Trung Quốc tìm lời giải nhiều vấn đề kinh tế - xã hội
Ô nhiễm môi trường và việc thiếu tài nguyên cơ bản phục vụ phát triển kinh tế ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm tại Trung Quốc
Kỳ họp thứ 5 Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) vừa khai mạc ngày 5/3 tại Bắc Kinh, với sự tham dự của gần 29.000 đại biểu.
Kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng, phát triển nông thôn, giảm ô nhiễm, giảm thất nghiệp... là những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc được bàn thảo và giải quyết tại kỳ họp lần này.
Khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra báo cáo tập trung vào chiến lược phát triển kinh tế hài hòa của Chính phủ Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc chú trọng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, kiềm chế tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% trong năm 2007...
Cải thiện cơ bản tình hình kinh tế-xã hội
Trong báo cáo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết giảm bớt phân cấp giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, tạo thêm ít nhất 9 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này ở mức 4,6%; duy trì vật giá cơ bản ổn định; mức tăng giá sinh hoạt khống chế ở 3%; cải thiện tình trạng mất cân bằng thu chi quốc tế.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn để giảm bớt mức độ ô nhiễm, và gia tăng quỹ dành cho y tế, giáo dục.
Cụ thể, sẽ đầu tư 391,7 tỷ Nhân dân tệ cho công tác "tam nông" (nông nghiệp, nông dân và nông thôn); 201,9 tỷ Nhân dân tệ để phát triển hệ thống an sinh xã hội; 223,5 tỷ Nhân dân tệ cho chương trình phổ cập giáo dục ở nông thôn, và 10,1 tỷ Nhân dân tệ cho việc mở rộng hệ thống chăm sóc y tế tới 80% các khu vực nông thôn.
Thủ tướng Trung Quốc cũng kêu gọi nỗ lực lớn hơn để bảo vệ môi trường, sau khi Trung Quốc đã không hoàn tất mục tiêu cải thiện mức độ ô nhiễm trong năm ngoái.
Ông nhấn mạnh sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước trong các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, thể thao và trao đổi dân gian, đồng thời xây dựng hình ảnh một nước Trung Quốc hòa bình, dân chủ, văn minh và tiến bộ.
Ngày 6/3, trong buổi làm việc với các đại biểu dự kỳ họp, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã trình bày nhận xét đối với trọng tâm công tác của Chính phủ.
Ông khẳng định: "Phải thuận theo nguyện vọng mong muốn đi lên con đường khá giả. Phải tăng cường hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy tăng thêm thu nhập cho nông dân, đào tạo nông dân mới”.
Mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống mức 8% của Quốc hội Trung Quốc đã nhận được sự đồng tình của đông đảo nhân dân và các đại biểu Quốc hội.
Những nhiệm vụ khó khăn
Chương trình nghị sự của kỳ họp này còn xem xét hai dự thảo văn bản luật quan trọng là Luật về quyền sở hữu tài sản và Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều đạo luật khác cũng được ban hành.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, luật thuế ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài sẽ được thông qua. Các khó khăn chủ yếu hiện nay đối với các khu vực phát triển công nghệ và kinh tế quốc dân chính là vấn đề thuế, vốn không giống nhau giữa các thành phần kinh tế tại nước này.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng vừa cho biết sẽ ra cơ chế mới nhằm giúp các khu vực phát triển công nghệ và kinh tế quốc dân vượt qua các khó khăn hiện nay để tiếp tục phát triển.
Ở thời điểm hiện nay, mặc dù thế và lực của Trung Quốc đã mạnh lên rất nhiều, song Trung Quốc cũng đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức.
Các vấn đề như: tài nguyên, môi trường; hố sâu ngăn cách giàu nghèo vẫn có xu hướng gia tăng; sức ép dân số, việc làm; sức ép về việc phải nâng cao trình độ cạnh tranh sau khi gia nhập WTO... đang đặt ra những nhiệm vụ khó khăn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ô nhiễm môi trường và việc thiếu tài nguyên cơ bản phục vụ phát triển kinh tế ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm tại Trung Quốc. Về dầu mỏ, đến năm 2010, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu...
Kế hoạch khống chế tăng trưởng kinh tế ở mức 8% trong năm nay cũng khó có thể thành hiện thực, trong bối cảnh nền kinh tế nước này gần đây liên tục tăng trưởng vượt dự kiến.
Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,8% năm 2007 và lạm phát sẽ ở tầm 2,4%. Cải thiện thị trường chứng khoán và lành mạnh hoá hệ thống tài chính-ngân hàng, cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Trung Quốc hiện nay.
Sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh 9% ngày 27/2, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ cải thiện thị trường tài chính đang bất ổn của nước này. Đồng thời khẳng định, xây dựng thị trường cổ phiếu và trái phiếu hiện đại để cung cấp nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế của đất nước là một trong những nhiệm vụ chính của Trung Quốc.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang mất dần ưu thế, sau khi gia nhập WTO 5 năm, các chính sách ưu đãi với nhà đầu tư, ưu thế về giá nhân công... của nước này giảm dần...Làm thế nào giữ chân các nhà đầu tư; tăng chất lượng thu hút ĐTNN cũng là nhiệm vụ lớn với Chính phủ Trung Quốc hiện nay.
Về đối ngoại, nhân kỳ họp này, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 5/3 đã trình bản dự thảo Dự toán lên Quốc hội xem xét, cho thấy khoản chi cho ngoại giao của Trung Quốc năm 2007 là 23 tỷ Nhân dân tệ, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, do tăng viện trợ cho châu Phi và các đóng góp cho quốc tế...
Nổi cộm nhất trong đối ngoại của Trung Quốc vẫn là vấn đề Đài Loan. Trong Báo cáo tại kỳ họp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi nguyên tắc "Thống nhất hòa bình và một nước, hai chế độ", ra sức duy trì hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan...
Kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng, phát triển nông thôn, giảm ô nhiễm, giảm thất nghiệp... là những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc được bàn thảo và giải quyết tại kỳ họp lần này.
Khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra báo cáo tập trung vào chiến lược phát triển kinh tế hài hòa của Chính phủ Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc chú trọng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, kiềm chế tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% trong năm 2007...
Cải thiện cơ bản tình hình kinh tế-xã hội
Trong báo cáo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết giảm bớt phân cấp giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, tạo thêm ít nhất 9 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này ở mức 4,6%; duy trì vật giá cơ bản ổn định; mức tăng giá sinh hoạt khống chế ở 3%; cải thiện tình trạng mất cân bằng thu chi quốc tế.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn để giảm bớt mức độ ô nhiễm, và gia tăng quỹ dành cho y tế, giáo dục.
Cụ thể, sẽ đầu tư 391,7 tỷ Nhân dân tệ cho công tác "tam nông" (nông nghiệp, nông dân và nông thôn); 201,9 tỷ Nhân dân tệ để phát triển hệ thống an sinh xã hội; 223,5 tỷ Nhân dân tệ cho chương trình phổ cập giáo dục ở nông thôn, và 10,1 tỷ Nhân dân tệ cho việc mở rộng hệ thống chăm sóc y tế tới 80% các khu vực nông thôn.
Thủ tướng Trung Quốc cũng kêu gọi nỗ lực lớn hơn để bảo vệ môi trường, sau khi Trung Quốc đã không hoàn tất mục tiêu cải thiện mức độ ô nhiễm trong năm ngoái.
Ông nhấn mạnh sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước trong các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, thể thao và trao đổi dân gian, đồng thời xây dựng hình ảnh một nước Trung Quốc hòa bình, dân chủ, văn minh và tiến bộ.
Ngày 6/3, trong buổi làm việc với các đại biểu dự kỳ họp, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã trình bày nhận xét đối với trọng tâm công tác của Chính phủ.
Ông khẳng định: "Phải thuận theo nguyện vọng mong muốn đi lên con đường khá giả. Phải tăng cường hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy tăng thêm thu nhập cho nông dân, đào tạo nông dân mới”.
Mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống mức 8% của Quốc hội Trung Quốc đã nhận được sự đồng tình của đông đảo nhân dân và các đại biểu Quốc hội.
Những nhiệm vụ khó khăn
Chương trình nghị sự của kỳ họp này còn xem xét hai dự thảo văn bản luật quan trọng là Luật về quyền sở hữu tài sản và Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều đạo luật khác cũng được ban hành.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, luật thuế ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài sẽ được thông qua. Các khó khăn chủ yếu hiện nay đối với các khu vực phát triển công nghệ và kinh tế quốc dân chính là vấn đề thuế, vốn không giống nhau giữa các thành phần kinh tế tại nước này.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng vừa cho biết sẽ ra cơ chế mới nhằm giúp các khu vực phát triển công nghệ và kinh tế quốc dân vượt qua các khó khăn hiện nay để tiếp tục phát triển.
Ở thời điểm hiện nay, mặc dù thế và lực của Trung Quốc đã mạnh lên rất nhiều, song Trung Quốc cũng đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức.
Các vấn đề như: tài nguyên, môi trường; hố sâu ngăn cách giàu nghèo vẫn có xu hướng gia tăng; sức ép dân số, việc làm; sức ép về việc phải nâng cao trình độ cạnh tranh sau khi gia nhập WTO... đang đặt ra những nhiệm vụ khó khăn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ô nhiễm môi trường và việc thiếu tài nguyên cơ bản phục vụ phát triển kinh tế ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm tại Trung Quốc. Về dầu mỏ, đến năm 2010, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu...
Kế hoạch khống chế tăng trưởng kinh tế ở mức 8% trong năm nay cũng khó có thể thành hiện thực, trong bối cảnh nền kinh tế nước này gần đây liên tục tăng trưởng vượt dự kiến.
Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,8% năm 2007 và lạm phát sẽ ở tầm 2,4%. Cải thiện thị trường chứng khoán và lành mạnh hoá hệ thống tài chính-ngân hàng, cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Trung Quốc hiện nay.
Sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh 9% ngày 27/2, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ cải thiện thị trường tài chính đang bất ổn của nước này. Đồng thời khẳng định, xây dựng thị trường cổ phiếu và trái phiếu hiện đại để cung cấp nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế của đất nước là một trong những nhiệm vụ chính của Trung Quốc.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang mất dần ưu thế, sau khi gia nhập WTO 5 năm, các chính sách ưu đãi với nhà đầu tư, ưu thế về giá nhân công... của nước này giảm dần...Làm thế nào giữ chân các nhà đầu tư; tăng chất lượng thu hút ĐTNN cũng là nhiệm vụ lớn với Chính phủ Trung Quốc hiện nay.
Về đối ngoại, nhân kỳ họp này, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 5/3 đã trình bản dự thảo Dự toán lên Quốc hội xem xét, cho thấy khoản chi cho ngoại giao của Trung Quốc năm 2007 là 23 tỷ Nhân dân tệ, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, do tăng viện trợ cho châu Phi và các đóng góp cho quốc tế...
Nổi cộm nhất trong đối ngoại của Trung Quốc vẫn là vấn đề Đài Loan. Trong Báo cáo tại kỳ họp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi nguyên tắc "Thống nhất hòa bình và một nước, hai chế độ", ra sức duy trì hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan...