Từ “email Chủ tịch” đến “fanpage Bộ trưởng”
Ngày càng nhiều chính khách Việt Nam sử dụng email và mạng xã hội để tạo ra kênh tiếp xúc, đối thoại với người dân
Tuần trước, để chuẩn bị tư liệu cho bài viết này, VnEconomy đã thử gửi một email đề nghị phỏng vấn đến hộp thư huynhductho@danang.gov.vn.
Đây là hộp thư của ông Huỳnh Đức Thơ, tân Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Việc gửi email để phỏng vấn là hoạt động nghiệp vụ thông thường, tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn biết là, liệu hộp thư này có được check và trả lời thường xuyên.
Một tháng trước, khi nhậm chức Chủ tịch Đà Nẵng, ông Thơ đồng thời công bố hộp thư của mình, như là một cầu nối để “gần dân”. Việc công bố email được mô tả là để “công khai nối kết thông tin giữa lãnh đạo địa phương cùng giới báo chí truyền thông và cộng đồng xã hội, nhằm tạo mối quan hệ tương tác minh bạch và kịp thời hơn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn”.
Còn khi trả lời báo chí mới đây, ông Thơ cho rằng, “dân không vào được nơi tôi ngồi vì phải qua nhiều cửa, nhiều tầng nấc, nhưng tôi mở email tức là tôi đã nghe được tiếng nói của người dân, mở cánh cửa để người dân vào gặp mình”.
4 ngày sau khi VnEconomy gửi email đề nghị phỏng vấn, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã có email phản hồi. Cho dù thông tin chưa được đầy đủ như kỳ vọng, điều quan trọng hơn rất nhiều chính là niềm tin rằng “email Chủ tịch” không phải chỉ là chuyện xã giao chính trị.
Bức email đó cũng là một trong số 40-50 email bình quân mỗi ngày Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ nhận được. Số lượng lớn khiến cho ông phải “có lúc mở email đọc rồi xử lý, còn lúc bận quá thì thư ký mở, in ra cho tôi đọc và xử lý ngay”.
Câu chuyện fanpage trên mạng xã hội Facebook của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng rất đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay. Tuy xuất hiện trước đó một thời gian, song phải đến ngày 28/2/2015, Bộ Y tế mới có văn bản chính thức xác nhận sự tồn tại chính thức của trang này.
Ngày 11/3, hai tuần sau khi công bố fanpage, Bộ trưởng Kim Tiến trong một bài viết của mình cho biết fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế đã “nhận được khoảng gần 800 câu hỏi” và “tôi và các đồng sự đã trả lời khoảng 50%, số còn lại hiện đang xử lý theo quy trình”.
“Chúng tôi luôn đặt quyền lợi của người dân lên trên khi xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, qua trang fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế và trang cá nhân, tôi rất vui mừng nhận được những câu hỏi, góp y, tâm tư, nguyện vọng của các bạn”, Bộ trưởng viết.
Cũng với thông điệp này, nếu được phát biểu trên các diễn đàn chính thức, trong các bài phát biểu chính thức, nhiều khả năng sẽ không nhận được nhiều tiếng vỗ tay đồng lòng. Cho nên, dù “thấp điểm” trong các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dường như đang lấy lại được khá nhiều thiện cảm từ công chúng qua kênh Facebook.
Vẫn thông điệp này, bà viết bằng ngôn ngữ khá dí dỏm: “Ủng hộ ngành y tế có nghĩa là ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ con người, trong đó có sức khoẻ của chính bản thân mình - vốn quý nhất của cuộc đời này. (Yêu gì thì nhận được điều đó)”!
Trước đó, trong thời khắc giao thừa, Bộ trưởng Kim Tiến lên Facebook viết lời chúc Tết lên “tường” của mình, khá mộc mạc, giản dị. Cho dù nhận được nhiều “comment” cả ủng hộ lẫn chỉ trích, bà cũng đã ít nhiều cho thấy hình ảnh một chính khách trẻ trung, biết lắng nghe, biết sử dụng mạng xã hội để chuyển tải thông điệp, và cũng sẵn sàng đón nhận cả những lời nghịch nhĩ.
Tết vừa qua cũng là dịp để nhiều chính khách khác thể hiện sự gần gũi. Ông Thân Đức Nam, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã xuất hiện trên Facebook với lời chúc Tết nhẹ nhàng. Dịp đó, ông Nam chọn khăn đóng áo the, gợi một hình ảnh khá gần gũi về Tết cổ truyền.
Hàng ngày, khi tham gia các sự kiện quan trọng, ông Nam cũng thường xuyên “cập nhật” hình ảnh của mình. Tham gia Facebook từ 2009, ông Nam hiện đã có hàng trăm bức ảnh trên tài khoản riêng và tài khoản này cũng đã nhận được tới gần 3.500 “like”.
Việc các chính khách sử dụng mạng xã hội đã không còn xa lạ trên thế giới, và dường như đang trở nên quen thuộc dần tại Việt Nam. Trong một bài viết gần đây, LS. Nguyễn Văn Đức (Công ty Luật Kinh Luân) cho rằng điều này thể hiện sự thay đổi đáng chú ý trong phương thức quản lý, điều hành từ cách truyền thống (tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua người đại diện) đến cách tiếp cận mềm bằng mạng xã hội.
Điều này sẽ giúp khoảng cách giữa cán bộ lãnh đạo với người dân được gần hơn, thông tin trao đổi hai chiều giữa cơ quan nhà nước - người dân sẽ nhanh hơn; sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau cũng từ đó được cải thiện tốt hơn.
“Hy vọng trong năm 2015 sẽ có thêm nhiều vị lãnh đạo cấp cao công khai tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để người dân có điều kiện phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, giúp cho việc thông tin hai chiều giữa người dân với chính quyền được tốt hơn, làm tiền đề cho việc quản lý, điều hành đạt hiệu quả hơn, nhất là khi đất nước chuẩn bị kỷ niệm 30 năm đổi mới”, ông Đức viết.
Đây là hộp thư của ông Huỳnh Đức Thơ, tân Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Việc gửi email để phỏng vấn là hoạt động nghiệp vụ thông thường, tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn biết là, liệu hộp thư này có được check và trả lời thường xuyên.
Một tháng trước, khi nhậm chức Chủ tịch Đà Nẵng, ông Thơ đồng thời công bố hộp thư của mình, như là một cầu nối để “gần dân”. Việc công bố email được mô tả là để “công khai nối kết thông tin giữa lãnh đạo địa phương cùng giới báo chí truyền thông và cộng đồng xã hội, nhằm tạo mối quan hệ tương tác minh bạch và kịp thời hơn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn”.
Còn khi trả lời báo chí mới đây, ông Thơ cho rằng, “dân không vào được nơi tôi ngồi vì phải qua nhiều cửa, nhiều tầng nấc, nhưng tôi mở email tức là tôi đã nghe được tiếng nói của người dân, mở cánh cửa để người dân vào gặp mình”.
4 ngày sau khi VnEconomy gửi email đề nghị phỏng vấn, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã có email phản hồi. Cho dù thông tin chưa được đầy đủ như kỳ vọng, điều quan trọng hơn rất nhiều chính là niềm tin rằng “email Chủ tịch” không phải chỉ là chuyện xã giao chính trị.
Bức email đó cũng là một trong số 40-50 email bình quân mỗi ngày Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ nhận được. Số lượng lớn khiến cho ông phải “có lúc mở email đọc rồi xử lý, còn lúc bận quá thì thư ký mở, in ra cho tôi đọc và xử lý ngay”.
Câu chuyện fanpage trên mạng xã hội Facebook của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng rất đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay. Tuy xuất hiện trước đó một thời gian, song phải đến ngày 28/2/2015, Bộ Y tế mới có văn bản chính thức xác nhận sự tồn tại chính thức của trang này.
Ngày 11/3, hai tuần sau khi công bố fanpage, Bộ trưởng Kim Tiến trong một bài viết của mình cho biết fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế đã “nhận được khoảng gần 800 câu hỏi” và “tôi và các đồng sự đã trả lời khoảng 50%, số còn lại hiện đang xử lý theo quy trình”.
“Chúng tôi luôn đặt quyền lợi của người dân lên trên khi xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, qua trang fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế và trang cá nhân, tôi rất vui mừng nhận được những câu hỏi, góp y, tâm tư, nguyện vọng của các bạn”, Bộ trưởng viết.
Cũng với thông điệp này, nếu được phát biểu trên các diễn đàn chính thức, trong các bài phát biểu chính thức, nhiều khả năng sẽ không nhận được nhiều tiếng vỗ tay đồng lòng. Cho nên, dù “thấp điểm” trong các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dường như đang lấy lại được khá nhiều thiện cảm từ công chúng qua kênh Facebook.
Vẫn thông điệp này, bà viết bằng ngôn ngữ khá dí dỏm: “Ủng hộ ngành y tế có nghĩa là ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ con người, trong đó có sức khoẻ của chính bản thân mình - vốn quý nhất của cuộc đời này. (Yêu gì thì nhận được điều đó)”!
Trước đó, trong thời khắc giao thừa, Bộ trưởng Kim Tiến lên Facebook viết lời chúc Tết lên “tường” của mình, khá mộc mạc, giản dị. Cho dù nhận được nhiều “comment” cả ủng hộ lẫn chỉ trích, bà cũng đã ít nhiều cho thấy hình ảnh một chính khách trẻ trung, biết lắng nghe, biết sử dụng mạng xã hội để chuyển tải thông điệp, và cũng sẵn sàng đón nhận cả những lời nghịch nhĩ.
Tết vừa qua cũng là dịp để nhiều chính khách khác thể hiện sự gần gũi. Ông Thân Đức Nam, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã xuất hiện trên Facebook với lời chúc Tết nhẹ nhàng. Dịp đó, ông Nam chọn khăn đóng áo the, gợi một hình ảnh khá gần gũi về Tết cổ truyền.
Hàng ngày, khi tham gia các sự kiện quan trọng, ông Nam cũng thường xuyên “cập nhật” hình ảnh của mình. Tham gia Facebook từ 2009, ông Nam hiện đã có hàng trăm bức ảnh trên tài khoản riêng và tài khoản này cũng đã nhận được tới gần 3.500 “like”.
Việc các chính khách sử dụng mạng xã hội đã không còn xa lạ trên thế giới, và dường như đang trở nên quen thuộc dần tại Việt Nam. Trong một bài viết gần đây, LS. Nguyễn Văn Đức (Công ty Luật Kinh Luân) cho rằng điều này thể hiện sự thay đổi đáng chú ý trong phương thức quản lý, điều hành từ cách truyền thống (tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua người đại diện) đến cách tiếp cận mềm bằng mạng xã hội.
Điều này sẽ giúp khoảng cách giữa cán bộ lãnh đạo với người dân được gần hơn, thông tin trao đổi hai chiều giữa cơ quan nhà nước - người dân sẽ nhanh hơn; sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau cũng từ đó được cải thiện tốt hơn.
“Hy vọng trong năm 2015 sẽ có thêm nhiều vị lãnh đạo cấp cao công khai tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để người dân có điều kiện phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, giúp cho việc thông tin hai chiều giữa người dân với chính quyền được tốt hơn, làm tiền đề cho việc quản lý, điều hành đạt hiệu quả hơn, nhất là khi đất nước chuẩn bị kỷ niệm 30 năm đổi mới”, ông Đức viết.