Trung tâm hành chính quốc gia dưới góc nhìn phong thủy
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho rằng nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí" thì chân Ba Vì không thể là nơi "tụ khí"
Đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí" thì chân Ba Vì không thể là nơi "tụ khí". Đặt trung tâm hành chính quốc gia ở chân Ba Vì là chúng ta xây một "Ẩn Long", không còn là Thăng Long nữa.
Đó là quan điểm của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nguyên chuyên viên Viện Kiến trúc đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), người từng có 40 năm trong nghề kiến trúc cảnh quan, chuyên nghiên cứu khoa học phong thủy.
Trò chuyện với VnEconomy, bà Trần Thanh Vân nhìn nhận, phong thủy không phải là vấn đề mê tín, tâm linh, mà một khoa học thực sự, liên quan đến mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên. Trong quy hoạch xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch nên xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Cơ sở khoa học đó đã được vua Lý Thái Tổ chỉ ra trong chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, với mong muốn kinh đô phải ở thế tựa núi, nhìn sông, để "rồng cuộn, hổ chầu".
Với Thủ đô Hà Nội xưa và nay, yếu tố phong thủy nhìn chung được thể hiện như thế nào, theo bà?
Sau 1.000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là dân số đã phát triển lên gấp rất nhiều lần thời điểm năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn lớn, khiến chúng ta phải chật vật xoay xở theo kiểu khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1.600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm màu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê, còn mùa khô thì dòng sông cạn kiệt, đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.
Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3.344 km2, đó là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch cần vận dụng sự hiểu biết tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.
Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số nhìn chung ít và kinh thành Thăng Long không có nhiều thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.
Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí", thì vùng này là nợi "tụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.
Đặc biệt góc Tây Nam là bến Hồng Tân - khu vực chợ Bưởi ngày nay - là ngã ba "tam hợp", nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập.
Từ đầu thế kỷ 19, kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội - đô thị hành chính phục vụ chính quyền bảo hộ - xuất hiện. Sông Tô Lịch bị thu hẹp, ngã ba "tam hợp" bị xóa, trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê - Trịnh trở thành hồ Hoàn Kiếm, còn hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm.
Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ hồ Tây là một "đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.
Đề xuất về địa điểm xây dựng trung tâm hành chính quốc gia gần chân núi Ba Vì đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bà nghĩ sao về đề xuất này?
Đến nay, qua 4 lần báo cáo, dễ nhận thấy trong đồ án quy hoạch Hà Nội có một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà khoa học quan tâm là trong đồ án quy hoạch này, khu vực tạm gọi là "hoàng thành" nằm ở đâu?
Ai cũng biết rằng, ngày xưa, hoàng thành là nơi vua ở, là bộ mặt của đất nước. Ngày nay không có vua, nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được.
Chính vì vậy, nó phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có "hoàng thành" xứng đáng.
Tôi xin nhắc lại, theo phong thủy, đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi tụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt trung tâm hành chính quốc gia ở chân Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.
Vậy theo bà, nếu nhìn bằng "con mắt" phong thủy thì trung tâm hành chính quốc gia nên đặt ở đâu?
Theo một số chuyên gia về phong thủy - kiến trúc, việc chọn đất xây dựng "hoàng thành" nên xem xét một trong hai khả năng sau.
Khả năng thứ nhất là chọn nơi tụ khí linh thiêng và nơi địa tầng ổn định. Nơi tụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Đáng tiếc là khu vực Tây Hồ Tây, thuộc phường Xuân La, đã được Hà Nội duyệt xây khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thự do Hàn Quốc đầu tư trên diện tích 210 ha. Khả năng thứ hai là chọn nơi ổn định, địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo sự trường tồn. Đó có thể là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy.
Đó là quan điểm của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nguyên chuyên viên Viện Kiến trúc đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), người từng có 40 năm trong nghề kiến trúc cảnh quan, chuyên nghiên cứu khoa học phong thủy.
Trò chuyện với VnEconomy, bà Trần Thanh Vân nhìn nhận, phong thủy không phải là vấn đề mê tín, tâm linh, mà một khoa học thực sự, liên quan đến mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên. Trong quy hoạch xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch nên xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Cơ sở khoa học đó đã được vua Lý Thái Tổ chỉ ra trong chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, với mong muốn kinh đô phải ở thế tựa núi, nhìn sông, để "rồng cuộn, hổ chầu".
Với Thủ đô Hà Nội xưa và nay, yếu tố phong thủy nhìn chung được thể hiện như thế nào, theo bà?
Sau 1.000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là dân số đã phát triển lên gấp rất nhiều lần thời điểm năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn lớn, khiến chúng ta phải chật vật xoay xở theo kiểu khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1.600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm màu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê, còn mùa khô thì dòng sông cạn kiệt, đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.
Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3.344 km2, đó là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch cần vận dụng sự hiểu biết tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.
Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số nhìn chung ít và kinh thành Thăng Long không có nhiều thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.
Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí", thì vùng này là nợi "tụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.
Đặc biệt góc Tây Nam là bến Hồng Tân - khu vực chợ Bưởi ngày nay - là ngã ba "tam hợp", nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập.
Từ đầu thế kỷ 19, kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội - đô thị hành chính phục vụ chính quyền bảo hộ - xuất hiện. Sông Tô Lịch bị thu hẹp, ngã ba "tam hợp" bị xóa, trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê - Trịnh trở thành hồ Hoàn Kiếm, còn hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm.
Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ hồ Tây là một "đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.
Đề xuất về địa điểm xây dựng trung tâm hành chính quốc gia gần chân núi Ba Vì đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bà nghĩ sao về đề xuất này?
Đến nay, qua 4 lần báo cáo, dễ nhận thấy trong đồ án quy hoạch Hà Nội có một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà khoa học quan tâm là trong đồ án quy hoạch này, khu vực tạm gọi là "hoàng thành" nằm ở đâu?
Ai cũng biết rằng, ngày xưa, hoàng thành là nơi vua ở, là bộ mặt của đất nước. Ngày nay không có vua, nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được.
Chính vì vậy, nó phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có "hoàng thành" xứng đáng.
Tôi xin nhắc lại, theo phong thủy, đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi tụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt trung tâm hành chính quốc gia ở chân Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.
Vậy theo bà, nếu nhìn bằng "con mắt" phong thủy thì trung tâm hành chính quốc gia nên đặt ở đâu?
Theo một số chuyên gia về phong thủy - kiến trúc, việc chọn đất xây dựng "hoàng thành" nên xem xét một trong hai khả năng sau.
Khả năng thứ nhất là chọn nơi tụ khí linh thiêng và nơi địa tầng ổn định. Nơi tụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Đáng tiếc là khu vực Tây Hồ Tây, thuộc phường Xuân La, đã được Hà Nội duyệt xây khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thự do Hàn Quốc đầu tư trên diện tích 210 ha. Khả năng thứ hai là chọn nơi ổn định, địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo sự trường tồn. Đó có thể là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy.