Trung Quốc tăng lãi suất Nhân dân tệ
Ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất đồng Nhân dân tệ thêm 0,27%
Ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất đồng Nhân dân tệ thêm 0,27%.
Theo đó, mức lãi suất mới mà Trung Quốc áp dụng từ 18/3 sẽ là 2,79% đối với các khoản tiết kiệm và 6,39% đối với các khoản vay ngân hàng.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tăng lãi suất trong năm nay, sau khi tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5% 2 lần nhằm kiềm chế việc các ngân hàng thương mại cho vay ồ ạt.
Tháng 8 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tăng lãi suất tiết kiệm và cho vay với mức tăng 0,27%.
Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, việc tăng lãi suất sẽ giúp kiểm soát tốc độ tăng trưởng của đầu tư và cho vay, duy trì sự ổn định của giá cả và thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lành mạnh của nền kinh tế.
Tang Min, một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Trung Quốc cho biết: “Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương cho thấy mối lo ngại đối với xu hướng tăng cao của tỷ lệ lạm phát và một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng”.
Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 10,7% vào năm ngoái, năm thứ 4 liên tiếp nền kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 2 con số, kết quả của tăng trưởng đầu tư và thương mại một cách chóng mặt. Cả đầu tư và thương mại của Trung Quốc đều tăng ở mức 24% trong năm 2006.
Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ giữ chỉ số tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 3% trong năm nay. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng lên tới 2,7% trong tháng 2 vừa qua và được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng thêm.
Qin Chijiang, Phó tổng thư ký Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Trung Quốc nói: “Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách cân bằng trong bối cảnh những vấn đề nghiêm trọng của tính thanh khoản quá cao đang ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế”.
Theo một báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, nước này sẽ thực hiện một loạt biện pháp tiền tệ bao gồm phát hành trái phiếu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất để điều chỉnh các nguồn cung tiền và tín dụng nhằm giải quyết các vấn đề về tính thanh khoản quá cao trong hệ thống ngân hàng.
Yin Jianfeng, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 1 và tháng 2 vừa qua đã có tác dụng trong việc điều tiết lượng cho vay của các ngân hàng nhưng không thể kiềm chế được việc cho vay quá nhiều. Tăng lãi suất sẽ giúp điều chỉnh được các nguồn cung tiền và tín dụng”.
Theo chuyên gia Tang Min, mức tăng lãi suất 0,27% lần này chỉ là “một sự điều chỉnh nhỏ” và sẽ không là điểm dừng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong việc áp dụng các chính sách kiểm soát tiền tệ.
Chuyên gia này cho biết, Ngân hàng Trung ương thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng quá cao và các áp lực lạm phát vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả tăng lãi suất, sẽ được tiến hành một khi áp lực lạm phát tăng lên.
Cũng theo chuyên gia này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thường tăng lãi suất ở mức 0,27% vì nếu điều chỉnh quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường.
Một mức tăng lãi suất quá cao sẽ khiến các quỹ nhàn rỗi ở nước ngoài đổ xô đến Trung Quốc trong khi mục tiêu của biện pháp này lại là giảm tính thanh khoản quá cao và kiềm chế tăng trưởng quá nóng của đầu tư.
Theo đó, mức lãi suất mới mà Trung Quốc áp dụng từ 18/3 sẽ là 2,79% đối với các khoản tiết kiệm và 6,39% đối với các khoản vay ngân hàng.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tăng lãi suất trong năm nay, sau khi tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5% 2 lần nhằm kiềm chế việc các ngân hàng thương mại cho vay ồ ạt.
Tháng 8 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tăng lãi suất tiết kiệm và cho vay với mức tăng 0,27%.
Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, việc tăng lãi suất sẽ giúp kiểm soát tốc độ tăng trưởng của đầu tư và cho vay, duy trì sự ổn định của giá cả và thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lành mạnh của nền kinh tế.
Tang Min, một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Trung Quốc cho biết: “Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương cho thấy mối lo ngại đối với xu hướng tăng cao của tỷ lệ lạm phát và một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng”.
Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 10,7% vào năm ngoái, năm thứ 4 liên tiếp nền kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 2 con số, kết quả của tăng trưởng đầu tư và thương mại một cách chóng mặt. Cả đầu tư và thương mại của Trung Quốc đều tăng ở mức 24% trong năm 2006.
Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ giữ chỉ số tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 3% trong năm nay. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng lên tới 2,7% trong tháng 2 vừa qua và được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng thêm.
Qin Chijiang, Phó tổng thư ký Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Trung Quốc nói: “Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách cân bằng trong bối cảnh những vấn đề nghiêm trọng của tính thanh khoản quá cao đang ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế”.
Theo một báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, nước này sẽ thực hiện một loạt biện pháp tiền tệ bao gồm phát hành trái phiếu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất để điều chỉnh các nguồn cung tiền và tín dụng nhằm giải quyết các vấn đề về tính thanh khoản quá cao trong hệ thống ngân hàng.
Yin Jianfeng, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 1 và tháng 2 vừa qua đã có tác dụng trong việc điều tiết lượng cho vay của các ngân hàng nhưng không thể kiềm chế được việc cho vay quá nhiều. Tăng lãi suất sẽ giúp điều chỉnh được các nguồn cung tiền và tín dụng”.
Theo chuyên gia Tang Min, mức tăng lãi suất 0,27% lần này chỉ là “một sự điều chỉnh nhỏ” và sẽ không là điểm dừng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong việc áp dụng các chính sách kiểm soát tiền tệ.
Chuyên gia này cho biết, Ngân hàng Trung ương thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng quá cao và các áp lực lạm phát vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả tăng lãi suất, sẽ được tiến hành một khi áp lực lạm phát tăng lên.
Cũng theo chuyên gia này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thường tăng lãi suất ở mức 0,27% vì nếu điều chỉnh quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường.
Một mức tăng lãi suất quá cao sẽ khiến các quỹ nhàn rỗi ở nước ngoài đổ xô đến Trung Quốc trong khi mục tiêu của biện pháp này lại là giảm tính thanh khoản quá cao và kiềm chế tăng trưởng quá nóng của đầu tư.