng thời đỡ phải nhờ cậy IMF trợ giúp.
Hiện, ngày càng có nhiều tiếng nói từ các nền kinh tế mới nổi, đề xuất ý kiến rằng người nằm giữ chiếc ghế Tổng giám đốc không nhất thiết phải là một người phương Tây. Thậm chí trước đây, chính ông Strauss-Kahn và Thủ tướng Anh David Cameron cũng từng nhận định rằng, đã tới lúc chấm dứt truyền thống người đứng đầu IMF là một nhân vật tới từ châu Âu.
“Chúng tôi thực sự mong muốn thấy có một sự thay đổi trong quan niệm, rằng nhân vật kế nhiệm cần phải được lựa chọn từ những người xứng đáng, và châu Âu cần phải nhận ra rằng họ vừa là cổ đông lớn nhất, nhưng cũng lại vừa là con nợ lớn nhất, nên họ không thể đương nhiên có quyền ứng cử vào vị trí này,” chuyên gia Daniel Gros ở Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu nêu quan điểm.
Trong khi đó, phía Mỹ vẫn chưa có phát biểu nào thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Thay vào đó, phát ngôn viên tòa Bạch Ốc, Jay Carney, chỉ phát biểu chung chung rằng, “chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào IMF và hy vọng định chế này sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế thế giới trong thời điểm khó khăn hiện nay”.
Trên thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner, người đề xuất IMF nên chính thức bổ nhiệm một giám đốc tạm quyền thay cho ông Strauss-Kahn, từng nói rằng hiển nhiên là ông không chạy đua vào chiếc ghế bỏ trống đó. Bởi theo truyền thống thì thường là châu Âu nắm IMF, còn Mỹ thì sẽ nắm Ngân hàng thế giới (WB).
Theo giới quan sát, nếu Mỹ ủng hộ một “ứng viên từ các nước đang phát triển”, thì Trung Quốc sẽ ít có cơ hội. Bởi lẽ, Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc đã thao túng đồng nội tệ. Với 17% quyền bỏ phiếu, Mỹ đủ sức ngăn chặn mọi ứng viên tranh cử. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc không dễ dàng để các ứng viên khác ở châu Á qua mặt. Trong khi, châu Âu tin tưởng Mỹ và các nước mới nổi sẽ không thông đồng để “chơi sau lưng” họ.