Trung Quốc cắt giảm lãi suất mạnh nhất trong 11 năm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm 1,08% lãi suất cho vay kỳ hạn một năm đồng Nhân dân tệ
Ngày 26/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm 1,08% lãi suất cho vay kỳ hạn một năm đồng Nhân dân tệ, đưa lãi suất này về mức 5,58%. Cùng với đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng giảm 1,08%, còn 2,52%.
Đây là mức cắt giảm lãi suất mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1997 tới nay và là lần cắt giảm lãi suất thứ 4 chỉ trong vòng 3 tháng qua ở nước này.
Giới quan sát nhận định, động thái cắt giảm lãi suất nói trên của Trung Quốc cho thấy những lo ngại gia tăng của Chính phủ nước này trước khả năng gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, bất ổn xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh nhất trong vòng gần hai thập kỷ.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời kinh tế gia trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Societe Generale tại Hồng Kông Glenn Maguire nhận xét: “Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội gia tăng. Giai đoạn này là thời gian khó khăn nhất mà Bắc Kinh từng phải đối mặt từ cuối thập niên 1980 trở lại đây”.
Tân hoa xã đưa tin, tuần này, khoảng 1.000 cảnh sát và nhân viên an ninh ở tỉnh Quảng Đông đã phải cổ gắng giải tán một đám đông biểu tình gồm các công nhân bị sa thải. Người biểu tình đã lật độ một xe cảnh sát, đập phá nhiều xe máy và thiết bị của công ty.
Ông Yin Weimin, Giám đốc Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho biết, đình công và biểu tình là một trong những mối lo hàng đầu của Trung Quốc trong bối cảnh thị trường việc làm ở nước này xấu đi.
Với quy mô dân số khổng lồ, Trung Quốc cần đạt mức tăng trưởng ít nhất là 8% để tạo đủ việc làm cho người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, theo kinh tế gia trưởng Tao Dong của ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông, thậm chí với mức tăng trưởng giảm về 8%, kinh tế Trung Quốc cũng có thể bị coi là suy thoái.
Mặt khác, mức giảm lãi suất nói trên cũng cho thấy mối lo giảm phát của các nhà chức trách Trung Quốc. Đây thực sự là một chuyển biến chính sách lớn, vì mới trong nửa đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên còn tập trung vào vấn đề chống lạm phát. Tháng 2 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc tăng tới mức cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.
Giống như ở nhiều nước châu Á khác, xuất khẩu - lĩnh vực đầu tàu của kinh tế Trung Quốc - đang chịu tác động nặng nề từ sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Năm ngoái, xuất khẩu ròng chiếm tới 1/5 GDP của Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia nhận định, trong những lần khủng hoảng trước, Trung Quốc có thể vượt qua bằng cách tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, biện pháp này không phải là một lựa chọn của Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 xuống còn 7,5% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - giảm gần 2% so với dự báo trước đây là 9,4%.
Một số dự báo khác thì cho rằng, GDP của Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, thấp nhất từ năm 1990 - năm mà kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 3,8% - tới nay. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng 11,9%, buộc Chính phủ nước này phải áp dụng các biện pháp hạ nhiệt.
Từ giữa tháng 9 tới nay, Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm lãi suất 4 lần. Cùng với đó, Chính phủ nước này cũng công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD có thời hạn tới năm 2010.
Số tiền trong gói kích thích kinh tế nói trên sẽ được sử dụng để phát triển các dự án nhà giá rẻ, cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thông, phát triển đường xá và sân bay. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế cho các công ty mua tài sản cố định, chẳng hạn máy móc, để kích thích đầu tư.
Các nhà phân tích cho rằng, với tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ còn cắt giảm thêm lãi suất. Chính phủ Trung Quốc cũng vừa cho biết đang xem xét thêm các biện pháp bổ sung để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép, ô tô, hóa chất và dệt may đang gặp khó của nước này; tăng dự trữ các mặt hàng nguyên nhiên liệu chủ chốt; đồng thời mở rộng bảo hiểm cho người thất nghiệp.
Năm 2005, Trung Quốc - nước đông dân nhất thế giới - đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Trong vòng 30 năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của nước này ở mức bình quân 9,9%/năm. So với thời điểm bắt đầu mở cửa vào năm 1978, GDP của Trung Quốc hiện đã tăng gấp 68 lần.
(Theo Bloomberg, AP)
Đây là mức cắt giảm lãi suất mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1997 tới nay và là lần cắt giảm lãi suất thứ 4 chỉ trong vòng 3 tháng qua ở nước này.
Giới quan sát nhận định, động thái cắt giảm lãi suất nói trên của Trung Quốc cho thấy những lo ngại gia tăng của Chính phủ nước này trước khả năng gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, bất ổn xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh nhất trong vòng gần hai thập kỷ.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời kinh tế gia trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Societe Generale tại Hồng Kông Glenn Maguire nhận xét: “Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội gia tăng. Giai đoạn này là thời gian khó khăn nhất mà Bắc Kinh từng phải đối mặt từ cuối thập niên 1980 trở lại đây”.
Tân hoa xã đưa tin, tuần này, khoảng 1.000 cảnh sát và nhân viên an ninh ở tỉnh Quảng Đông đã phải cổ gắng giải tán một đám đông biểu tình gồm các công nhân bị sa thải. Người biểu tình đã lật độ một xe cảnh sát, đập phá nhiều xe máy và thiết bị của công ty.
Ông Yin Weimin, Giám đốc Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho biết, đình công và biểu tình là một trong những mối lo hàng đầu của Trung Quốc trong bối cảnh thị trường việc làm ở nước này xấu đi.
Với quy mô dân số khổng lồ, Trung Quốc cần đạt mức tăng trưởng ít nhất là 8% để tạo đủ việc làm cho người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, theo kinh tế gia trưởng Tao Dong của ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông, thậm chí với mức tăng trưởng giảm về 8%, kinh tế Trung Quốc cũng có thể bị coi là suy thoái.
Mặt khác, mức giảm lãi suất nói trên cũng cho thấy mối lo giảm phát của các nhà chức trách Trung Quốc. Đây thực sự là một chuyển biến chính sách lớn, vì mới trong nửa đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên còn tập trung vào vấn đề chống lạm phát. Tháng 2 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc tăng tới mức cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.
Giống như ở nhiều nước châu Á khác, xuất khẩu - lĩnh vực đầu tàu của kinh tế Trung Quốc - đang chịu tác động nặng nề từ sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Năm ngoái, xuất khẩu ròng chiếm tới 1/5 GDP của Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia nhận định, trong những lần khủng hoảng trước, Trung Quốc có thể vượt qua bằng cách tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, biện pháp này không phải là một lựa chọn của Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 xuống còn 7,5% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - giảm gần 2% so với dự báo trước đây là 9,4%.
Một số dự báo khác thì cho rằng, GDP của Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5,5% trong năm nay, thấp nhất từ năm 1990 - năm mà kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 3,8% - tới nay. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng 11,9%, buộc Chính phủ nước này phải áp dụng các biện pháp hạ nhiệt.
Từ giữa tháng 9 tới nay, Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm lãi suất 4 lần. Cùng với đó, Chính phủ nước này cũng công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD có thời hạn tới năm 2010.
Số tiền trong gói kích thích kinh tế nói trên sẽ được sử dụng để phát triển các dự án nhà giá rẻ, cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thông, phát triển đường xá và sân bay. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế cho các công ty mua tài sản cố định, chẳng hạn máy móc, để kích thích đầu tư.
Các nhà phân tích cho rằng, với tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ còn cắt giảm thêm lãi suất. Chính phủ Trung Quốc cũng vừa cho biết đang xem xét thêm các biện pháp bổ sung để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép, ô tô, hóa chất và dệt may đang gặp khó của nước này; tăng dự trữ các mặt hàng nguyên nhiên liệu chủ chốt; đồng thời mở rộng bảo hiểm cho người thất nghiệp.
Năm 2005, Trung Quốc - nước đông dân nhất thế giới - đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Trong vòng 30 năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của nước này ở mức bình quân 9,9%/năm. So với thời điểm bắt đầu mở cửa vào năm 1978, GDP của Trung Quốc hiện đã tăng gấp 68 lần.
(Theo Bloomberg, AP)