Trung Quốc mở công ty “tỷ đô” chế tạo động cơ máy bay
Trung Quốc muốn lọt vào hàng ngũ những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hàng không toàn cầu
Trung Quốc đã thành lập một công ty hàng không quốc doanh phục vụ cho một trong những mục tiêu công nghệ hàng đầu của nước này: sản xuất động cơ máy bay đẳng cấp thế giới.
Theo trang CNN Money, đây là công ty có tên Aero Engine Corp. of China (AECC), chuyên về nghiên cứu, phát triển và chế tạo động cơ máy bay và turbin khí. Công ty này có vốn đăng ký 50 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,5 tỷ USD, và có 96.000 nhân viên.
AECC được xem là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm lọt vào hàng ngũ những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hàng không toàn cầu. Truyền thông Trung Quốc nói Chủ tịch nươc này Tập Cận Bình đánh giá việc thành lập AECC là một “động thái chiến lược”, giúp quân đội Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào động cơ do nước ngoài sản xuất.
Trung Quốc từ lâu gặp khó trong việc sản xuất động cơ phản lực của riêng mình. Việc tăng cường năng lực trong lĩnh vực này đã trở thành một ưu tiên của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng về quân sự. Kế hoạch phát triển 5 năm gần đây nhất của Trung Quốc nêu rõ việc chế tạo và sản xuất động cơ máy bay và máy bay trong nước là một mục tiêu lớn.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực kỹ thuật khó, và Trung Quốc từ trước đến nay phụ thuộc chính vào công nghệ từ nước ngoài. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm, trong vòng 4 năm qua, nhập khẩu động cơ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
ARJ21, chiếc máy bay thương mại phản lực do Trung Quốc sản xuất bắt đầu bay vào tháng 6 vừa qua, sử dụng động cơ do hãng General Electric (GE) của Mỹ sản xuất.
Ngay cả C919, chiếc máy bay thương mại do Trung Quốc chế tạo với hy vọng cạnh tranh với máy bay Boeing, cũng sử dụng động cơ do một liên doanh Mỹ-Pháp chế tạo.
Hồi tháng 6, một tòa án ở bang Florida của Mỹ đã kết án một phụ nữ vì hành vi thu thập và bán bất hợp pháp động cơ máy báy chiến đấu và máy bay không người lái cho Trung Quốc.
Các công tố viên nói rằng người phụ nữ này cùng với một đồng phạm ở Trung Quốc đã mua và bán cho phía Trung Quốc những động cơ máy bay do các hãng Pratt & Whitney và GE sản xuất. Những động cơ này được dùng cho nhiều loại máy bay quân sự hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm F-35, F-22 và F-16.
Theo trang CNN Money, đây là công ty có tên Aero Engine Corp. of China (AECC), chuyên về nghiên cứu, phát triển và chế tạo động cơ máy bay và turbin khí. Công ty này có vốn đăng ký 50 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,5 tỷ USD, và có 96.000 nhân viên.
AECC được xem là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm lọt vào hàng ngũ những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hàng không toàn cầu. Truyền thông Trung Quốc nói Chủ tịch nươc này Tập Cận Bình đánh giá việc thành lập AECC là một “động thái chiến lược”, giúp quân đội Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào động cơ do nước ngoài sản xuất.
Trung Quốc từ lâu gặp khó trong việc sản xuất động cơ phản lực của riêng mình. Việc tăng cường năng lực trong lĩnh vực này đã trở thành một ưu tiên của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng về quân sự. Kế hoạch phát triển 5 năm gần đây nhất của Trung Quốc nêu rõ việc chế tạo và sản xuất động cơ máy bay và máy bay trong nước là một mục tiêu lớn.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực kỹ thuật khó, và Trung Quốc từ trước đến nay phụ thuộc chính vào công nghệ từ nước ngoài. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm, trong vòng 4 năm qua, nhập khẩu động cơ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
ARJ21, chiếc máy bay thương mại phản lực do Trung Quốc sản xuất bắt đầu bay vào tháng 6 vừa qua, sử dụng động cơ do hãng General Electric (GE) của Mỹ sản xuất.
Ngay cả C919, chiếc máy bay thương mại do Trung Quốc chế tạo với hy vọng cạnh tranh với máy bay Boeing, cũng sử dụng động cơ do một liên doanh Mỹ-Pháp chế tạo.
Hồi tháng 6, một tòa án ở bang Florida của Mỹ đã kết án một phụ nữ vì hành vi thu thập và bán bất hợp pháp động cơ máy báy chiến đấu và máy bay không người lái cho Trung Quốc.
Các công tố viên nói rằng người phụ nữ này cùng với một đồng phạm ở Trung Quốc đã mua và bán cho phía Trung Quốc những động cơ máy bay do các hãng Pratt & Whitney và GE sản xuất. Những động cơ này được dùng cho nhiều loại máy bay quân sự hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm F-35, F-22 và F-16.