Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá: Ai được, ai mất?
Những đối tượng được hưởng lợi và thiệt hại nếu tỷ giá Nhân dân tệ được điều chỉnh
Hôm qua (22/6), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng tỷ giá giao dịch giữa Nhân dân tệ và USD thêm 0,43%, lên mức 6,7980 Nhân dân tệ/USD.
Chuyên đề: Tỷ giá Nhân dân tệ
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh gần đây, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã gây áp lực mạnh mẽ đề nghị Trung Quốc nới lỏng chính sách tỷ giá. Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Lý do mà các chính trị gia Washington đưa ra là chính sách neo tỷ giá Nhân dân tệ vào USD đang giữ đồng tiền của Trung Quốc ở mức giá thấp so với giá trị thực, tạo lợi thế cạnh tranh không bình đẳng cho hàng hóa của Trung Quốc.
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng bị phương Tây cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, hãng tin BBC cho rằng, ảnh hưởng của việc Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ không chỉ gói gọn trong những vấn đề trên. BBC đã chỉ ra những đối tượng được hưởng lợi và thiệt hại trong vấn đề này:
Những đối tượng được lợi:
- Thương mại toàn cầu. Tuyên bố sẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá của Bắc Kinh sẽ làm lắng dịu những nguy cơ xảy ra xung đột thương mại, nhất là từ phía Washington.
- Các nhà sản xuất ở nước ngoài cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chẳng hạn các công ty đồ chơi và dệt may tại Mỹ sẽ "chống chọi" tốt hơn với hàng "made in China". Ngoài ra, các nền kinh tế xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức cũng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa của Trung Quốc.
- Các công ty nước ngoài (đặc biệt là ở Mỹ) xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ cạnh tranh tốt hơn tại thị trường đông dân nhất thế giới. Sức cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp này sẽ tăng lên. Giá cả hàng hóa của họ tính theo Nhân dân tệ tại Trung Quốc sẽ rẻ hơn, và doanh thu của họ tại thị trường này bằng Nhân dân tệ sẽ lớn hơn khi được chuyển đổi sang đồng tiền của nước họ.
- Các công ty Trung Quốc trước đây vay nợ bằng đồng USD sẽ phải trả chi phí vay vốn ít đi. Trong số này, được lợi hơn cả phải kể tới các hãng hàng không của Trung Quốc.
- Người tiêu dùng Trung Quốc được mua hàng nhập khẩu với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục được hưởng mức lãi suất tiền gửi thấp đối với các khoản tiết kiệm của họ trong nhà băng.
- Các nhà đầu cơ dự báo trước được việc Bắc Kinh sẽ nâng tỷ giá đã vay tiền USD và mua các tài sản ở Trung Quốc, bao gồm bất động sản và cổ phiếu. Nhiều nhà đầu cơ khác đổ vốn vào các hợp đồng tiền tệ kỳ hạn, trong đó đồng Nhân dân tệ đã tăng giá mạnh.
- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng được lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá. Vì lâu nay, ngân hàng này đã thuyết phục Bắc Kinh cho phép hành động rộng hơn nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang. Đồng Nhân dân tệ mạnh lên sẽ làm giảm giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và qua đó hạ nhiệt nền kinh tế nước này.
Ngoài ra, Nhân dân tệ tăng giá cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương khác ở châu Á tăng lãi suất và tăng giá đồng nội tệ để phòng ngừa lạm phát.
Những đối tượng chịu thiệt:
- Các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nước ngoài có nhà máy đặt tại Trung Quốc, sẽ trở nên kém sức cạnh tranh hơn. Những doanh nghiệp này trả lương bằng Nhân dân tệ, nhưng lại đặt giá xuất khẩu cho hàng hóa bằng đồng USD và Euro.
Một số công ty trong số này như Toyota và Honda, hiện đang đối mặt với những cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân Trung Quốc. Nhiều nhà xuất khẩu hiện chỉ có tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ và có thể sẽ chẳng còn lợi nhuận nếu Nhân dân tệ lên giá.
- Người tiêu dùng nước ngoài, nhất là ở Mỹ, sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Đồng Nhân dân tệ tăng giá có thể là một tin xấu đối với môi trường, vì Trung Quốc sẽ được nhập nguyên vật liệu thô và năng lượng với mức giá rẻ hơn. Môi trường không khí, nước và đất tại nhiều vùng sản xuất công nghiệp lớn của Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ các nhà máy. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia có tốc độ gia tăng lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới.
- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng sẽ thiệt hại nhiều. Bởi lẽ ngân hàng này đã vay nhiều tỷ Nhân dân tệ để đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Giá trị của lượng trái phiếu này tính bằng Nhân dân tệ sẽ “bốc hơi” rất nhiều.
Những đối tượng có thể hưởng lợi, có thể chịu thiệt:
- Châu Âu có thể sẽ không hưởng lợi từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc nhiều như Mỹ. Đồng Nhân dân tệ hiện đang được neo giá vào USD, nên việc tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ sẽ tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của nước Mỹ.
Thậm chí, Eurozone và nước Anh có thể thiệt hại, nếu Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc tạo ra mối ràng buộc gần hơn giữa Nhân dân tệ với Euro và đồng Bảng. Nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu mua vào Euro và Bảng Anh, tỷ giá của các đồng tiền này sẽ được đẩy lên, khiến sức cạnh tranh của châu Âu giảm sút.
- Ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc sẽ được nhập khẩu hàng hóa đầu vào ở mức giá rẻ hơn. Đối với các công ty tập trung vào việc xuất khẩu, điều này sẽ bù đắp phần nào cho sự sa sút sức cạnh tranh, do việc tăng tỷ giá Nhân dân tệ gây ra. Còn đối với những doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa, giá hàng hóa cơ bản rẻ hơn là một “điểm cộng” tuyệt đối.
- Các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Nga, Australia và Brazil có thể phải đối mặt với nhu cầu giảm sút từ phía Trung Quốc - khách hàng quan trọng nhất của họ, do nhu cầu của các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm.
Tuy vậy, nhu cầu này cũng có thể tăng vì các công ty Trung Quốc có khả năng sẽ tăng mua nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ thị trường trong nước. Thị trường hàng hóa đã phản ứng tích cực với tin Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, vì phần lớn giới phân tích nghiêng về khả năng thứ hai.
- Chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc có thể là một chiến thắng “tốn kém” của các chính trị gia ở Washington vốn đã bỏ nhiều công sức để gây sức ép với Bắc Kinh. Các nghị sỹ Mỹ đang chuẩn bị cho một dự luật trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc có lẽ sẽ phải tạm dừng kế hoạch này.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto vào cuối tháng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã tỏ thái độ cứng rắn về vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc, nhưng từ giờ có lẽ ông Geithner sẽ đưa ra những phát ngôn mềm mỏng hơn.
Chuyên đề: Tỷ giá Nhân dân tệ
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh gần đây, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã gây áp lực mạnh mẽ đề nghị Trung Quốc nới lỏng chính sách tỷ giá. Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Lý do mà các chính trị gia Washington đưa ra là chính sách neo tỷ giá Nhân dân tệ vào USD đang giữ đồng tiền của Trung Quốc ở mức giá thấp so với giá trị thực, tạo lợi thế cạnh tranh không bình đẳng cho hàng hóa của Trung Quốc.
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng bị phương Tây cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, hãng tin BBC cho rằng, ảnh hưởng của việc Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ không chỉ gói gọn trong những vấn đề trên. BBC đã chỉ ra những đối tượng được hưởng lợi và thiệt hại trong vấn đề này:
Những đối tượng được lợi:
- Thương mại toàn cầu. Tuyên bố sẽ tăng tính linh hoạt cho tỷ giá của Bắc Kinh sẽ làm lắng dịu những nguy cơ xảy ra xung đột thương mại, nhất là từ phía Washington.
- Các nhà sản xuất ở nước ngoài cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chẳng hạn các công ty đồ chơi và dệt may tại Mỹ sẽ "chống chọi" tốt hơn với hàng "made in China". Ngoài ra, các nền kinh tế xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức cũng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa của Trung Quốc.
- Các công ty nước ngoài (đặc biệt là ở Mỹ) xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ cạnh tranh tốt hơn tại thị trường đông dân nhất thế giới. Sức cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp này sẽ tăng lên. Giá cả hàng hóa của họ tính theo Nhân dân tệ tại Trung Quốc sẽ rẻ hơn, và doanh thu của họ tại thị trường này bằng Nhân dân tệ sẽ lớn hơn khi được chuyển đổi sang đồng tiền của nước họ.
- Các công ty Trung Quốc trước đây vay nợ bằng đồng USD sẽ phải trả chi phí vay vốn ít đi. Trong số này, được lợi hơn cả phải kể tới các hãng hàng không của Trung Quốc.
- Người tiêu dùng Trung Quốc được mua hàng nhập khẩu với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục được hưởng mức lãi suất tiền gửi thấp đối với các khoản tiết kiệm của họ trong nhà băng.
- Các nhà đầu cơ dự báo trước được việc Bắc Kinh sẽ nâng tỷ giá đã vay tiền USD và mua các tài sản ở Trung Quốc, bao gồm bất động sản và cổ phiếu. Nhiều nhà đầu cơ khác đổ vốn vào các hợp đồng tiền tệ kỳ hạn, trong đó đồng Nhân dân tệ đã tăng giá mạnh.
- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng được lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá. Vì lâu nay, ngân hàng này đã thuyết phục Bắc Kinh cho phép hành động rộng hơn nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang. Đồng Nhân dân tệ mạnh lên sẽ làm giảm giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và qua đó hạ nhiệt nền kinh tế nước này.
Ngoài ra, Nhân dân tệ tăng giá cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương khác ở châu Á tăng lãi suất và tăng giá đồng nội tệ để phòng ngừa lạm phát.
Những đối tượng chịu thiệt:
- Các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nước ngoài có nhà máy đặt tại Trung Quốc, sẽ trở nên kém sức cạnh tranh hơn. Những doanh nghiệp này trả lương bằng Nhân dân tệ, nhưng lại đặt giá xuất khẩu cho hàng hóa bằng đồng USD và Euro.
Một số công ty trong số này như Toyota và Honda, hiện đang đối mặt với những cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân Trung Quốc. Nhiều nhà xuất khẩu hiện chỉ có tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ và có thể sẽ chẳng còn lợi nhuận nếu Nhân dân tệ lên giá.
- Người tiêu dùng nước ngoài, nhất là ở Mỹ, sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Đồng Nhân dân tệ tăng giá có thể là một tin xấu đối với môi trường, vì Trung Quốc sẽ được nhập nguyên vật liệu thô và năng lượng với mức giá rẻ hơn. Môi trường không khí, nước và đất tại nhiều vùng sản xuất công nghiệp lớn của Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ các nhà máy. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia có tốc độ gia tăng lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới.
- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng sẽ thiệt hại nhiều. Bởi lẽ ngân hàng này đã vay nhiều tỷ Nhân dân tệ để đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Giá trị của lượng trái phiếu này tính bằng Nhân dân tệ sẽ “bốc hơi” rất nhiều.
Những đối tượng có thể hưởng lợi, có thể chịu thiệt:
- Châu Âu có thể sẽ không hưởng lợi từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc nhiều như Mỹ. Đồng Nhân dân tệ hiện đang được neo giá vào USD, nên việc tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ sẽ tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của nước Mỹ.
Thậm chí, Eurozone và nước Anh có thể thiệt hại, nếu Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc tạo ra mối ràng buộc gần hơn giữa Nhân dân tệ với Euro và đồng Bảng. Nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu mua vào Euro và Bảng Anh, tỷ giá của các đồng tiền này sẽ được đẩy lên, khiến sức cạnh tranh của châu Âu giảm sút.
- Ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc sẽ được nhập khẩu hàng hóa đầu vào ở mức giá rẻ hơn. Đối với các công ty tập trung vào việc xuất khẩu, điều này sẽ bù đắp phần nào cho sự sa sút sức cạnh tranh, do việc tăng tỷ giá Nhân dân tệ gây ra. Còn đối với những doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa, giá hàng hóa cơ bản rẻ hơn là một “điểm cộng” tuyệt đối.
- Các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Nga, Australia và Brazil có thể phải đối mặt với nhu cầu giảm sút từ phía Trung Quốc - khách hàng quan trọng nhất của họ, do nhu cầu của các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm.
Tuy vậy, nhu cầu này cũng có thể tăng vì các công ty Trung Quốc có khả năng sẽ tăng mua nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ thị trường trong nước. Thị trường hàng hóa đã phản ứng tích cực với tin Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, vì phần lớn giới phân tích nghiêng về khả năng thứ hai.
- Chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc có thể là một chiến thắng “tốn kém” của các chính trị gia ở Washington vốn đã bỏ nhiều công sức để gây sức ép với Bắc Kinh. Các nghị sỹ Mỹ đang chuẩn bị cho một dự luật trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc có lẽ sẽ phải tạm dừng kế hoạch này.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto vào cuối tháng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã tỏ thái độ cứng rắn về vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc, nhưng từ giờ có lẽ ông Geithner sẽ đưa ra những phát ngôn mềm mỏng hơn.