Trung Quốc phản ứng phát biểu của Obama về biển Đông
Trung Quốc đặt câu hỏi về “tự do đi lại”, đồng thời nói không nên đánh giá các quốc gia dựa trên diện tích
Nhân chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24/5 đã có bài phát biểu tại Hà Nội, trong đó có đề cập tới vấn đề biển Đông.
“Các nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ. Tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình”, ông Obama nói và nhận được những tràng vỗ tay hưởng ứng của khán giả có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố, Mỹ “sẽ cùng với các nước đối tác duy trì các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, hoạt động thương mại hợp pháp và không bị cản trở, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua các phương tiện luật pháp phù hợp với luật quốc tế”.
Mặc dù phát biểu của Tổng thống Mỹ không nhắc trực diện đến Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã có phản ứng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/5.
“Mỗi khi Mỹ nói về tự do đi lại, tôi nghĩ trước hết họ nên làm rõ về việc họ đang nói tới tự do hàng hải thực sự đối với tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế, hay về tự do là đặc quyền của tàu và máy bay Mỹ được làm bất kỳ điều gì họ muốn. Nếu là tự do hàng hải thực sự, chắc chắn chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ. Còn không, tôi tin rằng toàn thế giới sẽ từ chối”, bà Hoa Xuân Oánh phát biểu.
Không chỉ đặt câu hỏi về khái niệm tự do hàng hải mà Mỹ đưa ra, phát ngôn viên này còn chỉ trích việc Mỹ nói về “nước lớn, nước nhỏ”.
“Tôi không thể không để ý việc Mỹ và một số nước hết lần này đến lần khác nói về chuyện nước lớn, nước nhỏ. Lập trường của chúng tôi là một quốc gia không nên bị đánh giá là đúng hay sai bằng cách chỉ dựa trên diện tích của quốc gia đó”, bà Oánh nói.
Phát biểu của ông Obama về biển Đông được đưa ra một ngày sau khi ông tuyên bố dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Giới quan sát quốc tế cho rằng động thái này là một phản ứng đối với sự hung hăng và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã “nổi giận” trước việc chiến hạm Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép trên biển Đông. Nước này còn gọi các cuộc tuần tra của Mỹ là “hành động gây hấn”.
Tuy nhiên, phát biểu ngày 24/5, ông Obama tuyên bố, máy bay và tàu Mỹ vẫn sẽ tiếp tục di chuyển ở hải phận quốc tế, và hỗ trợ tất cả các quốc gia khác làm việc tương tự.
Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ đã kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 ngày và bay sang Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), bắt đầu từ ngày 26/5.
“Các nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ. Tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình”, ông Obama nói và nhận được những tràng vỗ tay hưởng ứng của khán giả có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố, Mỹ “sẽ cùng với các nước đối tác duy trì các nguyên tắc cốt lõi như tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, hoạt động thương mại hợp pháp và không bị cản trở, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua các phương tiện luật pháp phù hợp với luật quốc tế”.
Mặc dù phát biểu của Tổng thống Mỹ không nhắc trực diện đến Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã có phản ứng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/5.
“Mỗi khi Mỹ nói về tự do đi lại, tôi nghĩ trước hết họ nên làm rõ về việc họ đang nói tới tự do hàng hải thực sự đối với tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế, hay về tự do là đặc quyền của tàu và máy bay Mỹ được làm bất kỳ điều gì họ muốn. Nếu là tự do hàng hải thực sự, chắc chắn chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ. Còn không, tôi tin rằng toàn thế giới sẽ từ chối”, bà Hoa Xuân Oánh phát biểu.
Không chỉ đặt câu hỏi về khái niệm tự do hàng hải mà Mỹ đưa ra, phát ngôn viên này còn chỉ trích việc Mỹ nói về “nước lớn, nước nhỏ”.
“Tôi không thể không để ý việc Mỹ và một số nước hết lần này đến lần khác nói về chuyện nước lớn, nước nhỏ. Lập trường của chúng tôi là một quốc gia không nên bị đánh giá là đúng hay sai bằng cách chỉ dựa trên diện tích của quốc gia đó”, bà Oánh nói.
Phát biểu của ông Obama về biển Đông được đưa ra một ngày sau khi ông tuyên bố dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Giới quan sát quốc tế cho rằng động thái này là một phản ứng đối với sự hung hăng và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã “nổi giận” trước việc chiến hạm Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép trên biển Đông. Nước này còn gọi các cuộc tuần tra của Mỹ là “hành động gây hấn”.
Tuy nhiên, phát biểu ngày 24/5, ông Obama tuyên bố, máy bay và tàu Mỹ vẫn sẽ tiếp tục di chuyển ở hải phận quốc tế, và hỗ trợ tất cả các quốc gia khác làm việc tương tự.
Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ đã kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 ngày và bay sang Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), bắt đầu từ ngày 26/5.