Trung Quốc sẽ nghiêm trị người tiết lộ tin mật
Cơ quan Thống kê Trung Quốc hôm nay đã lên án việc tiết lộ thông tin kinh tế và cho hay, những ai có liên quan sẽ bị nghiêm trị
Cơ quan Thống kê Trung Quốc hôm nay (16/4) đã lên án việc tiết lộ thông tin kinh tế và cho hay, những ai có liên quan sẽ bị nghiêm trị. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các số liệu kinh tế chính thức được công bố hôm qua (15/4) khớp với những tin đồn phát tán trên thị trường trước đó.
"Chúng tôi tin tưởng, bất cứ hành vi trái pháp luật nào cũng sẽ bị luật pháp trừng trị", Sheng Laiyun, phát ngôn viên của cơ quan trên, tuyên bố tại Bắc Kinh. "Những ai phát tán bí mật quốc gia trên Internet và các mạng lưới thông tin công cộng khác sẽ phải chịu trách nhiệm".
Hôm qua, Trung Quốc công bố một loạt chỉ số kinh tế tháng 3 và quý 1 bao gồm tăng trưởng GDP, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng tới 9,7% trong quý 1, vượt dự báo của giới phân tích, trong khi lạm phát tháng 3 tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, nhịp tăng nhanh nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Trước đó, trang web của hãng truyền hình vệ tinh Phoenix của Hồng Kông đã công bố 10 chỉ số kinh tế, được dẫn từ một nguồn tin giấu tên. Điều đáng chú ý là 9/10 chỉ số này trùng khớp với các số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố sau đó. Phoenix từ chối bình luận về sự việc.
“Các số liệu kinh tế đã được truyền bá rộng rãi trong bộ máy của Trung Quốc ngay trước khi chúng được công bố", Brian Jackson, một chiến lược gia về các thị trường mới nổi thuộc ngân hàng Royal Bank of Canada chi nhánh Hồng Kông, nhận định. “Độ chính xác của những tin đồn trên thị trường thời gian gần đây làm người ta phải lo ngại về tính thống nhất của tiến trình xử lý thông tin".
Phát biểu tại Bắc Kinh, ông Sheng nói, các bộ ngành thuộc Chính phủ, các viện và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật quốc gia. Cơ quan này đang nghiên cứu các biện pháp để cải tạo hệ thống, bao gồm việc rút ngắn khung thời gian giữa việc nghiên cứu và công bố thông tin nhằm giảm thiểu nguy cơ.
Đây là lần thứ 5 trong vòng 6 tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng chính xác đã được phát tán trên thị trường và được truyền thông đưa tin trước khi được công bố chính thức. Điều này đã trở thành một trong những dữ kiện được săn lùng nhiều nhất, do Trung Quốc đang trong cuộc chiến chống lạm phát, vốn đã nhảy vọt trong tháng 3 lên mức cao nhất 32 tháng.
"Chúng tôi tin tưởng, bất cứ hành vi trái pháp luật nào cũng sẽ bị luật pháp trừng trị", Sheng Laiyun, phát ngôn viên của cơ quan trên, tuyên bố tại Bắc Kinh. "Những ai phát tán bí mật quốc gia trên Internet và các mạng lưới thông tin công cộng khác sẽ phải chịu trách nhiệm".
Hôm qua, Trung Quốc công bố một loạt chỉ số kinh tế tháng 3 và quý 1 bao gồm tăng trưởng GDP, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng tới 9,7% trong quý 1, vượt dự báo của giới phân tích, trong khi lạm phát tháng 3 tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, nhịp tăng nhanh nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Trước đó, trang web của hãng truyền hình vệ tinh Phoenix của Hồng Kông đã công bố 10 chỉ số kinh tế, được dẫn từ một nguồn tin giấu tên. Điều đáng chú ý là 9/10 chỉ số này trùng khớp với các số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố sau đó. Phoenix từ chối bình luận về sự việc.
“Các số liệu kinh tế đã được truyền bá rộng rãi trong bộ máy của Trung Quốc ngay trước khi chúng được công bố", Brian Jackson, một chiến lược gia về các thị trường mới nổi thuộc ngân hàng Royal Bank of Canada chi nhánh Hồng Kông, nhận định. “Độ chính xác của những tin đồn trên thị trường thời gian gần đây làm người ta phải lo ngại về tính thống nhất của tiến trình xử lý thông tin".
Phát biểu tại Bắc Kinh, ông Sheng nói, các bộ ngành thuộc Chính phủ, các viện và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật quốc gia. Cơ quan này đang nghiên cứu các biện pháp để cải tạo hệ thống, bao gồm việc rút ngắn khung thời gian giữa việc nghiên cứu và công bố thông tin nhằm giảm thiểu nguy cơ.
Đây là lần thứ 5 trong vòng 6 tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng chính xác đã được phát tán trên thị trường và được truyền thông đưa tin trước khi được công bố chính thức. Điều này đã trở thành một trong những dữ kiện được săn lùng nhiều nhất, do Trung Quốc đang trong cuộc chiến chống lạm phát, vốn đã nhảy vọt trong tháng 3 lên mức cao nhất 32 tháng.