Trung Quốc ra cảnh báo "phủ đầu” G7 về Biển Đông
Cảnh báo này nói rằng G7 không nên “làm gia tăng căng thẳng” về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc ngày 26/5 đã ra một lời cảnh báo mang tính “phủ đầu” đối với các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang nhóm họp tại Nhật Bản. Cảnh báo này nói rằng G7 không nên “làm gia tăng căng thẳng” về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tờ Financial Times cho biết, tháng trước, các ngoại trưởng G7 đã khiến Trung Quốc “nổi đóa” khi ra một tuyên bố ngầm chỉ trích hoạt động “bồi lấp đảo nhân tạo” trên Biển Đông trong mấy năm gần đây. Vấn đề này dự kiến sẽ được đưa ra một lần nữa tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở Ise-Shima.
“Chúng tôi hy vọng là G7 sẽ tập trung và các vấn đề kinh tế và tài chính cấp bách”, ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. “Chúng tôi không muốn chứng kiến những hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Trong chuyến thăm Việt Nam trước khi sang Nhật dự thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Trong một bài phát biểu tại rung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội hôm 24/5, người đứng đầu Nhà Trắng kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, và nói rằng các nước lớn không nên “bắt nạt” nước nhỏ.
Một quốc gia khác có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc là Philippines - một đồng minh của Mỹ - đã thành công trong việc thu hút sự ủng hộ quốc tế trong vấn đề này bằng cách kiện Bắc Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan.
Ngay cả Thủ tướng Anh David Cameron, người từng nói muốn là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở phương Tây, cũng hối thúc Bắc Kinh trở thành một phần của “thế giới dựa trên luật lệ” và “tuân thủ sự phân xử của tòa án”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng việc nước này dỡ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc, cho dù gần đây đã có một số vụ “chạm trán” giữa tàu bè và máy bay Mỹ-Trung trên Biển Đông.
Mới đây, Lầu Năm Góc nói hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến gần một cách nguy hiểm một máy bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đông. Tuần này, truyền thông Trung Quốc đưa tin nói tàu hải quân Mỹ và Nhật đã theo dõi một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương.
Theo Financial Times, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh G7 lần này để cô lập thêm Trung Quốc về thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực. Mỹ và Nhật là thành viên đi đầu của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khối thương mại tiềm năng vốn đã không để Trung Quốc gia nhập từ đầu với vai trò thành viên sáng lập.
Vào tháng 9 tới, Trung Quốc sẽ là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu. Hội nghị này sẽ có sự tham dự của ông Obama, ông Cameron, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ngoại trưởng Vương Nghị đã nói rõ rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép bàn về các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực tại thượng đỉnh G20.
“Nhiệm vụ chính của G20 là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Vương Nghị nói. “Nếu một số thành viên muốn thảo luận những vấn đề không liên quan đến nền kinh tế thế giới nhằm mục đích gia tăng căng thẳng, thì chúng tôi sẽ không cho phép điều đó được diễn ra”.
Tờ Financial Times cho biết, tháng trước, các ngoại trưởng G7 đã khiến Trung Quốc “nổi đóa” khi ra một tuyên bố ngầm chỉ trích hoạt động “bồi lấp đảo nhân tạo” trên Biển Đông trong mấy năm gần đây. Vấn đề này dự kiến sẽ được đưa ra một lần nữa tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở Ise-Shima.
“Chúng tôi hy vọng là G7 sẽ tập trung và các vấn đề kinh tế và tài chính cấp bách”, ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. “Chúng tôi không muốn chứng kiến những hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Trong chuyến thăm Việt Nam trước khi sang Nhật dự thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Trong một bài phát biểu tại rung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội hôm 24/5, người đứng đầu Nhà Trắng kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, và nói rằng các nước lớn không nên “bắt nạt” nước nhỏ.
Một quốc gia khác có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc là Philippines - một đồng minh của Mỹ - đã thành công trong việc thu hút sự ủng hộ quốc tế trong vấn đề này bằng cách kiện Bắc Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan.
Ngay cả Thủ tướng Anh David Cameron, người từng nói muốn là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở phương Tây, cũng hối thúc Bắc Kinh trở thành một phần của “thế giới dựa trên luật lệ” và “tuân thủ sự phân xử của tòa án”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng việc nước này dỡ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc, cho dù gần đây đã có một số vụ “chạm trán” giữa tàu bè và máy bay Mỹ-Trung trên Biển Đông.
Mới đây, Lầu Năm Góc nói hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến gần một cách nguy hiểm một máy bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đông. Tuần này, truyền thông Trung Quốc đưa tin nói tàu hải quân Mỹ và Nhật đã theo dõi một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương.
Theo Financial Times, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh G7 lần này để cô lập thêm Trung Quốc về thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực. Mỹ và Nhật là thành viên đi đầu của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khối thương mại tiềm năng vốn đã không để Trung Quốc gia nhập từ đầu với vai trò thành viên sáng lập.
Vào tháng 9 tới, Trung Quốc sẽ là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu. Hội nghị này sẽ có sự tham dự của ông Obama, ông Cameron, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ngoại trưởng Vương Nghị đã nói rõ rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép bàn về các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực tại thượng đỉnh G20.
“Nhiệm vụ chính của G20 là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Vương Nghị nói. “Nếu một số thành viên muốn thảo luận những vấn đề không liên quan đến nền kinh tế thế giới nhằm mục đích gia tăng căng thẳng, thì chúng tôi sẽ không cho phép điều đó được diễn ra”.