Trump ký sắc lệnh rà soát visa lao động trình độ cao
"Chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động của mình, bảo vệ việc làm của mình, và cuối cùng là đặt nước Mỹ trên hết”, Trump nói
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 đã ký một sắc lệnh về rà soát chương trình cấp visa (thị thực) cho lao động nước ngoài trình độ cao, một động thái nhằm bảo vệ việc làm cho người Mỹ.
Thực hiện lời hứa “nước Mỹ trên hết” đưa ra trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ký sắc lệnh về chương trình visa H-1B. Sắc lệnh này còn thiếu chi tiết ở nhiều mặt, và không hề thay đổi các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, các trợ lý của Trump nói rằng một mục tiêu của sắc lệnh là sửa đổi hoặc thay thế chương trình xổ số visa H-1B hiện nay bằng một hệ thống dựa trên xét duyệt, theo đó chỉ cấp visa cho những người có trình độ lao động thực sự cao, đồng nghĩa với hạn chế số lao động nước ngoài có thể tới Mỹ làm việc.
Công dân Ấn Độ là nhóm được cấp visa H1-B hàng năm nhiều nhất hiện nay.
Nếu chương trình visa này thay đổi, những công ty như Tata Consultancy Services Ltd, Cognizant Tech Solutions Corp hay Infosys Ltd sẽ chịu ảnh hưởng mạnh, bởi đây là những doanh nghiệp giữ vai trò kết nối các công ty công nghệ Mỹ với hàng nghìn kỹ sư và lập trình viên nước ngoài.
Tổng thống Mỹ công bố sắc lệnh trên trong một bài phát biểu khi tới thăm trụ sở của Snap-On Inc, một hãng sản xuất công cụ ở Wisconsin. Ngoài đề cập đến vấn đề visa, ông Trump còn ra lệnh rà soát các quy định về mua sắm chính phủ ưu với mục tiêu đãi các công ty Mỹ để xác định xem các công ty Mỹ có thực sự hưởng lợi không, đặc biệt là ngành thép của nước này.
“Bằng hành động này, chúng tôi đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới: chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động của mình, bảo vệ việc làm của mình, và cuối cùng là đặt nước Mỹ trên hết”, Trump nói.
Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, Trump là một doanh nhân địa ốc nổi tiếng ở Mỹ. Công ty của ông từng bị chỉ trích sử dụng các chương trình visa lao động để tuyển nhân sự nước ngoài thay vì lao động Mỹ. Một số sản phẩm thương hiệu Trump cũng được sản xuất ở nước ngoài.
Hiện Trump đã gần hoàn tất kỳ “trăng mật” tại Nhà Trắng, tức 100 ngày cầm quyền đầu tiên. Tuy nhiên, ông vẫn chưa đạt được thành tựu nào lớn về lập pháp. Những nỗ lực về cải tổ y tế và thuế của Trump đang bị mắc kẹt ở Quốc hội, khiến ông phải dựa nhiều vào việc ký các sắc lệnh để thay đổi chính sách. Hiện chưa rõ sắc lệnh mới nhất của ông có mang lại kết quả tức thời nào hay không.
Những người phản đối chương trình visa H-1B cho rằng phần lớn visa theo chương trình này được cấp cho những công việc lương thấp tại các công ty thuê ngoài, trong đó có nhiều công ty có trụ sở ở Ấn Độ. Họ nói điều này khiến người Mỹ mất việc làm, tiền lương giảm xuống, và khiến người Mỹ không thể được đào tạo trong những lĩnh vực liên quan đến công nghệ.
Theo một số chuyên gia, một hệ thống cấp visa cho lao động nước ngoài dựa trên xét duyệt, thay vì cấp ngẫu nhiên theo xổ số như hiện nay, có thể thu hút được thêm những lao động có kỹ năng ở những ngành công nghệ cao cấp.
Các công ty công nghệ Mỹ đã có sự chuẩn bị cho trường hợp Trump thay đổi chương trình visa H-1B. Mỗi năm, Chính phủ Mỹ cấp 65.000 visa lại này cho lao động nước ngoài, cộng thêm 20.000 visa khác cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở Mỹ muốn ở lại tìm việc làm.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, hơn 15% nhân viên của Facebook ở Mỹ trong năm 2016 là những người sử dụng visa lao động tạm thời.
Thực hiện lời hứa “nước Mỹ trên hết” đưa ra trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ký sắc lệnh về chương trình visa H-1B. Sắc lệnh này còn thiếu chi tiết ở nhiều mặt, và không hề thay đổi các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, các trợ lý của Trump nói rằng một mục tiêu của sắc lệnh là sửa đổi hoặc thay thế chương trình xổ số visa H-1B hiện nay bằng một hệ thống dựa trên xét duyệt, theo đó chỉ cấp visa cho những người có trình độ lao động thực sự cao, đồng nghĩa với hạn chế số lao động nước ngoài có thể tới Mỹ làm việc.
Công dân Ấn Độ là nhóm được cấp visa H1-B hàng năm nhiều nhất hiện nay.
Nếu chương trình visa này thay đổi, những công ty như Tata Consultancy Services Ltd, Cognizant Tech Solutions Corp hay Infosys Ltd sẽ chịu ảnh hưởng mạnh, bởi đây là những doanh nghiệp giữ vai trò kết nối các công ty công nghệ Mỹ với hàng nghìn kỹ sư và lập trình viên nước ngoài.
Tổng thống Mỹ công bố sắc lệnh trên trong một bài phát biểu khi tới thăm trụ sở của Snap-On Inc, một hãng sản xuất công cụ ở Wisconsin. Ngoài đề cập đến vấn đề visa, ông Trump còn ra lệnh rà soát các quy định về mua sắm chính phủ ưu với mục tiêu đãi các công ty Mỹ để xác định xem các công ty Mỹ có thực sự hưởng lợi không, đặc biệt là ngành thép của nước này.
“Bằng hành động này, chúng tôi đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới: chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động của mình, bảo vệ việc làm của mình, và cuối cùng là đặt nước Mỹ trên hết”, Trump nói.
Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, Trump là một doanh nhân địa ốc nổi tiếng ở Mỹ. Công ty của ông từng bị chỉ trích sử dụng các chương trình visa lao động để tuyển nhân sự nước ngoài thay vì lao động Mỹ. Một số sản phẩm thương hiệu Trump cũng được sản xuất ở nước ngoài.
Hiện Trump đã gần hoàn tất kỳ “trăng mật” tại Nhà Trắng, tức 100 ngày cầm quyền đầu tiên. Tuy nhiên, ông vẫn chưa đạt được thành tựu nào lớn về lập pháp. Những nỗ lực về cải tổ y tế và thuế của Trump đang bị mắc kẹt ở Quốc hội, khiến ông phải dựa nhiều vào việc ký các sắc lệnh để thay đổi chính sách. Hiện chưa rõ sắc lệnh mới nhất của ông có mang lại kết quả tức thời nào hay không.
Những người phản đối chương trình visa H-1B cho rằng phần lớn visa theo chương trình này được cấp cho những công việc lương thấp tại các công ty thuê ngoài, trong đó có nhiều công ty có trụ sở ở Ấn Độ. Họ nói điều này khiến người Mỹ mất việc làm, tiền lương giảm xuống, và khiến người Mỹ không thể được đào tạo trong những lĩnh vực liên quan đến công nghệ.
Theo một số chuyên gia, một hệ thống cấp visa cho lao động nước ngoài dựa trên xét duyệt, thay vì cấp ngẫu nhiên theo xổ số như hiện nay, có thể thu hút được thêm những lao động có kỹ năng ở những ngành công nghệ cao cấp.
Các công ty công nghệ Mỹ đã có sự chuẩn bị cho trường hợp Trump thay đổi chương trình visa H-1B. Mỗi năm, Chính phủ Mỹ cấp 65.000 visa lại này cho lao động nước ngoài, cộng thêm 20.000 visa khác cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở Mỹ muốn ở lại tìm việc làm.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, hơn 15% nhân viên của Facebook ở Mỹ trong năm 2016 là những người sử dụng visa lao động tạm thời.