Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan” trong chuyện tỷ giá
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, nước này đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong điều chỉnh tỷ giá
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng, nước này đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ.
Theo ông Chu Tiểu Xuyên, việc tăng giá đồng nội tệ sẽ làm lợi cho các nhà nhập khẩu trong nước, nhưng lại khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bất bình.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ tờ Shanghai Securities News của Trung Quốc cho hay, trong nhận định đăng tải trên tờ báo này, người đứng đầu PBoC cho biết, tất cả những động thái chính sách gần đây của PBoC đều nhằm tạo ra sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột.
“Phần lớn các ngân hàng trung ương đều tiến thoái lưỡng nan trong chính sách tiền tệ. Họ chỉ có trong tay những công cụ giới hạn, nhưng phải cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của mọi nhóm lợi ích khác nhau”, ông Chu Tiểu Xuyên nói.
“Lấy chuyện tỷ giá làm ví dụ. Nếu tỷ giá tăng, các nhà xuất khẩu có thể sẽ phàn nàn, trong khi các nhà nhập khẩu cho đó là tin tốt… Ở đây luôn luôn có sự đánh đổi”, Thống đốc PBoC phát biểu.
Ông Chu Tiểu Xuyên không đưa ra bất kỳ một tín hiệu nào về đâu là điểm cân bằng trong chính sách tỷ giá của nước này. Tuy nhiên, theo Reuters, diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc có thể hãm tốc độ tăng tỷ giá trong năm tới.
Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ vào tháng 6 tới nay, PBoC đã cho phép đồng tiền này tăng giá 2,4% so với USD. Giới đầu tư dự báo, tốc độ tăng giá của Nhân dân tệ sẽ còn chậm hơn trong năm 2011. Các hợp đồng Nhân dân tệ kỳ hạn trên thị trường quốc tế đánh cược đồng tiền này chỉ tăng giá thêm 2,2% trong 12 tháng tới.
Trong số các cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, PBoC vẫn được xem là một cơ quan ủng hộ khá mạnh đối với việc tăng giá Nhân dân tệ, trong khi Bộ Thương mại nước này được cho là cơ quan phản đối nhiều nhất chủ trương này.
Sở dĩ có thực tế này là do PBoC đề cao mục tiêu chống lạm phát nhưng không muốn phải điều chỉnh lãi suất quá mạnh, còn Bộ Thương mại Trung Quốc muốn bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu.
Theo ông Chu Tiểu Xuyên, việc tăng giá đồng nội tệ sẽ làm lợi cho các nhà nhập khẩu trong nước, nhưng lại khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bất bình.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ tờ Shanghai Securities News của Trung Quốc cho hay, trong nhận định đăng tải trên tờ báo này, người đứng đầu PBoC cho biết, tất cả những động thái chính sách gần đây của PBoC đều nhằm tạo ra sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột.
“Phần lớn các ngân hàng trung ương đều tiến thoái lưỡng nan trong chính sách tiền tệ. Họ chỉ có trong tay những công cụ giới hạn, nhưng phải cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của mọi nhóm lợi ích khác nhau”, ông Chu Tiểu Xuyên nói.
“Lấy chuyện tỷ giá làm ví dụ. Nếu tỷ giá tăng, các nhà xuất khẩu có thể sẽ phàn nàn, trong khi các nhà nhập khẩu cho đó là tin tốt… Ở đây luôn luôn có sự đánh đổi”, Thống đốc PBoC phát biểu.
Ông Chu Tiểu Xuyên không đưa ra bất kỳ một tín hiệu nào về đâu là điểm cân bằng trong chính sách tỷ giá của nước này. Tuy nhiên, theo Reuters, diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc có thể hãm tốc độ tăng tỷ giá trong năm tới.
Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ vào tháng 6 tới nay, PBoC đã cho phép đồng tiền này tăng giá 2,4% so với USD. Giới đầu tư dự báo, tốc độ tăng giá của Nhân dân tệ sẽ còn chậm hơn trong năm 2011. Các hợp đồng Nhân dân tệ kỳ hạn trên thị trường quốc tế đánh cược đồng tiền này chỉ tăng giá thêm 2,2% trong 12 tháng tới.
Trong số các cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, PBoC vẫn được xem là một cơ quan ủng hộ khá mạnh đối với việc tăng giá Nhân dân tệ, trong khi Bộ Thương mại nước này được cho là cơ quan phản đối nhiều nhất chủ trương này.
Sở dĩ có thực tế này là do PBoC đề cao mục tiêu chống lạm phát nhưng không muốn phải điều chỉnh lãi suất quá mạnh, còn Bộ Thương mại Trung Quốc muốn bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu.