Trump gửi lời khuyên Kim Jong Un: "Hãy cư xử cho tử tế"
Mỹ cảnh báo Triều Tiên không nên thử thách quyết tâm của Trump hay sức mạnh của lực lượng vũ trang Mỹ ở khu vực
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 17/4 cảnh báo Triều Tiên rằng những cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ vào Syria và Afghanistan cho thấy quyết tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên bị đem ra thử thách.
“Chỉ trong vòng hai tuần qua, thế giới đã chứng kiến sức mạnh và quyết tâm của tân Tổng thống của chúng tôi trong những hành động ở Syria và Afghanistan”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Pence phát biểu trong chuyến thăm Hàn Quốc. Chuyến thăm diễn ra một ngày sau vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên và hai ngày sau cuộc diễu binh hoành tráng ở Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành.
“Triều Tiên không nên thử thách quyết tâm của ông ấy hay sức mạnh của lực lượng vũ trang Mỹ ở khu vực này”, ông Pence nói.
Phó tổng thống Mỹ đang có chuyến công du tới 4 nước châu Á nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực trong bối cảnh bất ổn trên bán đảo Triều Tiên gia tăng mạnh. Sau Hàn Quốc, trạm dừng chân tiếp theo của ông Pence sẽ là Nhật Bản. Tiếp đó, ông Pence sẽ tới Indonesia và Australia.
Hôm thứ Năm tuần trước, quân đội Mỹ đã thả “mẹ của các loại bom” - vũ khí phi hạt nhân lớn nhất mà nước này từng dùng trong chiến đấu - xuống mục tiêu tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan. Trước đó một tuần, hải quân Mỹ phóng 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của quân đội Syria nhằm đáp trả một vụ tấn công vũ khí hóa học bị cho là do Chính phủ nước này gây ra.
Ông Pence và quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn tuyên bố hai nước sẽ tiếp tục việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Washington và Seoul vẫn khẳng định lá chắn này nhằm ngăn ngừa nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên, trong khi Bắc Kinh nói việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc sẽ làm đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Cùng ngày 17/4, trong một buổi lễ mừng Phục sinh ở Nhà Trắng, một nhà báo đã hỏi ông Trump rằng liệu ông có thông điệp nào gửi đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hay không, và Tổng thống Mỹ đáp: “Hãy cư xử cho tử tế”.
Dù đưa ra những tuyên bố cứng rắn, các quan chức Mỹ nói rằng chính quyền Trump đang tập trung xem xét các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn để ứng phó với Triều Tiên. Giới chức nước này nói việc siết trừng phạt Triều Tiên có thể bao gồm cấm vận dầu lửa, cấm bay toàn cầu đối với hãng hàng không Triều Tiên, chặn các tàu chở hàng ra vào Triều Tiên, và trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc giao dịch với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer ngày 17/4 nói Trung Quốc đã có một số động thái “rất hữu ích” nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng vẫn phải chờ xem những động thái này sẽ mang lại hiệu quả ra sao.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Trump có một “giới hạn đỏ” nào đối với Triều Tiên hay không, ông Spicer nói ông Trump không cho rằng điều đó có tác dụng.
Bản thân ông Trump cũng được phóng viên kênh Fox News Channel hỏi liệu ông có cân nhắc hành động quân sự với Triều Tiên hay không, và ông đáp rằng ông không muốn thông báo trước về kế hoạch của mình như cách làm của chính quyền tiền nhiệm. “Chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra. Tôi hy vọng mọi chuyện tốt đẹp, nhưng họ đã nói chuyện với người đàn ông lịch thiệp này quá lâu rồi”, Trump nói.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Triều Tiên tiếp tục cảnh báo rằng tình hình đang “gần kề miệng vực chiến tranh”.
Ông Kim Song Gyong, Tổng giám đốc Vụ Châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, nói với Reuters rằng chỉ cần Washington “có chuyển động nhỏ nhất” nhằm tấn công hạt nhân Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng sẽ tấn công trước và “tiêu diệt không dung tha những kẻ xâm lược”.
Nhà ngoại giao Triều Tiên này nói rõ thêm rằng việc nhóm tàu chiến Mỹ tiến lại gần Triều Tiên cũng có thể được coi là “chuyển động nhỏ nhất” mà ông đề cập.
Trao đổi với kênh BBC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Han Song-ryol nói nước này sẽ tiếp tục thử tên lửa “hàng tuần, hàng tháng và hàng năm”.
Dù đã có một số động thái cứng rắn với Triều Tiên, bao gồm dừng nhập khẩu than từ nước này, Trung Quốc vẫn nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên là chuyện giữa Washington và Bình Nhưỡng. Phát biểu ngày 17/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói tình hình Triều Tiên hiện nay là “rất nhạy cảm, phức tạp và có độ rủi ro cao”, đồng thời kêu gọi các bên “tránh có hành động gây hấn”.
“Chỉ trong vòng hai tuần qua, thế giới đã chứng kiến sức mạnh và quyết tâm của tân Tổng thống của chúng tôi trong những hành động ở Syria và Afghanistan”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Pence phát biểu trong chuyến thăm Hàn Quốc. Chuyến thăm diễn ra một ngày sau vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên và hai ngày sau cuộc diễu binh hoành tráng ở Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành.
“Triều Tiên không nên thử thách quyết tâm của ông ấy hay sức mạnh của lực lượng vũ trang Mỹ ở khu vực này”, ông Pence nói.
Phó tổng thống Mỹ đang có chuyến công du tới 4 nước châu Á nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực trong bối cảnh bất ổn trên bán đảo Triều Tiên gia tăng mạnh. Sau Hàn Quốc, trạm dừng chân tiếp theo của ông Pence sẽ là Nhật Bản. Tiếp đó, ông Pence sẽ tới Indonesia và Australia.
Hôm thứ Năm tuần trước, quân đội Mỹ đã thả “mẹ của các loại bom” - vũ khí phi hạt nhân lớn nhất mà nước này từng dùng trong chiến đấu - xuống mục tiêu tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan. Trước đó một tuần, hải quân Mỹ phóng 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của quân đội Syria nhằm đáp trả một vụ tấn công vũ khí hóa học bị cho là do Chính phủ nước này gây ra.
Ông Pence và quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn tuyên bố hai nước sẽ tiếp tục việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Washington và Seoul vẫn khẳng định lá chắn này nhằm ngăn ngừa nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên, trong khi Bắc Kinh nói việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc sẽ làm đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Cùng ngày 17/4, trong một buổi lễ mừng Phục sinh ở Nhà Trắng, một nhà báo đã hỏi ông Trump rằng liệu ông có thông điệp nào gửi đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hay không, và Tổng thống Mỹ đáp: “Hãy cư xử cho tử tế”.
Dù đưa ra những tuyên bố cứng rắn, các quan chức Mỹ nói rằng chính quyền Trump đang tập trung xem xét các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn để ứng phó với Triều Tiên. Giới chức nước này nói việc siết trừng phạt Triều Tiên có thể bao gồm cấm vận dầu lửa, cấm bay toàn cầu đối với hãng hàng không Triều Tiên, chặn các tàu chở hàng ra vào Triều Tiên, và trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc giao dịch với Triều Tiên.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer ngày 17/4 nói Trung Quốc đã có một số động thái “rất hữu ích” nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng vẫn phải chờ xem những động thái này sẽ mang lại hiệu quả ra sao.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Trump có một “giới hạn đỏ” nào đối với Triều Tiên hay không, ông Spicer nói ông Trump không cho rằng điều đó có tác dụng.
Bản thân ông Trump cũng được phóng viên kênh Fox News Channel hỏi liệu ông có cân nhắc hành động quân sự với Triều Tiên hay không, và ông đáp rằng ông không muốn thông báo trước về kế hoạch của mình như cách làm của chính quyền tiền nhiệm. “Chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra. Tôi hy vọng mọi chuyện tốt đẹp, nhưng họ đã nói chuyện với người đàn ông lịch thiệp này quá lâu rồi”, Trump nói.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Triều Tiên tiếp tục cảnh báo rằng tình hình đang “gần kề miệng vực chiến tranh”.
Ông Kim Song Gyong, Tổng giám đốc Vụ Châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, nói với Reuters rằng chỉ cần Washington “có chuyển động nhỏ nhất” nhằm tấn công hạt nhân Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng sẽ tấn công trước và “tiêu diệt không dung tha những kẻ xâm lược”.
Nhà ngoại giao Triều Tiên này nói rõ thêm rằng việc nhóm tàu chiến Mỹ tiến lại gần Triều Tiên cũng có thể được coi là “chuyển động nhỏ nhất” mà ông đề cập.
Trao đổi với kênh BBC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Han Song-ryol nói nước này sẽ tiếp tục thử tên lửa “hàng tuần, hàng tháng và hàng năm”.
Dù đã có một số động thái cứng rắn với Triều Tiên, bao gồm dừng nhập khẩu than từ nước này, Trung Quốc vẫn nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên là chuyện giữa Washington và Bình Nhưỡng. Phát biểu ngày 17/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói tình hình Triều Tiên hiện nay là “rất nhạy cảm, phức tạp và có độ rủi ro cao”, đồng thời kêu gọi các bên “tránh có hành động gây hấn”.